Trang chủ Giải đáp: Tới tháng nặn mụn có sao không & Tại sao không nên?

Giải đáp: Tới tháng nặn mụn có sao không & Tại sao không nên?

Chia sẻ:

Tới tháng có nên nặn mụn không là vấn đề đau đầu của rất nhiều chị em vào những ngày có kinh nguyệt. Những nốt mụn xấu xí khiến chị em cảm thấy lo lắng và mất tự tin khi giao tiếp trước đám đông. Cùng Hebora tìm hiểu “đến tháng có nên nặn mụn không” trong bài viết này bạn nhé.

Tới tháng có được nặn mụn không?
Tới tháng có được nặn mụn không?

1. Tại sao trong kỳ kinh nguyệt da dễ nổi mụn?

Khi gần đến ngày “đèn đỏ”, bên cạnh việc cảm thấy đau lưng và khó chịu thì sự xuất hiện của những chiếc mụn cũng là điều rất bình thường với các chị em phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến mụn trong thời kỳ này là do lượng hoocmon trong cơ thể thay đổi, từ đó dẫn đến việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh quá mức khiến da tiết ra nhiều dầu.

Trong khi đó, bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn lại làm bít tắc lỗ chân lông, khiến cho dầu thừa không thể đào thải ra bên ngoài qua lỗ chân lông được. Điều này đã tạo điều kiện cho mụn hình thành và phát triển.

Tình trạng bị nổi mụn khi “đến tháng” tuy rất phổ biến nhưng không phải ai cũng bị. Đối với những người có cách chăm sóc da tốt hoặc cơ địa tốt thì mụn có thể ít mọc hơn hoặc không mọc.

Tham khảo: Ăn gì mát gan trị mụn, giúp da trắng sáng, mịn màng

2. Tới tháng có nên nặn mụn không?

Tới kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn bình thường, mụn từ đó cũng mọc nhiều hơn vào thời gian này. Nhiều chị em vẫn hay thắc mắc “Nên nặn mụn trước hay sau kinh nguyệt?” thì câu trả lời sau kỳ kinh nguyệt đã hết sạch mới có thể mụn. Nếu bạn cứ cố tình nặn mụn khi mụn chưa chín thì tình trạng không chỉ nghiêm trọng hơn mà còn gây thâm mụn sau nặn.

2.1. Mụn mọc trong thời kỳ kinh nguyệt không phải một bệnh lý

Như đã nói ở trên, mụn mọc trong thời kỳ đèn đỏ là do sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, mụn sẽ tự lặn đi sau khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn kết thúc mà không để lại bất kỳ biến chứng nào cho cơ thể.

Mặt khác, nếu bạn nặn mụn không đúng cách sẽ làm cho da có nguy cơ bị kích ứng và lây lan thêm nhiều mụn mới. Lúc đó, việc lấy nhân mụn sẽ thật sự khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều.

Có nên nặn mụn trong ngày đèn đỏ?
Có nên nặn mụn trong ngày đèn đỏ?

2.2. Làn da trong thời kỳ kinh nguyệt rất nhạy cảm

Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể của chị em thường rất nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến cho cơ thể phản ứng lại rất mạnh mẽ.

Chính vì vậy, việc bạn nặn mụn trong thời điểm này rất dễ làm tổn thương đến bề mặt của da và lỗ chân lông. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến cho da bị thâm và để lại sẹo rỗ trên bề mặt của da.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc: tới kỳ kinh nguyệt có nên nặn mụn không? thì đây chính là lý do thứ 2 để bạn không nên nặn mụn trong thời gian này.

Bài viết liên quan: Cách nặn mụn tại nhà không bị thâm

2.3. Không nên nặn mụn khi mụn chưa chín

Tới tháng có nên nặn mụn không? Mụn trong thời kỳ kinh nguyệt thường là mụn mới, được hình thành trước ngày đèn đỏ không lâu nên nó đa phần là mụn mới. Nếu bạn vội vàng muốn giải quyết ngay những mụn này thì có thể gây viêm nhiễm và để lại sẹo lâu dài trên da.

Ngoài ra, nặn mụn khi mụn chưa chín cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy đau hơn và khó loại bỏ hoàn toàn được nhân mụn hơn. Như vậy, mụn sẽ rất dễ bị lây lan và tái phát. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị mụn.

Tóm lại, nếu bạn đang không biết có kinh nguyệt có nên nặn mụn không? thì câu trả lời chắc chắn là không bạn nhé!

Tham khảo: Uống isotretinoin có đẩy mụn không? Có tốt không?

3. Làm sao để không bị mụn khi đến tháng?

Bên cạnh vấn đề: có nên nặn mụn lúc có kinh nguyệt không? thì cách chăm sóc da mặt bị mụn khi tới tháng cũng là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi vì nếu chăm sóc da mặt không đúng cách, sẽ rất dễ làm cho da bị nổi mụn và gây mất thẩm mỹ cho làn da của mọi người. Dưới đây là các cách chăm sóc cho da mặt khi đến tháng để chị em tham khảo:

Giải đáp câu hỏi “Không nặn mụn có bị rỗ không?”

3.1. Sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ để rửa mặt

Ngoài tìm hiểu tới tháng có nên nặn mụn không, thì trong những ngày này, da của bạn thường rất nhạy cảm. Do đó, bạn không nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có chất tạo mùi và chứa xà phòng. Nó có thể sẽ làm cho tình trạng mụn của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy chọn những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính và phù hợp với da nhạy cảm để làm sạch cho da mặt.

3.2. Hạn chế trang điểm

Thời kỳ kinh nguyệt là thời kỳ mà tuyến nhờn đang hoạt động rất mạnh. Nếu bạn trang điểm trong thời gian này sẽ không hề tốt cho da. Bởi vì các lớp kem nền và phấn phủ có thể sẽ làm cho tình trạng bị tắc lỗ chân lông gia tăng, điều đó có nghĩa là lượng dầu thừa sẽ khó thoát ra ngoài hơn dẫn đến mụn càng phát triển nhiều hơn.

Hạn chế trang điểm khi bị mụn ngày đèn đỏ
Hạn chế trang điểm khi bị mụn ngày đèn đỏ

3.3. Có chế độ sinh hoạt lành mạnh

Mụn có tự hết không? Câu trả lời là KHÔNG, bạn cần biết thức khuya, thường xuyên ngủ không đủ giấc, căng thẳng,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn mọc nhiều hơn. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng là câu trả lời cho tới tháng có nên nặn mụn không.

3.4. Ăn uống khoa học

Những thức ăn cay, nóng hoặc đồ ăn nhanh, đồ ăn có nhiều dầu mỡ thường hấp dẫn chị em phụ nữ. Thế nhưng, nó lại không hề tốt cho sức khỏe và làn da của bạn.Vì vậy, hãy tránh xa những thực phẩm thuộc nhóm trên.

Ngoài ra, rượu, bia và đồ uống có ga cũng là thứ bạn nên tránh xa. Hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Điều đó sẽ giúp cho làn da của bạn được mịn màng, tươi sáng và khỏe mạnh hơn.

3.5. Sử dụng kem trị sẹo thâm khi nặn mụn

Mới nặn mụn xong nên bôi gì? Hay Thâm mụn có tự hết không? Là thắc mắc của rất nhiều chị em. Nếu lỡ tay nặn mụn trong ngày đèn đỏ, bạn hãy sử dụng một số sản phẩm kem trị sẹo thâm để da nhanh chóng được chữa lành và không để lại sẹo, thâm.

4. Những SAI LẦM khi nặn mụn khiến da xấu, nổi sẹo

  • Mụn chưa “chín” đã nặn: Mụn mới mọc sẽ khiến nhiều người “ngứa tay” mà nặn luôn nhưng tác hại của việc này là thâm sẹo, mụn lan rộng hơn.
  • Cậy mụn bằng móng tay: Móng tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn nhất, vì nó khiến tình trạng viêm nặng hơn, lâu lành hơn và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
  • Bóp vỡ mụn mủ: Thói quen sai lầm này nếu bạn đang có thì nên bỏ ngay đi nhé.
  • Nặn mụn nang tại nhà: Mụn nang rất khó điều trị, nếu không biết cách nặn không chỉ gây đau đớn mà còn gây nhiễm trùng lan rộng.
  • Hay sờ tay lên mặt: Trên bàn tay ẩn nấp rất nhiều vi khuẩn khi một ngày không biết bạn đã tiếp xúc bao nhiều đồ vật. Cho nên dù không bị mụn, thì bạn cũng tránh để tay tiếp xúc lên da mặt.
  • Tự ý nặn dịch mủ: Sai lầm này sẽ khiến nhân mụn nhanh chóng tái phát, nên nếu trường hợp bị mụn mủ thì bạn hãy đợi mụn hết sưng đỏ và tiến hành nặn mụn.
  • Sử dụng kim để chọc nhân mụn: Dụng cụ lấy nhân mụn chuyên dụng nếu sử dụng sai cách có thể gây tổn thương tới da, thậm chí nếu không khử trùng sạch sẽ sẽ dẫn đến nhiễm trùng, mụn càng ngày càng nặng hơn.
  • Để người khác nặn mụn cho bạn: Nếu ai đó đề nghị giúp bạn xử lý các nốt mụn thì từ chối ngay nhé. Vi khuẩn từ tay của người đó có thể vô tình khiến vi khuẩn xâm nhập vào vào nốt mụn gây mủ.
  • Sử dụng kem trị mụn có thành phần kích ứng da: Nếu bạn không có đủ kiến thức về kem trị mụn thì có thể chọn sản phẩm không phù hợp từ đó gây phản tác dụng.
  • Soi gương phóng đại: Gương phóng đại sẽ khiến bạn hiểu sai tình trạng mụn nặng hơn trên thực tế. Điều này khiến bạn thúc đẩy muốn nặn mụn ngay cả khi mụn chưa chín.
  • Nặn mụn thường xuyên: Nặn mụn nhiều lần trên một nốt mụn sẽ khiến lớp biểu bì trên da bị tổn thương, lâu lành hơn.

Với những thông tin mà Hebora chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết: tới tháng có nên nặn mụn không? Hy vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *