Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý là cách an toàn để làm sạch da, được nhiều người sử dụng. Vậy cần lưu ý gì khi sử dụng nước muối sinh lý? Mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Hebora để có thêm thông tin.
1. Nước muối sinh lý là gì?
Còn có tên hóa học là Natri Clorid 0,9%. Nghĩa là cứ 1 lít nước thì sẽ được pha cùng với 9g muối tinh khiết. Đây là dung dịch đẳng trương, có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể của con người.
Nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn cao nên nó đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, kể cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, nó vẫn không phải là thuốc chữa bệnh.
Hiện nay, có hai loại nước muối đang được sử dụng là:
- Dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch: Dạng nước muối này được sản xuất trong điều kiện vô trùng. Thường được sử dụng trong tiêm truyền vào tĩnh mạch.
- Dạng sử dụng làm thuốc dùng ngoài: Dạng nước muối này thường được sử dụng để súc miệng, súc họng, rửa vết thương. Hoặc được sử dụng để nhỏ mũi, nhỏ tai.
2. Có nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý?
Khi không may bị thương, bạn CÓ THỂ dùng nước muối sinh lý để sát trùng và làm sạch vết thương hở, giúp quá trình lành vết thương hở nhanh chóng. Tuy nhiên, do nồng độ muối thấp nên dung dịch Natri Clorid 0,9% chỉ có thể loại bỏ bụi bẩn và sát trùng vết thương chứ không thể làm sạch hoàn toàn được vết thương.
Do đó, nếu muốn vết thương không bị nhiễm trùng thì bạn cần phải dùng đến những dung dịch sát khuẩn chuyên dùng để trị vết thương được bán ở các hiệu thuốc.
Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng nước muối sinh lý quá. Bởi vì cái gì nhiều quá cũng không tốt. Hãy chỉ sử dụng nước muối sinh lý khi thực sự cần thiết.
3. Cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý tại nhà
Nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% nên nó KHÔNG HOÀN TOÀN có thể sát khuẩn được đối với những vết thương hở. Tuy nhiên, đối với những vết thương nhẹ như trầy xước, không bị chảy máu thì dùng nước muối sinh lý rửa vết thương là đủ.
Các bước rửa vết thương từ nước muối sinh lý thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, băng gạc y tế sạch.
- Bước 2: Giữ cho bề mặt vết thương được thẳng. Sau đó, bạn dùng nước muối sinh lý đã chuẩn bị để rửa vết thương bằng cách nhỏ trực tiếp lên vùng da cần vệ sinh loại bỏ bụi bẩn hoặc dị vật. Bạn cũng có thể dùng bông y tế để thấm dung dịch nước muối, sau đó thoa lên vùng da đang bị thương.
- Bước 3: Nếu vết thương hở và chảy máu nhiều, sau khi vệ sinh bằng nước muối xong bạn cần sử dụng thêm dung dịch sát trùng không cồn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. Đối với trường hợp vết thương nhỏ, nhẹ thì chỉ cần dùng nước muối sinh lý rửa vết thương là được.
- Bước 4: Dùng khăn mềm sạch hoặc gạc sát trùng để lau khô, sau đó băng bó để cố định lại vết thương. Chú ý không nên băng chặt quá để vết thương nhanh khô miệng.
Tổng hợp cách làm vết thương hở mau khô, không để lại sẹo, thâm
4. Những lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vết thương
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng nước muối sinh lý, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên tự ý pha dung dịch nước muối để rửa mắt. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mắt của bạn do nguồn nước không được đảm bảo.
- Nên tìm mua nước muối sinh lý ở những hiệu thuốc uy tín. Nước muối sinh lý mua phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng.
- Những người có làn da khô thì không nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt.
- Vết thương đã khô có nên rửa nước muối? Câu trả lời là CÓ. Bạn có thể sử dụng để làm sạch vết thương. Ngoài ra, tùy theo tình trạng của vết thương để quyết định có cần sử dụng thêm các loại cồn sát khuẩn hay không.
- Nên dùng nước muối sinh lý phù hợp với công dụng được sản xuất của nó. Nghĩa là không được lấy nước muối sinh lý dùng để rửa vết thương để nhỏ lên mắt, mũi và ngược lại.
Bài viết liên quan: Tại sao vết thương lâu lành, khó khỏi?
5. Tác dụng của nước muối sinh lý là gì?
Sau đây là những tác dụng tuyệt vời của nước muối Natri Clorid 0,9% trong cuộc sống hàng ngày:
- Làm thuốc nhỏ mắt hàng ngày: Để ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ và rửa trôi bụi bẩn cùng các mầm bệnh trong mắt. Bạn nên sử dụng dạng nước muối sinh lý chuyên để nhỏ mắt. Không nên sử dụng nước muối sinh lý dùng để súc miệng để nhỏ mắt.
- Dùng làm nước nhỏ vào tai: Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai trước khi lấy ra ngoài. Bằng cách nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý để giúp việc lấy ráy tai dễ dàng hơn.
- Dùng để vệ sinh mũi, họng: Giúp làm giảm nguy cơ viêm họng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có trong khoang miệng, bảo vệ mũi khỏi bị viêm.
- Dùng làm nước súc miệng: Để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hơn thế, việc súc miệng bằng nước muối sinh lý cũng giúp khoang miệng sạch sẽ hơn.
- Làm sạch vết thương nhờ tác dụng sát khuẩn: Sử dụng nước muối sinh lý có thể làm sạch vết thương, sát khuẩn, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn,… ở các vết thương hở một cách hiệu quả.
- Có thể dùng để giảm độc cấp tốc cho cơ thể: Sử dụng nước muối sinh lý qua đường truyền hoặc uống khi bị mất nước để giúp giải đọc cấp tốc cho cơ thể.
Xem thêm: Có nên bịt kín vết thương hở?
Như vậy, qua nội dung bài viết này của Hebora chắc hẳn bạn đã biết được cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.
Theo Nguyễn Ngọc Duy