Trang chủ [Giải đáp] Ăn Thơm có nổi mụn không & Lợi và hại của quả Dứa?

[Giải đáp] Ăn Thơm có nổi mụn không & Lợi và hại của quả Dứa?

Chia sẻ:

Dù là loại trái cây phổ biến, giàu dinh dưỡng, nhưng ăn Dứa có nóng không vẫn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Vậy lợi và hại của quả Dứa như nào? Mỗi ngày ăn 1 quả Dứa có tốt không? Cùng Hebora tìm hiểu chi tiết “ăn Dứa nóng hay mát” chi tiết trong bài viết này bạn nhé!!!

Ăn dứa có bị nổi mụn không?
Ăn dứa có bị nổi mụn không?

1. Ăn dứa có nóng không?

Câu trả lời là KHÔNG. Theo Đông y, dứa là loại quả có vị chua, tính bình có tác dụng bổ dưỡng, sinh khát, sinh tân dịch, lợi tiểu,… nên không hề nóng như mọi người vẫn nghĩ mà cực kỳ mát và bổ dưỡng cho cơ thể.

Để hiểu hơn về chủ đề “ăn dứa có bị nóng không”, bạn cần biết thành phần dinh dưỡng có trong dứa như thế nào? Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 100 gam dứa sẽ có:

  • 90,5g nước
  • 0,8g protid
  • 1g axit hữu cơ
  • 6,5mg glucid
  • 15mg canxi
  • 17mg photpho
  • 0,5mg sắt
  • 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2…
  • Carotene

Từ bảng dinh dưỡng trên có thể thấy dứa là loại trái cây bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe nhờ sở hữu hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Ngoài ra, trong dứa cũng chứa lượng nước lớn (có đến 90,5g nước trong 100g dứa).

Do đó có thể khẳng định, dứa KHÔNG PHẢI là thực phẩm gây nóng, mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

2. Ăn dứa nhiều có nóng không?

Ăn nhiều dứa KHÔNG TỐT cho sức khỏe. Ở phần “Ăn dứa có nóng không” ở trên, bạn đã biết dứa có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng tác hại của dứa khi ăn quá mức là gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: nhiệt miệng, nổi mụn… Do đó, bạn nên lưu ý để có khẩu ăn hợp lý giúp nhận được lợi ích tối đa từ loại trái cây này.

Vậy ăn dứa bao nhiêu là đủ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn tối đa 2 quả dứa/tuần. Đây là hàm lượng hợp lý để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, bạn nên uống và ăn dứa sau bữa cơm để việc tiêu hóa thức ăn, nhất là các chất béo trở nên dễ dàng hơn.

Ăn dứa có nổi mụn không?
Ăn dứa có nổi mụn không?

3. Ăn thơm có nổi mụn không?

Câu trả lời là KHÔNG. Dứa là một thực phẩm có tính bình, có tác dụng trị mụn khá hiệu quả nhờ hàm lượng acid bromatic và vitamin C dồi dào. Nhưng đấy là khi bạn ăn dứa với hàm lượng vừa phải. Trong trường hợp bạn ăn quá đà, có thể gây ra tác dụng không mong muốn, trong đó có nổi mụn nhé.

4. Ăn dứa có lợi gì?

Ngoài Ăn dứa có nóng không thì dứa có ích gì? Được mệnh danh là một trong tứ đại danh quả chứa nhiều dinh dưỡng, dứa mang đến rất nhiều rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như sắc đẹp. Có thể kể đến một vài tác dụng nổi bật của loại trái cây này đối với sức khỏe như sau:

  • Giúp tăng cường sức đề kháng: Trong dứa có chứa hàm lượng vitamin C cao giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường hoạt động trao đổi chất. Qua đó, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dứa giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bởi dứa là loại trái cây do giàu vitamin và chất xơ giúp bạn, giảm cảm giác thèm ăn và đánh tan chất béo trong cơ thể một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương: Dứa có chứa nhiều mangan – đây là thành phần quan trọng giúp xương chắc khỏe hơn. Vậy nên, việc ăn dứa sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp xương cứng cáp hơn.
  • Tốt cho não bộ: Dứa là loại trái cây giàu vitamin B – đây là một loại vitamin quan trọng cho sự hoạt động của não bộ. Vậy nên, sử dụng dứa sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tốt cho mắt: Trong dứa có chứa hàm lượng lớn chất betacarotene giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu. Hơn thế, trong dứa cũng chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ thị lực cho mắt.
  • Giúp cải thiện bệnh tiểu đường: Dứa là loại trái cây được các chuyên gia khuyến khích sử dụng đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, 2. Vì lượng chất xơ được tìm thấy trong dứa giúp cải thiện đường huyết, lipid và insulin.
  • Tốt cho da: Trong dứa có chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen – đây là một loại protein quan trọng giúp làn da khỏe mạnh, mềm mại và căng bóng hơn. Hơn thế, chất chống oxy hóa trong dứa cũng giúp giảm các nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa da một cách hiệu quả.
  • Điều trị ho và cảm lạnh: Trong dứa có chứa hàm lượng lớn Bromelain là một chất quan trọng, giúp cải thiện các vấn đề về đường hô hấp như: giảm sưng, giảm ho và cảm lạnh.
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm giảm huyết áp: Hàm lượng lớn kali có trong dứa giúp làm giãn mạch máu, giúp thúc đẩy lưu thông máu. Qua đó, giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ hoặc xơ vữa động mạch.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên ăn dứa giúp giảm thiểu một số bệnh ung thư như: ung thư buồng trứng và ung thư ruột. Bởi các chất chống oxy hóa có trong dứa giúp giảm thiểu sự tổn thương tới các tế bào do các gốc tự do gây ra.

Bài viết liên quan: Ăn gì để mát gan trị mụn #vừa ngon #vừa bổ

Mang thai 3 tháng đầu không được ăn dứa
Mang thai 3 tháng đầu không được ăn dứa

5. Ăn nhiều dứa có tốt không?

Câu trả lời là KHÔNG. Biết rằng dứa có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều dứa lai có thể gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại nếu bạn ăn quá nhiều dứa, cụ thể:

  • Gây dị ứng: Vì dứa là loại quả có đặc tính làm mềm thịt. Vậy nên, nếu ăn nhiều dứa có thể dẫn tới một số triệu chứng như: rát lưỡi, sưng môi, sưng má, ngứa họng, khó chịu, nổi mề đay,…
  • Gây tiêu chảy, táo bón: Trong dứa có chứa nhiều chất bromelain giúp hỗ trợ giảm sưng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dứa dẫn đến dư thừa bromelain thì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, buồn nôn. Thậm chí, còn có thể gây ra dị ứng ở da.
  • Ảnh hưởng xấu đến răng: Biết rằng ăn dứa sẽ giúp làm sạch các vết bẩn trên răng. Nhưng nếu ăn quá nhiều dứa có thể làm tổn thương đến răng như: thay đổi màu răng, gây sâu răng, viêm nướu,… Vì dứa là loại trái cây có tính axit cao.
  • Tăng đường huyết: Ăn một lượng dứa vừa phải sẽ tốt với những người bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dứa có thể làm tình trạng tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Vì trong dứa có chứa hàm lượng carbohydrate khá cao so với mức carbohydrate cần thiết mỗi ngày.
  • Gây tương tác với thuốc: Nếu bạn đang phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin và tetracycline thì không nên ăn quá nhiều dứa. Vì thành phần trong dứa có thể tương tác với các loại thuốc này gây ra một số phản ứng phụ như: sốt, ớn lạnh, chảy máu mũi, chóng mặt, tức ngực,…

6. Những điều kiêng kỵ cần nhớ khi ăn dứa

Nếu ăn sai cách, trái dứa cũng có thể mang lại những tác hại không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, khi ăn dứa cần lưu ý những điều sau:

  • Không ăn dứa khi đói vì enzyme bromelain có trong dứa bình thường có tác dụng kích thích và hỗ trợ tiêu hóa nhưng khi đói hợp chất này có thể tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
  • Không ăn dứa xanh vì lúc này dứa có nhiều chất chưa được chuyển hóa nên rất nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Ăn quá nhiều lõi dứa cũng không tốt vì có thể gây ra tình trạng búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
  • Dứa có chứa enzyme bromelain, có khả năng phân hủy protein nên có thể gây ra tình trạng dị ứng nhẹ ở một số người. Do đó để tránh dị ứng, sau khi gọt vỏ nên ngâm qua dứa với nước muối.
  • Không ăn dứa dập nát vì loài cây này thường mọc sát đất nên dễ là môi trường cư trú của nấm, khi quả dứa không còn nguyên vẹn nấm sẽ có cơ hội phát triển mạnh gây ngộ độc cho người ăn.
  • Khi tìm hiểu về ăn dứa có nóng không thì khuyên bạn không ăn dứa kết hợp mật ong.
  • Người mắc bệnh dạ dày, tá tràng không nên ăn dứa do đây là thực phẩm có tính axit cao dễ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Dứa cũng là loại trái cây có chứa hàm lượng đường cao nên người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều loại quả này.
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa cũng có thể dẫn đến sảy thai do loại quả này có chứa chất gây kích thích co thắt tử cung.
  • Không nên ăn dứa hoặc uống nước ép dứa vào buổi tối hay sáng sớm vì có thể làm ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

7. Ốm ăn dứa có sao không?

Câu trả lời là . Với hàm lượng dinh dưỡng cao, dứa được xem là trái cây có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cực tốt. Vì vậy khi bị ốm bạn cũng có thể sử dụng loại trái cây này như một cách để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đồng thời tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên cần lưu ý, với những đối tượng như người hen phế quản, viêm mũi họng, có bệnh chảy máu, người mắc bệnh dạ dày,… không nên ăn dứa để tránh cho tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Hướng dẫn cách chọn dứa ngon, ngọt, không có thuốc:

8. Một số điều cần lưu ý khi ăn dứa

Biết răng ăn dứa sẽ không gây nóng trong hoặc nổi mụn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều dứa và dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi ăn dứa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Dứa có chứa nhiều đường và carbohydrate. Vì thế, với người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc đang mắc bệnh tiểu đường thì cần hạn chế ăn dứa.
  • Không được ăn dứa khi đói để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Vì dứa có chứa các enzyme phân hủy mạnh có thể gây tổn thương đến dạ dày.
  • Nên ngâm dứa với nước muối và loại bỏ hết phần vỏ và mắt dứa để tránh gây rát lưỡi.
  • Không nên ăn dứa bị dập nát vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc hoặc nổi mề đay.
  • Những người có tiền sử bị dị ứng, nổi mề đay, hen phế quản,.. thì cần hạn chế ăn dứa.
  • Không nên ăn phần lõi bên trong quả dứa để tránh gây búi xơ ruột.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai không nên ăn dứa. Vì dứa có chứa các chất gây kích thích co bóp tử cung có thể gây đau bụng, sinh non, thậm chí là sảy thai.

Trên đây là những thông tin của Hebora giải đáp Ăn dứa có nóng không cũng như những điều cần lưu ý khi ăn dứa. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *