Trang chủ Vết thương hở có nên băng kín không – Tác hại của băng vết thương là gì?

Vết thương hở có nên băng kín không – Tác hại của băng vết thương là gì?

Chia sẻ:

Có nên bịt kín vết thương hở hay để tự nhiên luôn là một trong những chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều người. Dù bạn cẩn thận đến mấy thì việc bị trầy xước hoặc rách da cũng khó tránh khỏi. Hãy cùng Hebora tìm hiểu “có nên băng vết thương hở không” trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Vết thương có nên để hở?
Vết thương có nên để hở?

1. Có nên bịt kín vết thương hở không?

Vết thương hở có nên băng kín hay không sẽ còn phải phụ thuộc vào tình trạng của vết thương như nông hay sâu, trầy xước nhẹ hay là nghiêm trọng…

Dù vết thương ở dạng nào thì cũng có điểm chung là lớp bảo vệ của cơ thể đã bị mất đi, các mô dưới da sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Điều này khiến các vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài dễ dàng bám vào bề mặt của vết thương và xâm nhập vào cơ thể.

Để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập thì băng kín vết thương lại là cách rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu băng kín vết thương không đúng cách sẽ khiến cho vết thương lâu lành hơn, thậm chí nhiễm trùng và lở loét. Đó chính là lý do giải thích tại sao vết thương lâu lành mà bạn cần chú ý.

2. Khi nào nên băng kín vết thương?

Đó là khi những vết thương hở lớn và sâu, bị gây ra bởi các vật nhọn hoặc do tại nạn. Những vết thương này thường chảy nhiều máu và rất dễ bị nhiễm trùng.

Vì vậy, bạn cần phải tiến hành cầm màu, vệ sinh vết thương và băng kín lại để hạn chế sự tiếp xúc của vùng da bị tổn thương với môi trường bên ngoài. Lưu ý là bạn không nên băng vết thương chặt quá.

Đối với những vết trầy xước hoặc vết thương nhẹ, bạn không cần phải băng kín lại. Điều này sẽ giúp cho vết thương được khô và nhanh lành hơn.

Xem thêm: Skincare nghĩa là gì? Hướng dẫn quy trình Skincare chuẩn từ A – Z
Vết thương nên băng kín hay để hở?
Vết thương nên băng kín hay để hở?

3. Tác hại của việc băng kín vết khâu là gì?

Ngoài giải đáp về có nên bịt kín vết thương hở thì bạn cũng cần biết nếu băng kín vết khâu không đúng cách sẽ gây tác hại như nào.

Đối với những vết thương hở nghiêm trọng và có kích thước lớn, bạn sẽ cần phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ khâu lại. Bạn có thể băng kín vết khâu trong 2 ngày đầu, tính từ lúc khâu và không nên băng kín quá. Việc băng quá kín vết khâu sẽ gây ra một số tác hại như sau:

  • Cản trở máu lưu thông đến vết thương, làm cho vết thương lâu lành hơn.
  • Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do lớp băng gạc làm bí hơi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Khó vệ sinh và chăm sóc vết thương, dẫn đến vùng da bị thương tổn cũng lâu khô và lâu phục hồi hơn.

Xem thêm: Bị vết thương hở nên ăn gì?

4. Nhận biết nhiễm trùng vết thương hở như thế nào?

Khi chăm sóc vết thương hở không đúng cách, sẽ rất dễ bị nhiễm trùng với một số biểu hiện như:

  • Tại chỗ vết thương có xuất hiện mủ màu xanh lá cây và có thể kèm theo mùi khó chịu.
  • Bạn cảm thấy đau nhiều hơn và tại chỗ vết thương có dấu hiệu bị sưng hoặc đỏ tấy.
  • Thông thường, xung quanh miệng vết thương xe có một vùng đỏ bị lan ra. Tuy nhiên, nếu thấy vùng đỏ này lan rộng hơn thì cần phải chú ý vì đó cũng có thể là dấu hiệu cho biết vết thương hở đang bị nhiễm trùng.
  • Xung quanh vết thương hở có xuất hiện những vệt màu đỏ trên da.
  • Bị sốt hoặc có biểu hiện sốt
  • Cảm giác đau không giảm đi sau ngày thứ 2 bị thương.
  • Người bị thương cảm thấy yếu ớt, xanh xao.

5. Hướng dẫn xử lý vết thương hở đúng cách

Ngay sau khi không may bị thương, hãy bình tình và xem xét vết thương để nhận biết được tình trạng thương tích đó cũng như giải đáp câu hỏi có nên bịt kín vết thương hở không.

Đối với những vết thương sâu và chảy nhiều máu, bạn hãy tiến hành cầm máu càng nhanh càng tốt, sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Đối với những vết trầy xước hoặc những thương tích nhẹ, không quá nghiêm trọng bạn có thể xử lý ngay tại nhà theo các bước sau đây:

Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vết thương

  • Khi bị thương, vùng da bảo vệ cơ thể sẽ bị mất đi nên các mô dưới da sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do đó, dù có vội đến mấy bạn cũng nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn để hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nếu có thể, bạn hãy sử dụng gang tay y tế trong quá trình xử lý vết thương.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh vết thương hở

  • Bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa vết thương bằng cách thấm qua khăn mềm và vệ sinh sạch sẽ vùng bị thương. Đây là bước rất quan trọng. Nếu vết thương được vệ sinh đúng cách nó sẽ nhanh khô miệng và chóng lành.

Bước 3: Sát khuẩn vết thương

  • Dù là vết thương lớn hay nhỏ thì đây cũng là bước vô cùng quan trọng nhằm giúp ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập và cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Từ đó, giúp cho quá trình phục hồi được rút ngắn.
  • Lưu ý là bạn nên chọn những loại dung dịch sát khuẩn có tính diệt khuẩn mạnh, không gây bỏng rát cho vết thương, không có tác dụng phụ và có thể làm cho vết thương hở nhanh lành.

Bước 4: Thay thế băng gạc thường xuyên

Có nên thay băng vết thương thường xuyên? Câu trả lời .

  • Đối với những vết trầy xước nhỏ, bạn sẽ không cần phải băng kín lại. Nhưng đối với những vết thương có độ sâu hoặc kích thước lớn hơn thì sau khi sát khuẩn sẽ cần phải băng kín lại để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Do đó, bạn cần phải thường xuyên thay băng gạc để đảm bảo vệ sinh và để cho vết thương không bị kín quá.
Có nên dán băng cá nhân vào vết thương?
Có nên dán băng cá nhân vào vết thương?

6. Vết thương hở bao lâu thì lành?

Quá trình lành vết thương hở sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí và cách xử lý vết thương,…

  • Thông thường, một vết thương có thể khép miệng và cắt chỉ sau 3 – 14 ngày nhưng thời gian lành thì có thể sẽ kéo dài hơn trong nhiều ngày, cũng có thể nhiều tháng.
  • Đối với những vết thương nhỏ, thời gian để chữa lành có khi chỉ cần từ 3 – 7 ngày.

7. Có nên băng vết thương khi đi ngủ?

Việc băng vết thương khi đi ngủ là không thực sự cần thiết đối với những vết thương nhỏ. Vì điều đó sẽ giúp cho vết thương được khô thoáng và mau lành hơn.

Đối với những vết thương quá nặng, bắt buộc phải băng kín thì bạn nên giữ nguyên trạng thái băng gạc khi đi ngủ. Nhưng lưu ý là nên thay băng gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Có thể thấy rằng, dù là vết thương lớn hay nhỏ thì việc chăm sóc đúng cách cũng vô cùng quan trọng. Hy vọng qua nội dung bài viết này của Hebora bạn đã biết được có nên bịt kín vết thương hở hay không để vết thương nhanh lành.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *