Cách làm khô vết thương chảy nước như nào dễ làm mà khiến vết thương nhanh khỏi nhất? Vết thương nếu khô miệng sẽ nhanh chóng lên da non và lành lại. Thế nhưng có nhiều vết thương lại liên tục bị chảy nước nên rất khó để lành lại. Vậy làm gì khi vết thương bị chảy nước vàng? Mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
1. Vết thương chảy nước vàng là như nào?
Thông thường, sau khoảng 3 đến 7 ngày thì tại chỗ có vết thương hở sẽ xuất hiện một loại dịch có màu vàng.
Thực chất, đây chính là huyết tương được tiết ra từ cơ thể và nó hoàn toàn không phải là dấu hiệu của vết thương bị nhiễm trùng. Trong nhiều trường hợp, loại dịch này còn có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn cho vết thương.
Chính vì thế, cách xử lý vết thương chảy nước vàng cũng rất đơn giản. Theo đó, bạn chỉ cần vệ sinh đúng cách và băng kín vết thương bằng băng gạc y tế là được.
Xem thêm: Ăn gì để mát gan trị mụn hiệu quả nhất hiện nay
2. Nguyên nhân khiến vết thương bị chảy nước vàng
Tìm hiểu về cách làm khô vết thương chảy nước cũng như nguyên nhân là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, bình thường bề mặt da của mỗi người đều sẽ được bao bọc bởi một lớp màng acid. Khi bị một vết thương hở, lớp da bảo vệ này sẽ bị mất đi khiến cho các mô dưới da phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Khiến cho các vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một chất dịch có màu vàng trong có tác dụng như một lớp màng bảo vệ cho vết thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp vết thương hở cũng sẽ chảy nước vàng bởi một số nguyên nhân khác như:
- Do chế độ ăn uống: Những thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay nóng rất dễ làm cho vết thương bị sưng tấy và mưng mủ. Vậy thì vết thương hở nên bôi thuốc gì? Lúc đó bạn nên ăn những thực phẩm giàu protein và các loại vitamin nhé.
- Do tụ cầu vàng Staphylococcus: đây là chủng vi khuẩn gây ra tình trạng chảy dịch vàng ở vết thương khá phổ biến.
- Do sử dụng sai cách: Khi bị thương hở, bạn nên sử dụng thuốc tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Việc tự ý sử dụng các loại thuốc chữa lành vết thương sai cách cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến vết thương chảy nhiều dịch màu vàng.
- Do máu lưu thông kém: Những người bị tiểu đường hoặc bị mắc các bệnh về tim mạch thường có máu lưu thông kém. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng chảy dịch vàng ở vết thương kéo dài và thời gian chữa lành vết thương cũng sẽ lâu hơn.
- Chăm sóc vết thương sai cách: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vết thương hở bị nhiễm trùng và chảy nhiều dịch vàng.
3. Cách làm khô vết thương chảy nước vàng
Khi tình trạng chảy nước vàng bị kéo dài, vết thương hở sẽ rất lâu lành. Vậy phải làm gì khi vết thương bị chảy nước vàng? Đối với những vết thương bị chảy nước vàng nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ hỗ trợ. Còn đối với những vết thương nhẹ hơn, bạn có thể áp dụng cách trị vết thương chảy nước vàng tại nhà theo các bước sau đây:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch
Trước khi chạm tay vào vết thương, bạn cần phải rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm khuẩn. Nếu có thể, hãy dùng gang tay y tế để tay không tiếp xúc với dịch vàng và máu.
- Bước 2: Cầm máu
Nếu vết thương đang bị chảy máu cùng dịch vàng, hãy dùng băng gạc sạch để cầm máu trước tiên.
- Bước 3: Rửa vết thương
Khi vết thương hở xuất hiện dịch màu vàng, bạn cần tiến hành rửa vết thương nhanh chóng. Lý tưởng nhất là dùng khăn mềm rồi thấm nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số loại nước sát khuẩn mua ở hiệu thuốc nhưng cần được tư vấn kỹ trước khi sử dụng. Đây là cách trị vết thương chảy nước vàng rất hiệu quả, giúp cho vết thương nhanh khô miệng và sớm lên da non hơn.
