Mắt thâm quầng là bệnh gì và phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Tình trạng mắt thâm quầng không chỉ do thức khuya, mất ngủ, mà còn báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!
- 1. Mắt thâm quầng là bệnh gì?
- 1.1. Biểu hiệu của bệnh gan
- 1.2. Dấu hiệu của bệnh suy thận
- 1.3. Kinh nguyệt không đều
- 1.4. Dấu hiệu của bệnh dạ dày mãn tính
- 1.5. Dấu hiệu của viêm mũi dị ứng
- 1.6. Dấu hiệu của bệnh thiếu máu
- 1.7. Do ngủ nghỉ quá độ
- 1.8. Quầng thâm mắt do vấn đề tuổi tác
- 1.9. Mắt thâm quầng là bệnh gì? Do mỏi mắt
- 1.10. Do bị dị ứng, kích ứng da
- 1.11. Do cơ thể mất hoặc thiếu nước
- 1.12. Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều
- 1.13. Do gen di truyền
- 2. Trẻ em bị thâm quầng mắt là bệnh gì?
- 4. Xóa quầng thâm mắt vĩnh viễn bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
1. Mắt thâm quầng là bệnh gì?
Quầng thâm ở mắt là tình trạng vùng da xung quanh mí mắt trở nên sạm và tối màu hơn so với các vùng da bình thường. Đây là biểu hiện thường thấy ở những người thường xuyên thức khuya hoặc mất ngủ.
Tuy nhiên, nếu giấc ngủ của bạn không gặp vấn đề gì thì quầng thâm mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm sau đây:
1.1. Biểu hiệu của bệnh gan
Quầng thâm ở mắt là một dấu hiệu thường gặp ở những người bị gan mãn tính. Lúc này, chức này gan bị suy giảm, độc tố trong cơ thể không được đào thải triệt để. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra sự ứ đọng sắc tố đen ở mắt.
Với những người bị gan mãn tính, việc tuần hoàn máu trong cơ thể bị ảnh hưởng, khiến khí huyết lưu thông không đều. Điều này khiến da nhợt nhạt và xỉn màu hơn.
Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu này, bạn cần theo dõi kỹ càng và thăm khám ngay để có biện pháp khắc phục kịp thời.
1.2. Dấu hiệu của bệnh suy thận
Theo Đông y, thận là một cơ quan giàu tinh khí. Do vậy, khi thận yếu gây thâm mắt, vùng da dưới mắt bị tối, khô và thiếu sinh khí.
Lúc này, bạn nên thay đổi tâm trạng, trở nên tích cực hơn, sinh hoạt điều độ, tránh để cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt, nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn và thăm khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường.
[BẬT MÍ] Vaseline có trị thâm mắt không – Sử dụng sao cho đúng?
1.3. Kinh nguyệt không đều
Nếu bạn thắc mắc “Mắt thâm quầng là bệnh gì” thì bệnh kinh nguyệt không đều là một trong số đó. Khi kinh nguyệt không đều, quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược với biểu hiện rõ nhất là quầng thâm ở mắt.
Những chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung hoặc lượng kinh ra quá nhiều, cũng dễ bị quầng thâm dưới mắt.
1.4. Dấu hiệu của bệnh dạ dày mãn tính
Ngoài mệt mỏi, chán ăn, cơn đau thắt… bệnh dạ dày mãn tính còn một biểu hiện khác là quầng thâm ở mắt. Đó là do chức năng tiêu hóa bị suy giảm trong một thời gian dài, dạ dày bị viêm tái đi, tái lại nhiều lần, khiến quầng thâm mắt ngày càng rõ rệt hơn.
Ở những người bị suy nhược thần kinh hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến nội tạng, tình trạng này cũng rất dễ xảy ra.
Do đó, bạn chớ nên chủ quan mà cần theo dõi và lắng nghe cơ thể nhiều hơn. Đồng thời thường xuyên thăm khám định kỳ để bệnh tình tránh trở nên nặng hơn.
[GIẢI ĐÁP] Xóa quầng thâm mắt vĩnh viễn #An Toàn #Hiệu Quả
1.5. Dấu hiệu của viêm mũi dị ứng
Quầng thâm dưới mắt đôi khi cũng xuất phát từ các bệnh lý về mũi, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Bạn sẽ gặp tình trạng hắt hơi và chảy nước mũi liên tục. Điều này có thể làm các tĩnh mạch dưới mắt chảy máu, từ đó xuất hiện các vết quầng thâm.
Thâm quầng mắt là biểu hiện bệnh gì?
1.6. Dấu hiệu của bệnh thiếu máu
Đây là câu trả lời cho câu hỏi “Mắt thâm quầng là bệnh gì“. Khi cơ thể bị thiếu máu, hồng cầu không thể mang đủ oxy tới các cơ quan, bao gồm cả mắt.
Vùng da dưới mắt rất mỏng, nên khá nhạy cảm. Vì thế, các mạch máu dưới da tại vị trí này cũng lộ rõ hơn, dẫn đến xuất hiện quầng thâm.
Khi gặp tình trạng này, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương án điều trị quầng thâm mắt hợp lý.
Ngoài những nguyên nhân thì quầng thâm mắt cũng có thể là xuất phát từ nhiều yếu tố khác như: lối sống không lành mạnh, do tác động của môi trường, yếu tố di truyền hoặc chế độ dinh dưỡng.
Vì vậy, bạn chớ nên quá lo lắng nhưng cũng đừng chủ quan khi xuất hiện quầng thâm ở mắt. Điều quan trọng là cần phải lắng nghe cơ thể để xác định rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để đưa ra những phương án giải quyết phù hợp và đúng đắn.
1.7. Do ngủ nghỉ quá độ
Bạn quá mệt mỏi, ngủ quá nhiều, mệt mỏi tột độ hoặc thức quá khuya đều là những tác động gây quầng thâm dưới vùng mắt. Bên cạnh đó, thiếu ngủ khiến các hắc tố da và các mạch máu nổi trên đó, gây tình trạng da xỉn màu, nhợt nhạt. Bọng mắt cũng được gây nên bởi tình trạng thiếu ngủ, làm tích tụ chất lỏng dưới mắt.
1.8. Quầng thâm mắt do vấn đề tuổi tác
Tuổi già đi hay còn lại là lão hoá, là quy luật tự nhiên cũng là nguyên nhân gây thâm quầng ở mắt phổ biến. Khi bạn lớn tuổi, làn da sẽ mỏng hơn, lượng chất béo và sản sinh collagen không đủ để duy trì cho da. Việc này khiến mạch máu sẫm màu bên dưới da trông rõ ràng hơn làm cho vùng da dưới mắt từ đó xỉn màu theo.
1.9. Mắt thâm quầng là bệnh gì? Do mỏi mắt
Nếu bạn là dân văn phòng, thì tình trạng mỏi mắt do nhìn máy tính và điện thoại 8 tiếng đồng hồ là không thể tránh khỏi. Điều này khiến các mạch máu ở xung quanh mắt phải bơm máu liên tục và giãn nở, làm cho vùng da mắt bị sẫm màu.
1.10. Do bị dị ứng, kích ứng da
Khi cơ thể bạn bị dị ứng, cơ thể sẽ thải ra histamines để đấu tranh với vi khuẩn có hại. Và gây nên các triệu chứng như ngứa, đỏ ửng và bao gồm cả sưng bọng mắt. Việc ngứa do dị ứng, phải chà xát vùng da quanh mắt càng làm trầm trọng gây viêm, sưng, vỡ mạch máu dẫn đến thầm quầng vùng da dưới mắt.
1.11. Do cơ thể mất hoặc thiếu nước
Mất nước là một trong những nguyên nhân phải kể đến gây quầng thâm mắt. Cơ thể nếu không nhận đủ lượng nước duy trì, sẽ làm cho vùng da bên dưới mắt trông xỉn màu, mạch máu ở khu vực đó nhạy cảm sưng và gây tình trạng có bọng mắt.
1.12. Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều
Khi tìm hiểu mắt thâm quầng là bệnh gì thì bạn cần biết mắt là nơi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tiếp nhiều nhất so với các bộ phận khác trên cơ thể. Ánh nắng mặt trời khiến cơ thể bạn sản sinh nhiều melanin – sắc tố cung cấp màu sắc cho làn da. Điều này làm cho hắc tố tạo thành quầng thâm.
1.13. Do gen di truyền
Đặc điểm di truyền sẽ nhìn thấy rõ ràng từ ngay lúc còn nhỏ và trở nên nghiêm trọng hơn khi lớn lên nhưng cũng có trường hợp tự biến mất. Bệnh tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến quầng thâm dưới mắt mà bạn nên biết.
2. Trẻ em bị thâm quầng mắt là bệnh gì?
Mắt thâm quầng ở trẻ em có đáng lo ngại không? Theo các chuyên gia, hầu hết các triệu chứng quầng thâm ở bé KHÔNG phải dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Chúng cũng không phải là dấu hiệu của việc ngủ ít hoặc thức khuya.
Trên thực tế, mắt bé thâm quầng có thể xuất hiện từ nguyên nhân như:
- Yếu tố gen di truyền từ gia đình.
- Chứng tăng sắc tố quanh hốc mắt, đặc biệt phổ biến hơn ở những trẻ có làn da sẫm màu.
- Một số bé có vùng da mỏng hơn những số khác làm cho quầng thâm mắt dễ nhận thấy hơn.
- Mắt thâm quầng là bệnh gì? Quầng thâm xuất hiện ở trẻ đôi khi cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: mệt mỏi, chàm, nhiễm khuẩn, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc mất nước
- Trẻ bị dị ứng mũi có thể bị quầng thâm dị ứng (Allergic Shiners) hoặc quầng thâm dưới mắt do phù nề mạch máu bên dưới da.
- Hoặc hiếm gặp hơn nữa là thâm quầng xung quanh mắt có thể do khối u gây ra. Nếu vùng da mắt dưới của bé rất sẫm màu, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa nhi để được sàng lọc.
3. Mắt bị thâm quầng phải làm sao?
Như đã đề cập ở trên, mắt bị thâm quầng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc không. Do vậy, để điều trị tình trạng này, trước hết bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra thâm quầng là gì? Tốt nhất, khi phát hiện dấu hiệu này, cần thực hiện ngay những điều sau:
- Đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây ra thâm quầng mắt. Nếu là do bệnh lý thì cần điều trị bệnh lý ổn định trước.
- Xây dựng lối sống, sinh hoạt tích cực, lành mạnh:
- Không nên thức quá khuya, ngủ đủ giấc.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Thường xuyên luyện tập, vận động thể dục thể thao.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng.
- Uống nước đầy đủ 2 lít/ngày.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế những thao tác mạnh lên vùng da quanh mí mắt.
- Kết hợp mát xa mắt hoặc đắp mặt nạ vùng mắt bằng dưa chuột, khoai tây hoặc cà chua… để cải thiện tình trạng trên.
4. Xóa quầng thâm mắt vĩnh viễn bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
4.1. Bí kíp chữa thâm mắt với dầu dừa và bã cà phê
Ngoài tìm hiểu mắt thâm quầng là bệnh gì, thì công thức kết hợp tuyệt vời giữa tinh chất dầu dừa và kết cấu bã thô từ cà phê chữa trị thâm quầng mắt nhanh chỉ sau 1 đêm.
- Bước 1: Trộn đều 1 thìa dầu dừa với 2 thìa bã cà phê, khuấy đều tay để được hỗn hợp sánh đặc.
- Bước 2: Bôi lên vùng da dưới mắt và bọc lót bằng mặt nạ giấy
- Bước 3: Giữ mặt nạ khoảng 15 phút, xả lại với nước lạnh.
- Bước 4: Kết hợp dùng kem dưỡng ẩm để khoá ẩm, giúp da mịn màng
4.2. Mẹo trị thâm mắt bằng vỏ cam nhanh chóng
Vỏ cam được biết đến như bài thuốc trị ho, giải cảm hiệu quả, ngoài ra còn là nguyên liệu trị quầng thâm mắt được nhiều chị em ưa chuộng và sử dụng. Thành phần vitamin C với các loại axit trong vỏ cam giúp cân bằng da, khắc phục các vùng da bị tối màu.
- Bước 1: Rửa sạch cam với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn và tạp chất trên vỏ.
- Bước 2: Dùng dao nạo gọt lấy riêng phần vỏ cam.
- Bước 3: Tiếp tục nặn tinh chất vỏ cam vào bát nhỏ sạch.
- Bước 4: Sau đó dùng tăm bông thấm tinh chất vỏ cam chắt ở trên và bôi lên vùng quầng thâm mắt.
4.3. Xóa quầng thâm mắt lâu năm với dưa chuột
Mặt nạ dưa chuột quả là phương pháp rẻ, đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Chỉ với một quả dưa chuột, bạn cải thiện vùng da dưới mắt khỏi tình trạng quầng thâm mắt, mang đến một làn da tươi tắn, trắng sáng.
- Bước 1: Lựa quả dưa leo không hỏng, trồng tự nhiên không hoá chất, chất bảo quản.
- Bước 2: Dùng dao cắt thành từng lát mỏng.
- Bước 3: Đắp lên vùng da quanh mắt.
- Bước 4: Thư giãn trong 10-15 phút, không cần rửa lại với nước. Kết hợp dùng nước hoa hồng dưỡng ẩm cho da tốt hơn.
4.4. Cách giảm quầng thâm mắt bằng sữa tươi
Sữa tươi là “vũ khí thần kỳ” để trị thâm mắt cũng như nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ trong ra ngoài. Vitamin A, E, B2 trong sữa tươi còn làm chậm lão hóa, hỗ trợ làm sáng mịn da.
- Bước 1: Để sữa trong tủ lạnh 30 phút, sau đó đổ ra bát thuỷ tinh sạch.
- Bước 2: Dùng bông tẩy trang ngấm vào sữa tươi rồi ủ lên vùng da quanh mắt.
- Bước 3: Giữ và thư giãn khoảng 2- 5 phút thì rửa sạch lại với nước.
Theo các chuyên gia khuyên thì bạn nên thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả.
Như vậy qua nội dung bài viết trên đây, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mắt thâm quầng là bệnh gì? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về dấu hiệu này đồng thời không chủ quan với sức khỏe của bản thân.
Để xem các thông tin khác về làm đẹp, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, hãy theo dõi chúng tôi nhé!
Theo Nguyễn Ngọc Duy