Trang chủ Ăn chôm chôm có bị nóng không & Những lưu ý quan trọng khi ăn

Ăn chôm chôm có bị nóng không & Những lưu ý quan trọng khi ăn

Chia sẻ:

Bạn có biết ăn chôm chôm có nóng không? Dù có vị ngọt mát, dễ ăn, tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người lại lo lắng vì sợ nổi mụn. Vậy ăn chôm chôm có nổi mụn không? Hãy tham khảo ngay bài viết này để chôm chôm nóng hay mát bạn nhé.

Chôm chôm là loại quả quen thuộc vào mùa hè
Chôm chôm là loại quả quen thuộc vào mùa hè

1. Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào?

Trước khi tìm hiểu “ăn chôm chôm có nóng không”, bạn cần biết những dưỡng chất tuyệt vời mà chôm chôm mang lại cho cơ thể.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, trung bình trong 100g thịt của quả chôm chôm thì có chứa:

  • Kcal: 82
  • Chất xơ: 0.9g
  • Chất béo: 0.21g
  • Protein: 0.65g
  • Carbohydrate: 20.87g
  • Sắt: 0.35mg
  • Mangan: 0.343mg
  • Kẽm: 0.08mg
  • Canxi: 22mg
  • Magie: 7mg
  • Phốt-pho: 9 mg
  • Kali: 42 mg
  • Natri: 11mg
  • Folate: 8mcg
  • Riboflavin: 0.022mg
  • Thiamin: 0.013mg
  • Vitamin B6: 0.02mg
  • Vitamin C: 4.9 mg

Với hàm lượng các chất như trên, chôm chôm quả thực là một loại trái cây rất dồi dào chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của con người.

2. Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Trong chôm chôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu ăn với lượng vừa đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như:

  • Ngăn ngừa các bệnh về ung thư: Do có chứa hàm lượng chất oxy hóa cao và giàu Vitamin C, giúp làm giảm tổn thương do các gốc tự do gây ra với các tế bào. Từ đó, giúp hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
  • Giúp xương chắc khỏe hơn: Vì trong loại trái cây quen thuộc này có chứa nhiều Canxi – đây là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng giúp xương trở lên chắc khỏe hơn. Hơn thế, hàm lượng photpho được tìm thấy trong chôm chôm cũng giúp phát triển xương và hạn chế lão hóa ở xương.
  • Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn: do thành phần chất xơ trong chôm chôm rất dồi dào giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Qua đó, ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón,…
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân: Trong thành phần của quả chôm chôm có chứa rất nhiều nước và chất xơ, trong khi đó hàm lượng Calo lại thấp. Chính vì vậy, khi ăn vào, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Điều đó sẽ giúp quá trình giảm cân được hiệu quả hơn.
  • Làm cho da trở nên đẹp hơn: Nhờ chứa nhiều nước và các chất chống oxy hóa, ăn chôm chôm giúp làn da trở nên căng mọng hơn và ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm, giảm thiểu hình thành nếp nhăn.
  • Hỗ trợ giảm viêm: Loại quả này có tính sát trùng cao. Vậy nên, khi ăn chôm chôm còn giúp giảm tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ làm lành vết thương một cách hiệu quả.

TOP 20+ Thực phẩm mát gan trị mụn, tự nhiên 100%

3. Ăn chôm chôm có nóng không?

Câu trả lời là KHÔNG. Chôm chôm có hương vị thơm ngon và rất dễ ăn. Thế nhưng nhiều người lại e ngại vì cho rằng loại trái cây này có tính nóng sẽ không tốt cho da.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trái cây chỉ được phân thành hai loại là loại ít đường và loại nhiều đường. Một vài người khi ăn nhiều chôm chôm bị nổi mụn hoặc nhiệt miệng là bởi vì hàm lượng đường trong chôm chôm cao, chứ không phải loại trái cây có tính nóng.

Trên thực tế, khi bạn ăn nhiều loại quả này sẽ làm tăng đường huyết trong máu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể phát triển trên da, gây hình thành mụn nhọt hoặc rôm sảy,…

Chôm chôm là trái cây yêu thích của nhiều người
 Chôm chôm là trái cây yêu thích của nhiều người

4. Ăn chôm chôm có nổi mụn không?