- Bước 4: Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu thấy tình trạng chảy nước vàng nhiều và kéo dài, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh để rắc lên vết thương hoặc uống. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Bước 5: Sát trùng vết thương
Sau khi đã tiến hàng sát trùng vết thương và bôi thuốc (nếu cần), bạn hãy dùng một miếng băng gạc sạch để băng kín vết thương lại. Nhưng bạn nên lưu ý là không băng vết thương quá chặt, quá lâu để đảm bảo vết thương không bị bí hơi và làm cho tình trạng chảy nước vàng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bước 6: Quan sát vết thương
Mặc dù đã thực hiện các bước trên nhưng bạn vẫn cần phải tiếp tục theo dõi để nắm được tình trạng của vết thương. Nếu sau vài ngày, hiện tượng chảy dịch vàng giảm và da bắt đầu lên da non ở viền vết thương thì có nghĩa là bạn đang sắp khỏi.
Ngược lại, nếu tính trạng chảy nước vàng vẫn tiếp tục, thậm chí là gia tăng và kèm thêm mủ, mùi khó chịu thì cần phải đi thăm khám để được xử lý kịp thời.
Tổng hợp #6 Cách làm vết thương hở mau khô chi tiết từ A – Z
4. Các loại dịch vàng chảy ra từ vết thương hở
Ngoài cách làm khô vết thương chảy nước thì bạn cũng cần biết tuy cùng là nước vàng chảy ra từ vết thương hở nhưng nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy loại dịch này được chia thành 2 loại khác nhau, bao gồm:
Dịch có màu vàng trong:
- Đây là loại dịch xuất hiện sau khi bị thương khoảng 3 đến 7 ngày và nó sẽ giúp cho vết thương nhanh chóng lành lại nếu người bị thương xử lý đúng cách.
- Thông thường, những vết thương sâu và bị chảy nhiều máu sẽ tiết ra loại dịch này để bảo vệ vết thương.
- Sau khoảng vài ngày, dịch vàng trong suốt này sẽ không tiết ra nữa và đóng thành vảy. Đây cũng chính là lúc xung quanh vết thương bắt đầu lên da non và sẽ khỏi hẳn sau một thời gian nữa.
Dịch có màu vàng đục, mủ trắng kèm theo mùi khó chịu:
- Khi xuất hiện loại dịch này thì khả năng cao vết thương đã bị nhiễm trùng. Nếu không biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị thương sẽ rất lâu khô và khó lành. Trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến hoại tử tế bào rất nguy hiểm.
Tìm hiểu quá trình lành vết thương hở để có cách chăm sóc da tốt nhất
5. Vết thương chảy dịch vàng có nguy hiểm không?
Thông thường, vết thương hở sẽ tiết ra dịch màu vàng trong hay còn gọi là huyết tương. Đây là hiện tượng hết sức bình thường nên không cần phải lo lắng. Sau vài ngày, dịch vàng sẽ giảm và vết thương dần đóng vảy, sau đó tái tạo lớp da mới.
Tuy nhiên, nếu tình trạng dịch vàng không thuyên giảm mà còn xuất hiện kèm thêm một số triệu chứng khác như có mủ và mùi khó chịu thì lúc này cần phải có cách làm vết thương không chảy nước.
Xem thêm: #6 Cách xử lý vết thương có mủ, chảy dịch hiệu quả
Vì nếu không, người bị thương có thể gặp phải một số biến chứng rất nguy hiểm như:
- Bị viêm mô tế bào: Biến chứng này khiến cho vết thương bị sưng, đỏ hơn và người bị thương cũng sẽ phải chịu đau đớn kéo dài hơn.
- Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị thương nếu không xử lý kịp thời.
- Viêm tủy xương: Biến chứng này rất nguy hiểm, có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác như ức chế tăng trưởng xương khớp hoặc nhiễm trùng khớp.
- Hoại tử: Làm cho người bị thương sẽ phải chịu những cơn đau đớn kéo dài do các tế bào cơ và da bị hoại tử.
Trên đây hướng dẫn cách làm khô vết thương chảy nước của Hebora. Hy vọng qua những thông tin vừa rồi, bạn sẽ biết cách xử lý vết thương chảy nước vàng để vết thương sớm khô miệng và nhanh lành lại.
Theo Nguyễn Ngọc Duy