Biết ăn gì cho mau lành vết thương khâu và chăm sóc đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành hơn, hạn chế tối đa việc để lại sẹo. Cùng Hebora tìm hiểu “Sau khi mổ ăn gì cho nhanh lành vết thương” chi tiết từ A – Z trong bài viết dưới đây.
1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp có giúp vết mổ nhanh lành?
Câu trả lời là CÓ. Những vết thương bị khâu thường đem lại cảm giác không mấy dễ chịu cho người bị thương. Chính vì vậy, dù là ai thì cũng mong cho vết thương nhanh lành để mọi sinh hoạt được quay trở về như bình thường. Dưới đây chính là một số lý do:
- Da là bộ phận bảo vệ bên ngoài cơ thể. Khi vết thương bị khâu, có nghĩa là vùng da cũng bị mất đi. Do đó, cần phải chú trọng ăn uống để vết thương nhanh chóng được chữa lành và tái tạo lớp da mới.
- Khi bị thương, sức đề kháng của cơ thể giảm đi. Nếu chăm sóc vết thương bị khâu không đúng cách, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập được vào vết thương và dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết thương.
- Quá trình lành vết thương hở càng kéo dài, sẽ càng gây ra nhiều bất tiện cho người bị thương.
2. Ăn gì cho mau lành vết thương khâu?
Sau khi khâu vết thương, người bị thương thường cảm thấy rất đau và mệt. Hệ tiêu hóa hoạt động cũng không được tốt như trước khi phải khâu vết thương. Do đó, người bị khâu vết thương nên ăn gì là vấn đề thực sự rất đáng quan tâm.
Ăn gì để người bệnh cảm giác ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa hơn nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và giúp cho vết thương khâu nhanh lành hơn là điều không dễ. Dưới đây là danh sách một số nhóm thực phẩm giúp cho vết thương khâu nhanh lành:
2.1. Cần bổ sung những thực phẩm có đủ chất đường và giàu chất xơ
Một trong những thực phẩm đứng đầu danh sách này là rau ngót hoặc mồng tơi kết hợp với thịt lợn. Đây sẽ là món canh giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời đảm bảo vết thương nhanh được chữa lành và không để lại sẹo lồi, lõm sau khi lành.
Bị vết thương hở nên ăn gì để mau lành, chóng khỏi?
2.2. Nên ăn thực phẩm giàu protein sau khi khâu vết thương
Các thực phẩm thuộc nhóm này như: thịt nạc heo, các loại đậu… đều là những loại thực phẩm giàu chất đạm và rát tốt cho quá trình chữa lành của vết thương bị khâu.
Do đó, nếu đang điều trị vết thương khâu, bạn hãy tích cực bổ sung những thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo sau khi khỏi.
2.3. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho vết thương khâu
Ăn gì cho mau lành vết thương khâu? Các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Đối với người đang có vết thương khâu càng quan trọng.
Bởi vì nó không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm tăng sức đề kháng của người điều trị vết thương may mà nó còn giúp cho vết thương bị khâu nhanh chóng lành lại. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn ăn gì mau lành vết thương khâu thì đừng nên bỏ qua nhóm thực phẩm này nhé!
2.4. Nên bổ sung các món ăn giúp tránh sẹo
Nếu có vết thương bị khâu, chắc hẳn không ai muốn có những vết sẹo để lại. Đối với chị em phụ nữ thì sẹo lại càng đáng sợ.
Chính vì vậy, bạn hãy ăn những thực phẩm giúp tránh sẹo hiệu quả như: thịt lợn, rau ngót, mồng tơi, súp lơ xanh, các loại đỗ, các loại trái cây có chứa nhiều vitamin A, C, D, E,… Đây là những thực phẩm rất tốt cho quá trình hồi phục của vết thương bị khâu và ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo sau khi vết thương lành.
Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc mới may vết thương nên ăn gì thì trên đây chính là một số gợi ý dành cho bạn.
3. Vết thương khâu kiêng ăn gì?
Có những người đặc biệt thích ăn đồ biển nhưng nếu có vết thương hở bị khâu thì tốt nhất bạn nên tránh xa đồ hải sản. Vì đây là những loại thức ăn dễ gây kích ứng da hoặc làm cho vùng bị thương trở nên sưng tấy và ngứa ngáy. Vết thương sau khi lành cũng dễ để lại sẹo lồi hoặc lõm trông rất mất thẩm mỹ.
Xem thêm: Vết thương hở ăn gà được không?
4. Khi nào dừng ăn kiêng với vết thương khâu?
Ngoài ăn gì cho mau lành vết thương khâu thì chúng ta cũng cần biết việc kiêng này trong bao lâu? Mỗi một vết thương sẽ cần phải có một khoảng thời gian để chữa lành và tái tạo lớp da mới. Trong thời gian đang điều trị vết thương hoặc giai đoạn đang lên da non, bạn không nên ăn những thực phẩm làm ảnh hưởng đến quá trình chữa lành của vết thương.
Cần phải nghiêm túc thực hiện việc kiêng cữ để vết thương nhanh lành. Thời gian kiêng cữ bao lâu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác như: cơ địa của người bị thương, mức độ của vết thương, vị trí vết thương và cách xử lý vết thương.
Do đó, thời gian kiêng cữ ở mỗi người cũng sẽ khác nhau:
- Đối với những vết thương nhẹ, bạn chỉ cần từ 5 – 7 ngày, sau khi vết thương lành da là có thể ăn uống như bình thường.
- Với vết thương nghiêm trọng hơn, thời gian kiêng cữ cũng sẽ kéo dài hơn. Có thể từ 2 tuần đến 1 tháng.
- Đối với những vết mổ sau sinh, chị em phụ nữ cần kiêng cữ kỹ hơn, thời gian kiêng có thể kéo dài từ 2 tháng đến vài tháng.
Tránh xa những thực phẩm này khi bạn có vết thương hở:
5. Cách khắc phục triệu chứng khó ăn sau khâu
Sau khi khâu vết thương, nếu người bị thương gặp phải tình trạng táo bón hoặc khó tiêu thì cần bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đồng thời cũng tăng cường thêm nước vào cơ thể để tình trạng táo bón sớm được cải thiện.
Nếu người bị thương không ăn được hoặc khó ăn sau khi phẫu thuật thì cần phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để có phương án giải quyết kịp thời.
Như vậy, Hebora vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về chế độ dinh dưỡng dành cho người mới khâu vết thương. Hy vọng, qua nội dung bài viết bạn sẽ nắm rõ được vấn đề ăn gì cho mau lành vết thương khâu hoặc người mới khâu vết thương nên ăn gì để từ đó có chế độ ăn uống cho phù hợp. Chúc bạn sớm khỏe lại.
Theo Nguyễn Ngọc Duy