Nhiều người thắc mắc “bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi”? Mụn nhọt để lâu có sao không?… Lại là những câu hỏi mãi không có hồi đáp. Mụn nhọt tái phát nhiều lần dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra những bất tiện và phiền toái trong cuộc sống. Nội dung bài viết dưới đây của Hebora sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng.
- 1. Mụn nhọt là gì?
- 2. Tại sao lại bị nổi mụn nhọt?
- 3. Bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi?
- 4. Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt như thế nào?
- 5. Mụn nhọt có nguy hiểm không?
- 6. Mụn nhọt có tự lành không?
- 7. Bị mụn nhọt phải làm sao?
- 8. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mụn nhọt?
- 9. Những lưu ý khi xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể
- 10. Khi bị nhọt kiêng ăn gì để mau khỏi?
- 11. Các biện pháp phòng ngừa mụn nhọt
1. Mụn nhọt là gì?
Trước khi tìm hiểu “bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi” bạn cần nắm rõ đây là loại mụn như thế nào. Mụn nhọt là khái niệm dùng để chỉ về tình trạng da bị nhiễm trùng và gây ra các nốt sưng, đau, có mủ bên trong, hình thành bên dưới da.
Các loại mụn nhọt thường gặp là:
- Nhọt cụm hoặc nhọt chùm: Thuộc 1 áp xe trong da được gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Sẽ kèm với triệu chứng sốt hoặc lạnh run.
- Mụn bọc: Là loạ mụn hình thành do lỗ chân lông bị bít tắc và nhiễm trùng.
- U nang lông: Thường xuất hiện sau khi bạn ngồi quá lâu.
- Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Hình thành ở vùng nách và bẹn do viêm khu trú các tuyến mồ hôi.
Bài viết tham khảo: Mụn trứng cá như thế nào & Cách điều trị hiệu quả
2. Tại sao lại bị nổi mụn nhọt?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn nhọt là do vi khuẩn Staphylococcus Aureus. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết cắt trên da hoặc vết côn trùng đốt và gây ra tình trạng viêm. Sau khi dịch mủ được tích tụ đủ, chúng sẽ làm nốt mụn sưng lên và nhìn rõ bằng mắt thường.
Một số nguyên nhân khác khiến mụn nhọt xuất hiện như:
- Do có tiếp xúc gần với người bị nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus
- Người có bệnh đái tháo đường
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch
- Chế độ dinh dưỡng kém, không đảm bảo được sức khỏe
- Không vệ sinh da sạch thường xuyên
- Người có vấn đề về da liễu dẫn đến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu như: mụn trứng cá, chàm…
- Do bị nóng trong người
3. Bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi?
Đối với vấn đề này, không có câu trả lời cụ thể. Bởi vì thời gian khỏi mụn nhọt sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:
3.1. Phụ thuộc vào tình trạng mụn
Mụn nhọt mọc đơn lẻ hay mọc thành cụm? Mức độ mụn nặng hay nhẹ? Nguyên nhân gây ra mụn nhọt là gì? Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian chữa khỏi mụn.
Khi đi thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố này để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người.
[KHÁM PHÁ] Các dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng
3.2. Người bệnh có tiến hành điều trị hay không
Mụn nhọt mấy ngày thì khỏi sẽ phụ thuộc vào việc người bệnh có tiến hành điều trị tại các cơ sở y tế hay không. Nếu bạn chọn điều trị tại những cơ sở chuyên khoa sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo thâm trên da.
Ngược lại, nếu bạn tự ý xử lý mụn nhọt tại nhà, thời gian điều trị có thể sẽ kéo dài hơn và khó tránh khỏi nguy cơ để lại sẹo xấu hoặc sẹo lâu lành trên da.
3.3. Quá trình dưỡng bệnh quyết định thời gian hết mụn
Bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống trong quá trình điều trị mụn.
Nếu bạn có một thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng có nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và làm cho da nhanh phục hồi hơn.
Thông thường, đối với những nốt mụn nhọt mọc ở một số vị trí như: mông, đùi, nách, háng và gây sưng đau, kèm theo nhiều mủ thì thời gian để chữa khỏi có thể lên đến 3 tuần.
4. Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt như thế nào?
Thông thường, mụn nhọt sẽ xuất hiện nhiều nhất ở những vị trí dễ đổ mồ hôi hoặc thường xuyên cọ xát vào nhau như: đùi, nách, mặt, mông, sau cổ hoặc lưng. Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt thường là:
- Xuất hiện các nốt sưng đỏ và có kèm theo cảm giác đau. Ban đầu, những nốt đỏ này có kích thước nhỏ, sau đó nó tăng dần kích thước lên và có thể to hơn 5 cm.
- Xung quanh vị trí nốt mụn bạn sẽ thấy da có màu đỏ.
- Sau vài ngày, những nốt sưng này sẽ tăng lên và có chứa đầy mủ bên trong.
- Trên nốt mụn sưng có đầu màu trắng và cuối cùng nó sẽ bị vỡ ra, khiến cho dịch mủ bên trong bị chảy ra ngoài.
Thông thường, quá trình tự vỡ của mụn nhọt sẽ mát từ 2 ngày – 3 tuần và hầu hết các trường hợp đều sẽ tự lành mà không để lại sẹo trên da.
5. Mụn nhọt có nguy hiểm không?
Bên cạnh “bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi” thì đây cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Phần lớn, mụn nhọt không nguy hiểm và có thể tự chữa lành sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu xử lý sai cách có thể gây ra một số nguy cơ như:
- Khi da bị nổi mụn nhọt, nếu bạn vệ sinh da không đúng cách có thể sẽ làm cho da bị ngứa ngáy. Lúc này, việc đưa tay vào gãi sẽ vô tình làm cho da bị trầy xước, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội đó để xâm nhập vào cơ thể và làm cho tình trạng mụn nhọt càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu mụn chưa đến thời điểm chín nhưng bạn đã tiến hành nặn mụn sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
- Lúc này, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị bệnh ở bất kỳ cơ quan nào như: phổi, mạch máu, tim, gan,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh còn có thể bị biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng.
Áp dụng những điều này để trị mụn nhọt hiệu quả
6. Mụn nhọt có tự lành không?
Câu trả lời của Hebora là CÓ. Như đã nói ở trên, hầu hết các trường hợp mụn nhọt đều không quá nguy hiểm và nó có thể tự lành mà không cần sử dụng thêm thuốc gì.
Thời gian để mụn nhọt tự lành có thể kéo dài từ 2 ngày đến 3 tuần và bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp mụn nặng thì bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị nhanh chóng và an toàn.
7. Bị mụn nhọt phải làm sao?
Ngoài tìm hiểu bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi, thì khi bị mụn nhọt nhỏ, bạn có thể thực hiện một số cách trị mụn nhọt ở mông sau để nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn:
7.1. Gặp bác sĩ tư vấn và điều trị
Đối với những trường hợp mụn nhọt có kích thước lớn hoặc mọc theo cụm, bạn có thể thực hiện các biện pháp như sau:
- Đến các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ rạch và dẫn lưu dịch mủ.
- Dùng thuốc kháng sinh đã được bác sĩ chỉ định để điều trị mụn nhọt nhanh hơn và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
7.2. Vệ sinh mụn đúng cách
Bạn nên bôi cồn Iot 3 – 5%. Sau đó hãy dùng cồn đỏ để sát khuẩn lại, tránh để vi khuẩn xâm nhập làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra chườm ấm mỗi ngày từ 3 – 4 lần để nhanh chóng loại bỏ được dịch mủ ra ngoài.
7.3. Tránh việc ngồi quá lâu
Việc ngồi quá lâu hay trong 1 chuyến đi dài sẽ gây lực chèn ép khiến mụn bị vỡ khi chưa nhân mụn chưa chín tới. Ngoài ra hãy tránh việc ngồi lên các vật cứng, sần sùi, thay vào đó hãy lót một miếng đệm êm làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.
7.4. Tuyệt đối không sờ tay lên mụn
Không cố nặn mụn để tống dịch mủ ra ngoài, đặc biệt là khi mụn chưa chín. Và tuyệt đối không sờ tay lên mụn nhiều lần vì hành động này khiến vi khuẩn trên tay xâm nhập và làm mụn nghiêm trọng hơn, thậm chí gây lở loét.
7.5. Không tự ý nặn mụn
Khi bị mụn, thông thường sau vài ngày mụn sẽ tự khô và tạo ngòi hoặc tự vỡ ra. Lúc này hãy vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn và rửa tay thật sạch trước hoặc sau khi chạm vào mụn nhọt. Đồng thời bôi ngay thuốc kháng sinh để sát khuẩn và giảm đau.
8. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mụn nhọt?
Để giảm thiểu nguy cơ bị mụn nhọt thì bạn cần tránh những điều sau đây:
- Tiếp xúc gần gũi với người đang bị mụn nhọt, bởi đây là loại mụn có thể lây lan.
- Bệnh tiểu đường có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể không có khả năng chống lại viêm nhiễm.
- Các vấn đề khác về da như mụn trứng cá và eczema… Bởi vì chúng phá hủy hàng rào bảo vệ của làn da, gây u nhọt đau đớn.
- Hệ miễn dịch bị tổn thương dù vì bất kỳ lý do gì cũng tăng khả năng bị mụn nhọt.
9. Những lưu ý khi xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể
Ngoài giải đáp ở trên về bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi thì khi không may xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không tự ý nặn mụn mà hãy để cho mụn tự vỡ khi chúng đã già
- Áp dụng phương pháp chườm ấm để nhanh chóng làm dịu cơn đau ở mụn
- Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống để quá trình điều trị mụn được rút ngắn
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vùng da bị mụn
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ mụn được lành nhanh hơn.
10. Khi bị nhọt kiêng ăn gì để mau khỏi?
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ: Thức ăn chiên xào có chứa nhiều dầu mỡ, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Từ đó dẫn đến nguy cơ lỗ chân lông bị bít tắc và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
- Thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate tinh chế: như các loại mì gạo, gạo trắng, bánh quy, bánh mì trắng, nước uống có gas, nước ngọt… Đây đều là những thực phẩm khiến cho bạn có nguy cơ bị mụn nhọt cao hơn.
- Những thực phẩm từ sữa: như sữa bò, phomai… Khi cơ thể đang bị mụn nhọt thì tốt nhất bạn không nên tiêu thụ những thực phẩm từ sữa vì nó sẽ làm tăng nguy cơ da bị nổi mụn.
- Các loại thức ăn nhanh: như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, pizza,… Những thực phẩm này không những không hề tốt cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa lành của mụn nhọt.
- Thực phẩm có nhiều chất béo Omega-6: Nhóm thực phẩm này có thể làm cho tình trạng mụn nhọt thêm nghiêm trọng và khó khăn hơn trong việc điều trị.
- Đồ ăn cay nóng: Nhóm thực phẩm này sẽ làm cho mụn phát triển nhiều hơn.
- Đồ hải sản: Hải sản chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng lại không phù hợp sử dụng cho người đang bị mụn nhọt vì nó có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo trên da.
11. Các biện pháp phòng ngừa mụn nhọt
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước: Đây là cách tốt nhất để bảo vệ da trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong trường hợp không có xà phòng thì nên dùng dung dịch rửa tay khô có gốc cồn để làm sạch.
- Giữ cho vết thương luôn khô và sạch. Các vết thương hở trên da khi không được giữ vệ sinh sẽ khiến da khó hồi phục hơn bình thường.
- Tránh chia sẻ hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Vi khuẩn có thể lây lan qua các vật dụng như khăn, bàn chải, dao cạo râu… Vì vậy để tránh lây nhiễm thì không dùng chung đồ đạc cá nhân nhé!
- Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn biết được bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi? Mong rằng qua những thông tin chúng tôi vừa tổng hợp, bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc và xử lý mụn nhọt đúng cách, hạn chế tình trạng để lại sẹo, thâm trên da sau khi mụn được chữa lành.
Theo Nguyễn Ngọc Duy