Từ xa xưa, bánh đúc là món ăn vặt cực kỳ phổ biến tại Việt Nam. Chính vì vậy mà nhắc đến bánh đúc là nhắc đến món ăn khoái khẩu của nhiều người. Vậy liệu ăn bánh đúc có béo không? Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Bánh đúc là bánh gì?
Chắc chắn rằng, đã là người dân Việt Nam thì không thể nào không biết đến món bánh đúc. Bánh đúc là loại bánh được làm bằng bột gạo hoặc bột năng cùng với nhiều gia vị khác nhau. Đây là món ăn dân dã thịnh hành khắp ba miền với độ giòn, vị mát, mịn vừa no bụng vừa dễ tiêu.
Bánh đúc không quá dễ dàng, giá thành lại cực kỳ rẻ, bạn có thể dùng ăn vào bữa sáng, ăn với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía… Từ loại bánh đúc được làm từ bột gạo với nước vôi thì ngày nay, bánh đúc đã biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau như bánh đúc dừa, bánh đúc lạc…
2. Ăn bánh đúc có béo không
Ăn bánh đúc có mập không, có béo không là thắc mắc của rất nhiều người? Theo đó, nguyên liệu chính để làm bánh đúc là bột gạo tẻ, một số nơi còn thêm lạc vào bánh, đồng thời sử dụng thịt và mộc nhĩ cũng ăn. Bên cạnh đó, một số nơi làm bánh đúc nóng, một số nơi làm bánh đúc ngọt còn một số khác là bánh đúc mặn. Lượng calo của bánh đúc hoàn toàn khác nhau tùy theo từng loại. Tuy nhiên, nó không hề gây béo nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Dù bánh đúc không hề gây béo, nhưng nếu bạn bạn cần chú ý không ăn bánh đúng nóng hàng ngày thay bữa ăn chính vì nếu quá lạm dụng thì chắc chắn sớm muộn gì bạn cũng bị tăng cân.
Ăn thạch dừa có béo không & Cách làm thạch dừa giảm cân tại nhà #CHI TIẾT
3. Bánh đúc bao nhiêu calo
Mỗi nơi lại có một kiểu làm bánh đúc khác nhau, và mỗi kiểu bánh đúc lại có một lượng calo riêng. Cụ thể:
3.1. Bánh đúc nóng bao nhiêu calo
Bánh đúc nóng là món bánh yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá. Một buổi sáng mùa đông mà có một bát bánh đúc nóng thì còn gì bằng. Bánh đúc nóng bao gồm bánh đúc, thịt bằm, nước dùng và rau mùi.
Chính bởi vậy mà một bát bánh đúc nóng cao hơn rất nhiều so với bánh đúc thường. Theo đó, 100g bánh đúc nóng thông thường chứa đến 485 calo.
3.2. Bánh đúc lá dứa bao nhiêu calo
Ngoài giải đáp Ăn bánh đúc có béo không thì bạn cần biết bánh đúc lá dứa bao gồm bánh đúc và lá dứa, nước cốt dừa, đường, mè rang, muối… Chính vì vậy mà bánh đúc lá dứa không có quá nhiều calo, 100g bánh đúc chỉ khoảng 125 calo.
Nếu bạn thích món này thì có thể ăn khoảng chừng 2 đĩa bánh đúc lá dứa một tuần là đủ và không nên ăn chúng thay bữa chính.
3.3. Bánh đúc lạc bao nhiêu calo
Bánh đúc lạc bao gồm bột gạo và lạc. Đây là loại bánh đúc rất dễ cuốn người ăn vì vị bánh đúc thơm ngon và lạc bùi bùi. Với món bánh đúc lạc này, 100g có chứa khoảng 285 calo.
Uống sâm ngâm mật ong có béo không – Giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng
3.3. Bánh đúc mặn bao nhiêu calo
Bánh đúc mặn cũng giống như loại bánh đúc trắng thông thường, chỉ khác là chúng có vụ mặn khi có thêm muối. Bạn cũng có thể đặt bánh mà không cần chấm với mắm tôm, mật ong, mật mía… Bởi vậy mà loại bánh đúc mặn này cũng có mức calo nhỉnh hơn so với bánh đúc nóng trắng thông thường. Theo đó, 100g bánh đúc mặn sẽ cung cấp 290 calo.
4. Lưu ý gì khi ăn bánh đúc?
Bánh đúc không hề gây béo, đó chỉ là nếu bạn ăn bánh đúng cách và không bị lạm dụng. Để có thể ăn bánh đúc một cách khoa học và có lợi cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn bánh đúc nếu không rõ nguồn gốc bởi có thể trong các loại bánh đúc không rõ xuất xứ có thể có hàn the, một chất dùng để diệt mối, gián, côn trùng, gây hại cho sức khỏe.
- Bạn không nên ăn quá nhiều bánh đúc và chỉ nên ăn 300-400g mỗi ngày vì ăn quá nhiều sẽ gây tăng cân. Bên cạnh đó, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường và tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư trực tràng…
- Nếu có thể thì bạn có thể tự làm bánh đúc tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh. Bạn có thể tự học cách làm bánh đúc để có thể tự làm cho mình và cả nhà thưởng thức món bánh thơm ngon này.
- Bạn có thể ăn bánh đúc với các thực phẩm chứa chất béo, đạm và chất xơ tốt để cân bằng các chất trong cơ thể.
Như Hebora đã đưa ra câu trả lời về Ăn bánh đúc có béo không, thì chúng tôi còn đưa tới những lưu ý cần biết khi ăn bánh đúc tốt cho sức khỏe.
5. Ăn bánh đúc có tốt không?
Bánh đúc là món ăn truyền thống tại Việt Nam, thường là các món ăn xế chiều cho cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều nơi vì muốn tăng độ dẻo dai cũng như bảo quản món ăn được lâu mà đã cho thêm hàn the vào bánh đúc.
Việc hấp thụ hàn the quá nhiều vào cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hoá và trao đổi chất về sau. Thậm chí còn gây ra ung thư dạ dày, trực tràng… Cho nên lưu ý chỉ nên ăn một lượng vừa phải hoặc có thể tự làm tại nhà để an toàn hơn.
6. Ăn bánh đúc có nóng không?
Ngoài tìm hiểu ăn bánh đúc có béo không, và để có thể thưởng thức bánh đúc thì ăn nóng là ngon nhất, bên cạnh đó, việc ăn lạnh cũng cực kỳ ngon, vừa mát vừa béo ngậy. Bởi thế, đây là loại bánh cực kỳ dễ chiều lòng người khi có thể ăn cả vào mùa đông và vào mùa hè. Vào mùa hè, thì có bánh đúc trắng, bánh đúc mặn, bánh đúc lạc, bánh đúc lá dứa… Còn vào mùa đông thì bạn có thể thưởng thức món bánh thơm ngon. Bạn cũng yên tâm rằng, nó không hề gây nóng do nhiều người vẫn nghĩ.
Tuy nhiên hiện nay, có nhiều cơ sở sản xuất thường cho thêm hàn the vào bánh đúc để tăng độ dẻo dai và bảo quản bánh đúc lâu hơn mà nhìn vẫn đẹp mắt. Khi cơ thể hấp thụ nhiều hàn the có thể ảnh hưởng để hệ tiêu hóa và có khả năng gây bệnh ung thư. Chính vì vậy mà dù có thích ăn bạn cũng chỉ nên ăn vừa phải.
Video chi tiết cách làm bánh đúc cực ngon tại nhà
7. Cách tự làm bánh đúc truyền thống tại nhà, an toàn và dễ làm
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 300g bột gạo tẻ
- 2 lít nước tro hoặc nước vôi trong
- 200g lạc hoặc vừng
- 2 thìa canh nước mỡ thắng hoặc dầu ăn
- 1/4 thìa cà phê muối
Các bước thực hiện
- Bước 1: Đem gạo đãi sạch và ngâm qua đêm rồi xay thành bột mịn. Còn lạc thì bóc bỏ vỏ, luộc chín và vớt ra để ráo.
- Bước 2: Trộn bột gạo đã xay cùng một chút muối, khuấy tan.
- Bước 3: Đặt nồi nước tro đun sôi thì đổ bột gạo và khuấy thật đều tay.
- Bước 4: Khi bột bắt đầu sôi, hạ lửa nhỏ nhất, tiếp tục khuấy.
- Bước 5: Đến khi bột trở nên sánh đặc thì nâng lửa lên và khuấy thêm đến khi bột chín thì đổ đậu vào. Sau đó nhanh tay đổ ra khuôn khi còn nóng.
- Bước 6: Chờ bánh đúc nguội, cắt thành các miếng vừa ăn và dùng kèm với nước chấm yêu thích.
8. Có bầu ăn bánh đúc được không?
Liệu có bầu thì có thể ăn được bánh đúng hay không. Câu trả lời là vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn rằng, các bà bầu không nên ăn quá nhiều bánh đúc. Bởi lẽ, bánh đúc vẫn thường cho thêm hàn the để tăng độ dai cho bánh. Và chất này không hề tốt cho mẹ và cả em bé trong bụng. Trường hợp nếu bà bầu hấp thụ quá nhiều hàn the thì có thể dẫn đến dị tật thai nhi, sinh non, chậm phát triển… Bởi vậy nếu bà bầu muốn ăn thì hãy tìm một địa chỉ sản xuất uy tín.
[Q&A] Ăn bò khô có béo không – Ăn bò khô như nào không béo?
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc ăn bánh đúc có béo không của các chuyên gia dinh dưỡng. Bạn yên tâm rằng, việc ăn bánh đúc không hề gây béo như nhiều bạn vẫn nghĩ. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thì chắc chắn sẽ gây tăng cân và béo phì cũng như có nguy cơ mắc phải rất nhiều loại bệnh khác.
Theo Nguyễn Ngọc Duy