Câu trả lời là . Tác hại của chôm chôm khi ăn quá nhiều là khiến lượng đường trong máu bị tăng cao. Từ đó, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây mụn kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn tích tụ dưới các lỗ chân lông và gây ra tình trạng mụn nhọt.

Ngoài ra, tình trạng nổi mụn khi ăn chôm chôm của từng người sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và lượng chôm chôm mà người đó nạp vào cơ thể.

⇒ Do đó, nếu bạn còn thắc mắc “Ăn nhiều chôm chôm có tốt không” thì câu trả lời là KHÔNG nhé. Vì không tốt cho sức khỏe, làm tăng đường huyết và dễ nổi mụn nhọt.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

5. Cách ăn chôm chôm đúng cách, tránh nổi mụn nhọt

Với đáp án cho câu hỏi “ăn chôm chôm có nóng không” ở trên, để tránh nổi mụn nhọt khi ăn chôm chôm, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • KHÔNG NÊN ăn quá nhiều: vì chôm chôm có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao và dẫn đến nguy cơ bị nổi mụn nhọt. Tốt nhất, mỗi ngày bạn không nên ăn quả 5 quả chôm chôm.
  • Thời điểm ăn chôm chôm: Bạn có thể ăn loại quả này vào bất kì thời gian nào trong ngày nhưng tốt nhất bạn nên ăn loại quả này trước bữa ăn 30 phút để hỗ trợ việc giảm cân và giữ dáng.
  • Người có cơ địa nhạy cảm cần hạn chế ăn: Những người có cơ địa da dễ bị nổi mụn hoặc rôm sảy thì hạn chế ăn chôm chôm vì nó có thể làm cho tình trạng mụn nhọt của bạn trở nên nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.
Chôm chôm là loại quả thơm ngon, nhiều thịt
Chôm chôm là loại quả thơm ngon, nhiều thịt

6. Ăn chôm chôm có béo không?

Câu trả lời là CÓ – Nếu bạn ăn quá nhiều. Theo các nghiên cứu, chôm chôm có hàm lượng calo khá thấp, nhưng lượng đường lại cao.

Khi ăn nhiều chôm chôm, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này không tốt cho hệ miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh như tim, tiểu đường…

7. Những ai KHÔNG nên ăn chôm chôm?

Vậy là biết “ăn chôm chôm có nóng không” ở phần trên. Dù có rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng một số người dưới đây không nên ăn chôm chôm:

  • Những người bị đầy bụng, khó tiêu: Nếu ăn chôm chôm sẽ khiến cho tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Những người có cơ địa hay nóng trong: Trong chôm chôm có nhiều đường, nếu những người có cơ địa ăn chôm chôm sẽ làm cho cơ thể cảm thấy bức bối và khó chịu thêm.
  • Người đang bị mắc bệnh tiểu đường: Nếu ăn loại trái cây này vào thì sẽ làm cho lượng đường trong máu càng tăng cao và gây nguy hiểm cho sức khỏe của người ăn.
  • Những người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy: Do lượng đường trong chôm chôm sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao, khiến nổi mụn nhiều hơn.
  • Những người đang bị béo phì hoặc đang trong chế độ giảm cân: Lượng đường trong chôm chôm cao, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho chế độ giảm cân không hiệu quả.

Hướng dẫn cách chọn mua chôm chôm ngon ngọt “hết nấc”:

8. Mang thai ăn chôm chôm có tốt không?

Đáp án là . Chôm chôm chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi như:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng, giúp bà bầu được khỏe mạnh hơn trong thời gian thai kỳ
  • Cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ do chôm chôm có chứa nhiều nước và chất xơ
  • Hỗ trợ giúp cho da mẹ bầu trở nên mịn màng hơn nhờ các chất chống oxy hóa và vitamin E có trong chôm chôm
  • Tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và thai nhi nhờ hàm lượng vitamin C có trong chôm chôm.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều loại trái cây này vì có thể khiến mẹ bầu gặp phải nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và một số tác dụng phụ khác.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin giúp bạn giải đáp được câu hỏi: ăn chôm chôm có nóng không? Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *