Trang chủ Giải đáp ăn cay có nổi mụn không – Tại sao ăn cay lại nổi mụn? 

Giải đáp ăn cay có nổi mụn không – Tại sao ăn cay lại nổi mụn? 

Chia sẻ:

Ăn cay có nổi mụn không luôn vấn đề khiến những tín đồ thích ăn cay quan tâm. Đặc biệt trong những ngày trời trở lạnh, hương vị cay nồng đầu lưỡi khiến bạn khó lòng cưỡng lại được. Vậy ăn ớt có nổi mụn không? Cùng Hebora tìm hiểu 4 cách ăn cay không nổi mụn đơn giản trong bài viết này bạn nhé.

Tại sao người hàn ăn cay mà da vẫn đẹp?
Tại sao người hàn ăn cay mà da vẫn đẹp?

1. Ăn cay có nổi mụn không?

Câu trả lời là . Nhưng bạn cần biết tại sao ăn cay lại nổi mụn? Một trong những nguyên nhân chính gây mụn ở da là lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết và bã nhờn. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi và phát triển, dẫn đến bề mặt da bị viêm nhiễm và hình thành những nốt mụn sưng đỏ hoặc bọc mủ.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tạp chí Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology, mụn thực chất là một bệnh về da và được hình thành từ viêm nhiễm. Do đó, những món ăn dễ làm cho cơ thể tạo phản ứng viêm cũng sẽ dẫn đến làn da dễ bị nổi mụn hơn.

Vậy ăn ớt có mọc mụn không? Ăn ớt không thực sự gây mụn. Nhờ hoạt chất Capsaicinoid, ớt có khả năng kháng viêm rất tốt.

[Bạn có biết] Mới nặn mụn không nên ăn gì và nên ăn gì?

2. Khi nào ăn cay nổi mụn?

  • Do chứa lượng muối rất cao: Hầu hết những món ăn cay như lẩu thái, mì ăn liền chua cay,… đều là những món có chứa hàm lượng muối rất cao. Điều này khiến cho cơ thể bị nạp vào một lượng muối lớn hơn so với nhu cầu của cơ thể, dẫn đến da bị nổi mụn.
  • Do cơ địa dị ứng chất Lycopene có trong ớt: Trong một số trường hợp, Lycopene khi tiếp xúc với da dễ làm thay đổi độ PH tự nhiên của da. Từ đó dẫn đến tình trạng bị dị ứng, nổi mụn quanh miệng. Tuy nhiên, chỉ một số người có cơ địa không tốt mới gặp phải tình trạng này.

Vậy ăn mì cay có nổi mụn không? Câu trả lời của Hebora là bạn nhé. Vì hàm lượng muối trong mì ăn liền rất cao.

Ăn gì để mát gan trị mụn – Tổng hợp các thực phẩm tốt để trị mụn

3. Đồ ăn cay nóng gồm những gì?

Ngoài băn khoăn rằng ​​Ăn cay có nổi mụn không thì nhiều người đến giờ vẫn chưa thật sự hiểu rõ đồ ăn cay nóng gồm những gì? Thực ra đây là khái niệm được xuất phát từ y học cổ truyền, nó là khái niệm dùng để chỉ những thực phẩm khi ăn vào có cảm giác nóng và khô.

Tuy nhiên, nóng ở đây không phải là nóng vì nhiệt độ của thức ăn mà là cảm giác nóng trong người. 

Một số thực phẩm được xếp vào nhóm đồ cay nóng bao gồm: các loại thịt đỏ, gừng, tỏi, ớt, nhãn, chôm chôm, vải, mít,…

Thực phẩm nào là đồ cay nóng?
Thực phẩm nào là đồ cay nóng?

4. Ăn nhiều đồ cay có ảnh hưởng xấu đến da không?

Câu trả lời là . Có thể nói, ăn nhiều đồ cay nóng là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng xấu đến là da. Vì đồ cay nóng có tính hút ẩm cao. Vậy nên, khi ăn nhiều đồ cay nóng sẽ làm làn da bị khô và thô ráp hơn. Hơn thế, hợp chất cay nóng cay nóng còn khiến làn da dễ bị nổi mụn hơn.

Hơn thế, khi ăn đồ cay nóng còn làm các mao mạch trên mặt nở, khiến vùng da quanh mặt bị đỏ ửng lên. Điều này, có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh đỏ mặt (rosacea).

5. Ăn ớt chuông có nóng không?

Câu trả lời là KHÔNG. Vì trong ớt chuông đỏ không có chứa chất Capsaicin gây nóng trong người như những loại ớt thông thường khác.

Khi ăn ớt chuông, những chất có trong nó sẽ giúp tăng cường trao đổi chất nhưng không làm tăng huyết áp hay nhịp tim. Mặt khác, chất xơ có trong ớt chuông còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ăn trứng cá có nổi mụn không – Chuyên gia nói gì?

6. Tác dụng của đồ cay tới sức khỏe như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu ăn cay có nổi mụn không? Và khi nào ăn cay thì nổi mụn? Có thể nói, đồ ăn cay không phải là nguyên nhân chính gây ra mụn. Không những thế, nếu ăn một chút ít đồ cay còn đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tăng cường quá trình trao đổi chất: Trong ớt có chứa hợp chất Capsaicin, nhờ vậy ăn ít sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất được diễn ra tốt hơn.
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả: Khi ăn đồ cay, mọi cảm giác thèm đồ ngọt sẽ bị biến mất. Nhờ đó, bạn sẽ kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả hơn.
  • Giúp bảo vệ bao tử: Đọc đến đây chắc hẳn bạn đang nghĩ mình nhìn nhầm. Nhưng chính xác là ớt giúp bảo vệ bao tử của bạn tốt hơn. Nguyên nhân là vì hợp chất Capsaicin có trong ớt sẽ giúp kiểm soát lượng axit bao tử, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ bị mắc bệnh loét dạ dày.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn cay có mức Cholesterol LDL thấp hơn. Mức Cholesterol thấp sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư: Trong đồ ăn cay có chứa hợp chất Capsaicin có tác dụng làm ức chế và tiêu diệt các tế bào gây ung thư.

Ăn nho có nổi mụn không? Làm sao để hết mụn?

7. Ăn nhiều đồ cay có tốt không?

Câu trả lời là KHÔNG. Dưới đây là một số tác hại của việc ăn quá nhiều đồ cay:

  • Dẫn đến có nguy cơ bị đau dạ dày: Khi ăn quá nhiều đồ cay, bạn có thể sẽ bị ợ chua và nóng rát dạ dày. Trong nhiều trường hợp, ăn nhiều đồ cay còn dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Làm ảnh hưởng đến giấc ngủ: Những món ăn cay nói chung rất dễ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Nó làm bạn cảm thấy bứt rứt và khó chịu. Do đó, bạn sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn và dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi do thiếu ngủ, mất ngủ.
  • Làm mất cảm giác ngon miệng với những thực phẩm tự nhiên: Khi ăn cay quá nhiều, lưỡi của bạn sẽ dần bị quá tải và dẫn đến việc cảm nhận hương vị thức ăn bị giảm đi. Trong một số trường hợp, ăn quá nhiều đồ cay còn làm mất khả năng phân biệt vị, dẫn đến ăn không ngon miệng.
  • Gây nóng trong người: Thường xuyên ăn đồ cay có thể gây ra tình trạng nóng trong người, một số biểu hiện có thể kể đến như: loét miệng, nổi mụn nhọt, nóng rát khắp người,…

Bí quyết ăn cay mà da vẫn đẹp, không nổi mụn:

8. Cách ăn cay mà không nổi mụn hiệu quả

Vậy là bạn đã biết được ăn cay có nổi mụn không và một số tác hại khi ăn đồ cay nóng. Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách ăn cay không nổi mụn và giúp bảo vệ sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Uống thật nhiều nước sau khi ăn đồ cay: Việc này giúp quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể được nhanh hơn. Ngoài ra, nước còn có khả năng cấp ẩm cho da, giúp cân bằng pH, kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn và ngăn chặn mụn xuất hiện.
  • Ăn nhiều trái cây: Trái cây có chứa nhiều Vitamin tốt cho sức khỏe và có lợi cho làn da. Để giải nhiệt sau khi ăn cay, bạn hãy ăn kèm với một số loại trái cây kích thích hệ tiêu hóa và làm giảm tính nóng của những đồ ăn cay nóng như: chuối, bưởi, dưa hấu, cam, dâu tây,…
  • Ăn thêm những loại thức ăn giải nhiệt: như mướp đắng, bầu, bí, mướp, rau dền, mồng tơi, rau má, rau diếp cá, su, súp lơ nấm rơm, rau đay, thực phẩm từ đậu, thực phẩm từ ngũ cốc…
  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên làm sạch da mặt. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được mụn sau khi ăn cay.
  • Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó, giúp hạn chế việc hình thành mụn trên da.

9. Một số lưu ý khi ăn đồ cay nóng mà bạn không nên bỏ qua

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn đồ cay nóng để giúp bảo vệ sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dạ dày.
  • Chỉ nên ăn đồ cay nóng từ 1 – 2 lần / tuần. Và nên áp dụng các cách ăn cay bên trên để giúp bảo vệ sức khỏe và không gây nổi mụn.
  • Nên ăn sữa chua, uống trà giải nhiệt, trà thảo mộc,… sau khi ăn cay để giúp làm dịu cơ thể.
  • Đối với những người bị mắc bệnh về dạ dày, bệnh tim, bệnh trĩ, người bị viêm loét miệng, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú,… nên hạn chế ăn đồ cay nóng.

Qua bài viết trên của chuyên mục Nuôi Dưỡng Làn Da, hẳn bạn đã nắm rõ “Ăn cay có nổi mụn không”. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có cái nhìn khác về ớt nói riêng và đồ ăn cay nóng nói chung. Từ đó có chế độ ăn uống phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bạn.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *