Trang chủ Tìm hiểu các giai đoạn lành vết thương và lưu ý gì để mau lành?

Tìm hiểu các giai đoạn lành vết thương và lưu ý gì để mau lành?

Chia sẻ:

Trong sinh hoạt hàng ngày, việc bị thương, có vết thương chảy máu là điều không thể tránh khỏi. Nắm rõ quá trình lành vết thương hở sẽ giúp bạn có cách chăm sóc phù hợp cho từng giai đoạn, giúp vết thương mau lành hơn, không để lại sẹo. Cùng Hebora tìm hiểu cơ chế lành vết thương chi tiết từ A – Z trong bài viết dưới đây.

4 giai đoạn lành vết thương hở
4 giai đoạn lành vết thương hở

1. Vết thương hở là gì?

Đây là một dạng vết thương khi bị tác động lớn từ ngoại lực, khiến phần da trên cơ thể bị rách. Nguyên nhân gây ra các vết thương thường do bị té ngã hay các vật sắc nhọn gây bị thương,…

Vết thương này thường có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng khi vết thương mở miệng lớn, máu chảy nhiều cần phải đến các cơ sở y tế để điều trị sớm, tránh gây ra nhiễm trùng.

2. Có bao nhiêu loại vết thương hở?

Xuất phát từ nguyên nhân bị thương, có thể chia vết thương thành các loại khác nhau để dễ dàng sơ cứu, xử lý và điều trị như:

  • Vết thương do sự mài mòn: Khi da bị chà xát trên bề mặt cứng và thô ráp dễ bị rỉ máu và dính các dị vật bụi bẩn, đất cát.
  • Vết rách: Thường là các vết thương có dạng vết cắt sâu gây ra chảy nhiều máu và đau buốt.
  • Vết đâm thủng: Do các vật sắc nhọn như đinh, kim, dao,.. gây ra tạo thành vết thương sâu vào bên trong nê khả năng nhiễm trùng rất cao.
  • Mất một phần cơ thể: Đây là vết thương tương đối năng khi bị mất đi một phần da thịt cần phải được sơ cứu và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại những biến chứng lớn.

3. Quá trình vết thương hở lành diễn ra như nào?

Thời gian lành vết thương ngoài da là bao lâu? Theo tìm hiểu của chuyên mục Nuôi dưỡng làn da, các vết thương trung bình cần 7 – 10 ngày để hồi phục. Nhưng không phải ai cũng biết quá trình hồi phục của chúng diễn ra như nào.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các giai đoạn lành vết thương bao gồm giai đoạn cầm máu, viêm, tăng sinh và tái tạo cụ thể như sau:

3.1. Giai đoạn cầm máu, sơ cứu khi bị thương

Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong việc sơ cứu và xử lý vết thương khi có tai nạn xảy ra. Lúc này các mao mạch nhỏ hình thành lên các cục máu đông, có tác dụng ngăn chặn sự chảy máu. Lúc này bạn cần sử dụng băng gạc, bông để cầm máu kịp thời.

3.2. Vết thương trong giai đoạn viêm nhiễm

Các bạch cầu đa nhân trung tính sẽ thực hiện nhiệm vụ loại bỏ các vật thể lạ xâm nhập ra ngoài vết thương. Do đó những người có sức đề kháng kém thì quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn và vết thương sẽ lâu lành hơn.

Giai đoạn 2 - Viêm nhiễm, mưng mủ vết thương
Giai đoạn 2 – Viêm nhiễm, mưng mủ vết thương

3.3. Giai đoạn tăng sinh, hồi phục làn da

Đây là giai đoạn vết thương dần hồi phục có sự phát triển của các mô, các liên kết bao gồm:

  • Tăng sinh nguyên sợi bào
  • Hình thành mô liên kết
  • Hình thành mao mạch
  • Tăng sinh biểu mô
  • Liền vết thương

3.4. Vết thương ở giai đoạn tái tạo

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình hồi phục vết thương. Các chức năng của mô dần hồi phục, quyết định đến hình dạng sẹo là sẹo lồi hay lõm. Đây là thời điểm bạn cần chăm sóc vết thương cẩn thận, kết hợp với các biện pháp trị sẹo để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra trong quá trình điều trị cần phải theo dõi khi có những dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay.

Có thể bạn quan tâm: Có nên bịt kín vết thương hở hay không?

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương

Thời gian, dấu hiệu vết thương đang lành hay những di chứng mà vết thương để lại sẽ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Các yếu tố cơ bản phải kể đến là:

  • Bản chất mức độ tổn thương: Vết thương nặng, nhẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi phục vết thương là nhanh hay lâu. Trong trường hợp với các vết thương hở bị nhiễm trùng nặng thì việc hồi phục cần rất nhiều thời gian, gây đau nhức khó chịu.
  • Phương pháp xử lý vết thương: Nếu quá trình sơ cứu và xử lý vết thương không tốt như việc vệ sinh vết thương không sạch, không lấy vết dị vật bên trong dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng dẫn đến mưng mủ, nhiễm trùng khiến thời gian điều trị dài và sau khi hồi phục sẽ để lại vết sẹo lớn.
  • Cơ địa mỗi người: Đặc biệt với những người có hệ miễn dịch kém hay đang sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch thì thời gian hồi phục sẽ rất lâu. 
  • Chế độ ăn uống: Trong quá trình điều trị yếu tố này khá quan trọng nếu thường xuyên sử dụng các thực phẩm không có lợi gây kích ứng hay làm chậm quá trình tăng sinh, tái tạo của da.

Bài viết liên quan: Tại sao vết thương lâu lành?

Chính vì vậy để vết thương mau lành cần đặc biệt chú ý trong việc điều trị, chăm sóc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng để vết thương nhanh khỏi
Chế độ dinh dưỡng để vết thương nhanh khỏi

5. Những lưu ý trong quá trình làm liền vết thương

Những lo lắng trong điều trị vết thương cũng như vết thương hở bao lâu thì lành, để lại sẹo khi hồi phục khiến nhiều người lo lắng. Nhưng để hạn chế tình trạng này cần nắm rõ những lưu ý cơ bản sau:

  • Cần có thời gian nghỉ ngơi, không nên hoạt động mạnh hay tác động lên vết thương.
  • Thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc khử trùng, thay băng, bôi thuốc và uống thuốc đều đặn hàng ngày.
  • Không tự ý mua các loại thuốc bên ngoài không rõ nguồn gốc để bôi dễ gây kích ứng và tổn thương hơn.
  • Khi đến giai đoạn vết thương lên da non bắt đầu sử dụng các biện pháp trị sẹo theo khuyến cáo của bác sĩ.

Bạn có biết: Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý có tốt không?

Nội dung bài viết trên đây của Hebora đã cung cấp đầy đủ và chi tiết quá trình lành vết thương hở giúp chúng ta có kiến thức và thực hiện cách chăm sóc vết thương đúng cách tránh để lại sẹo về sau.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *