Trang chủ Làm sao để vết thương không bị thâm – Nên bôi gì cho #nhanh #lành

Làm sao để vết thương không bị thâm – Nên bôi gì cho #nhanh #lành

Chia sẻ:

Vết thương lên da non bị thâm nếu bạn không biết chăm sóc đúng cách sẽ có thể tiến triển thành sẹo và để lại những khuyết điểm trên da. Để xử lý cũng có nhiều cách khác nhau. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cách xử lý đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà trong bài viết dưới đây. Cùng Hebora tìm hiểu chi tiết bạn nhé!

Da non bị đen thâm thì phải làm sao?
Da non bị đen thâm thì phải làm sao?

1. Tại sao vết thương lên da non thường bị thâm?

Lên da non diễn ra trong giai đoạn vết thương hồi phục sau khi bị tổn thương. Tùy thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc, mức độ và diện tích tổn thương mà thời gian lên da non ở mỗi người sẽ khác nhau.

Ban đầu, vết thương lên da non bị đỏ hoặc hồng nhạt. Đây là dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu chăm sóc không đúng cách, da non rất dễ bị thâm đen. Trong đó, các nguyên nhân da bị thâm đen có thể kể đến như:

  • Do chứng tăng sắc tố sau viêm (PIH): Đây là tình trạng sắc tố Melanin tăng quá mức, do phản ứng viêm. Điều này khiến cho da non trở nên thâm sạm hơn so với các vùng da khác.
  • Do KHÔNG bảo vệ da khi ra ngoài trời nắng: Da non là vùng da rất yếu và nhạy cảm. Nếu ra ngoài trời nắng, không che chắn cẩn thận thì da non sẽ tiếp xúc trực tiếp với UV. Điều này khiến da non có màu thâm đen, do sắc tố Melanin tại đây tăng sinh nhiều hơn bình thường.
  • Do bôi nghệ trong giai đoạn sẹo ướt: Dù có tác dụng trị sẹo rất tốt, nhưng nếu bôi nghệ khi vết thương chưa liền thì lại khác. Điều này dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét vết thương. Từ đó làm tăng khả năng bị dị ứng và khiến vết thương sau này bị đen cứng lại.

2. Da non bị thâm đen có tự trắng lại được không?

Da non khi bị thâm sẽ KHÔNG THỂ TỰ TRẮNG lại, nếu không dùng các biện pháp can thiệp. Tính từ thời điểm da non hình thành, nếu bị thâm còn xử lý sớm trong 6 tháng đầu. Sau thời gian này thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Để sẹo thâm trắng lại, mờ dần và biến mất, bạn cần phải chăm sóc vết thương ngay từ ban đầu. Đồng thời, kết hợp với các loại kem trị sẹo thâm phù hợp khi vết thương hồi phục, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới, tránh tạo thành sẹo thâm.

Bài viết liên quan: Cách trị thâm nách sau sinh bằng chanh #Đơn giản

3. Cách xử lý vết thương lên da non bị thâm hiệu quả

Nếu không chăm sóc đúng cách, da non bị thâm sẽ không thể trắng hồng như bình thường. Vậy vết thương bị thâm đen làm sao hết? Dưới đây là các bước chăm sóc da non an toàn để không bị đỏ và thâm mà bạn có thể áp dụng:

3.1. Giữ vệ sinh vùng da non sạch sẽ

Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng khi chăm sóc da non, tránh tình trạng nhiễm trùng. Da non rất mỏng manh nên dễ bị tổn thương nếu tác động mạnh. Vì vậy, bạn hãy chú ý vệ sinh da non nhẹ nhàng và cẩn thận theo hướng dẫn sau:

  • Dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để làm sạch da 2 lần/ngày
  • Tránh sử dụng sữa rửa mặt, sữa tắm hoặc dung dịch sát khuẩn có nồng độ mạnh lên da non.
  • Sử dụng khăn mềm để thấm nước, tránh các tổn thương không may lên vùng da này.
Dùng nước muối sinh lý để làm sạch
Dùng nước muối sinh lý để làm sạch

3.2. Dùng kem trị sẹo khi vết thương lên da non bị thâm

Vết thương lên da non nên bôi gì? Sau khi da non đã trở nên khỏe mạnh, bạn hãy sử dụng các loại kem trị sẹo, theo chỉ dẫn của bác sĩ để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sẹo thâm phát triển.

[BẬT MÍ] 7 Cách trị cổ thâm đen – Bí kíp làm đẹp, hiệu quả đến 99%

3.3. Bổ sung các thực phẩm tốt cho làn da

Bên cạnh việc chăm sóc bên ngoài, Hebora khuyên bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, bổ sung những thực phẩm giúp da phục hồi tốt hơn như:

  • Thực phẩm có nhiều sắt: Đây là thành phần giúp tăng cường quá trình tái tạo da. Giúp làn da của bạn nhanh chóng được phục hồi. Một vài thực phẩm chứa nhiều sắt như: cải xoăn, quả chà là, hạt bí đỏ, các loại hạt,…
  • Thực phẩm có chứa nhiều vitamin E: Đây là loại vitamin giúp kích thích tế bào tái tạo lại các vết thâm sạm trên da. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm như: các loại hạt, rau, thịt cá,…
  • Thực phẩm giàu vitmain C: Loại vitamin này giúp kích thích sản sinh collagen và hỗ trợ làm giảm thâm vô cùng hiệu quả. Vitamin C tìm thấy nhiều trong cà chua, súp lơ, kiwi, ổi, cam,…
  • Thực phầm giàu protein: Protein được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, sữa, hạnh nhân, cá,… giúp hỗ trợ tái tạo da và làm lành vết thương vô cùng hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Loại khoáng chất này giúp tổng hợp protein. Từ đó, giúp làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Một số thực phẩm giàu kẽm như: thịt lợn, hạt bí, ca cao, củ cải,…

Hạn chế ăn các loại thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ nếp, hải sản và đồ tanh, các thực phẩm chứa nhiều đường. Vì đây là những thực phẩm có thể làm tăng sưng viêm cũng như nguy cơ hình thành sẹo lồi.

Ăn uống đủ chất để vết thương nhanh lành

Ăn uống đủ chất để vết thương nhanh lành

3.4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Da non nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài, ánh nắng mặt trời và trở nên thâm sạm. Để tránh tình trạng này, bạn hãy sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, tránh để da non bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Ngoài ra, khi chọn kem chống nắng, bạn nên chọn những kem chống nắng vật lý, với thành phần an toàn, dành riêng cho vùng da nhạy cảm.

3.5. Cách trị vết thương lên da non bị thâm bằng nguyên liệu tự nhiên

Các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hiệu quả khi vết thương còn mới. Việc áp dụng những cách này cũng khá đơn giản và giúp làn da không bị để lại thâm, sẹo, cụ thể như sau:

  • Sử dụng nha đam: Nha đam không chỉ có tác dụng làm dịu vết thương mà còn giúp làm mờ thâm, sẹo hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy phần gel của nhánh nha đam bôi lên vùng da bị thương.
  • Sử dụng tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ giúp vết thương mau lành hơn và không để lại thâm và sẹo trên da. Sử dụng tinh bột nghệ cùng với 1 chút nước và bôi lên vùng da bị thương.
  • Dùng giấm táo: Nguyên liệu này giúp làm mau lành vết thương và giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát và không để lại thâm, sẹo khi vết thương lành hoàn toàn. Để sử dụng bạn cũng chỉ cần thoa trực tiếp lên vết thương.
  • Sử dụng mật ong: Nguyên liệu này có công dụng làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, tránh để vết thương nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, mật ong cũng giúp vết thương mau chóng lành lại và không để lại thâm, sẹo trên da.
  • Sử dụng đường: Nguyên liệu này có tác dụng làm sạch vết thương cả bên trong lẫn bên ngoài. Để sử dụng đường làm giảm thâm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần rắc trực tiếp đường lên vết thương. Giữ trên da khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch.

3.6. Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ để bôi lên vết thương

Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ có công dụng giúp tái tạo và phục hồi da non. Từ đó vết thương đang lên da non chóng lành hơn, không còn yếu và dễ bị tổn thương nữa.

Đồng thời, các loại kem dưỡng ẩm hay thuốc mỡ cũng có tác dụng ngăn chặn các tác nhân xấu từ môi trường, tránh tình trạng nhiễm trùng da, dẫn đến vết thương lên da non.

Vết thương khi lành tại sao lại ngứa – Xử lý như nào?

3.7. Trị sẹo thâm bằng phương pháp hiện đại

Phương pháp hiện đại được xem là cách giúp loại bỏ thâm an toàn và nhanh chóng. Dưới đây là một số cách điều trị thâm bằng phương pháp hiện đại mà bạn nên áp dụng:

  • Sử dụng công nghệ Laser

Trị sẹo thâm bằng phương pháp này giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 5 – 6 lần điều trị. Tuy nhiên, chi phí điều trị bằng tia Laser khá cao và bạn cần chọn cơ sở điều trị uy tín để tránh xảy ra những sự cố không mong muốn.

  • Phẫu thuật thẩm mỹ

Đây cũng là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng và có thể loại bỏ hầu hết các loại thâm và sẹo. Với cách này sau khi điều trị bạn cần nghỉ ngơi và tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

  • Phương pháp mài da

Thuật ngữ này có thể còn xa lạ với chị em. Tuy nhiên, đây cũng là cách thường được áp dụng để điều trị thâm sẹo. Với cách này, họ sẽ sử dụng những thiết bị chuyên dụng để lấy đi lớp da cũ đã bị hư tổn, giúp loại bỏ thâm và sẹo trên da.

4. Cách phòng chống vết thương lên da non bị thâm

Dưới đây là một số cách để phòng chống vết thương lên da non để tránh làm tình trạng trở nặng hơn, dẫn đến việc khó khăn trong việc điều trị:

  • Không được sử dụng tay hoặc vật dụng khác để gãi vào vết thương.
  • Cần che chắn lớp da non khi ra ngoài, để tránh bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời
  • Đảm bảo vùng da bị tổn thương luôn được sạch sẽ.
  • Không nên mặc quần áo bó sát hoặc quá chật chội vì có thể làm kích ứng da non.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để dưỡng ẩm xung quanh vùng da bị tổn thương.
  • Tránh việc để da bị tổn thương tiếp xúc với bụi bẩn hoặc hóa chất.
  • Cần đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp không nên ăn thực phẩm làm chậm quá trình tái tạo, lành vết thương.
Ngừa da non hình thành sẹo
Ngừa da non hình thành sẹo

5. Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc da non

Ngoài tìm hiểu về vết thương lên da non bị thâm thì dưới đây là một số sai lầm thường gặp mà bạn cần lưu ý để tránh mắc phải trong quá trình chăm sóc da non, khiến tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn:

5.1. Cạy vảy vết thương

Lớp vảy bên ngoài được hình thành từ hồng cầu, huyết tương và các tế bào miễn dịch đóng vai trò là “lá chắn” giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi các tác nhân xấu bên ngoài.

Do đó, khi bạn cạy vảy, chẳng những quá trình hồi phục da bị chậm lại mà còn tăng nguy cơ bị các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào, dẫn đến sẹo hình thành.

5.2. Tác động mạnh hoặc gãi vết thương

Trong quá trình lên da non, cơ thể sẽ sản sinh ra chất Histamine để tái tạo mô mới. Điều này dẫn đến tình trạng ngứa ngáy tại vùng da non. Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối tránh gãi vết thương.

Thay vào đó, hãy sử dụng các loại thuốc giảm ngứa phù hợp hoặc xoa nhẹ vào vết thương để làm dịu cơn ngứa để đảm bảo an toàn cho vùng da nhé.

5.3. Mặc quần áo quá chật

Bạn cũng nên tránh mặc các loại quần áo bó sát vào vết thương. Vì điều này có thể làm kích ứng da non, dẫn đến hình thành sẹo.

Mặc đồ thoải mái để da non nhanh khỏi
Mặc đồ thoải mái để da non nhanh khỏi

6. Vết thương lên da non trong bao lâu thì lành?

Thường thì, thời gian để vết thương lên da non có thể lành lại sẽ dao động từ 1 – 3 tháng. Điều này, sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: chăm sóc da, bảo vệ da, kiêng cữ, mức độ tổn thương và cơ địa của từng người. Dưới đây là thời gian trung bình để lành vết thương lên da non:

  • Từ 3 – 7 ngày vết thương bắt đầu đóng vảy.
  • Từ 7 – 10 ngày tiếp theo, lúc này các lớp da non bắt đầu xuất hiện.
  • Sau đó 1 – 3 tháng lớp da non bị tổn thương sẽ phục hồi hoàn toàn.
  • Lúc này các sắc tố thâm, sạm trên da sẽ biến mất hoàn toàn và trả lại màu sắc da vốn có.

Trên đây hướng dẫn cách chăm sóc vết thương lên da non bị thâm hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tự tìm cho mình được câu trả lời cho câu hỏi làm sao để da non không bị thâm? Từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *