Trang chủ Giải đáp ăn mì tôm có mọc mụn không – Nên ăn bao nhiêu là đủ?

Giải đáp ăn mì tôm có mọc mụn không – Nên ăn bao nhiêu là đủ?

Chia sẻ:

Ăn mì tôm có nổi mụn không đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Với nhiều người, mì tôm được xem là bữa sáng tiện lợi, nhất là những người quá bận rộn và không có thời gian nấu nướng thường xuyên. Cùng Hebora tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để biết được liệu ăn mì tôm có gây nóng và nổi mụn không bạn nhé.

Ăn mì gói có nổi mụn không?
Ăn mì gói có nổi mụn không?

1. Thành phần của mì gói ăn liền gồm những gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mì tôm có thành phần chính là bột mì (bột làm từ lúa mì). Ngoài ra nó còn bao gồm: dầu ăn, muối, chất điều vị, bột trứng, chất tạo xốp, chất chống oxy hoá… Những thành phần này trung bình cung cấp cho cơ thể: 350kcal, 51.4g Carbohydrate, 13g chất béo và 6.9g Protein.

Vậy tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn? Việc tiêu thụ quá nhiều mì tôm trong thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý trong cơ thể,  cũng như gây ra một số vấn đề khác về sức khỏe, đặc biệt là nổi mụn nhọt.

2. Ăn mì tôm có nổi mụn không?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng cho biết, xét về bản chất, mì tôm không phải là nguyên nhân gây nóng dù theo quan điểm Đông y hay Tây y. Trên thực tế, cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn mì tôm có thể gây mụn. 

Việc nổi mụn sau khi ăn mì tôm có thể xuất phát từ nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện… Tuy nhiên không thể phủ nhận việc tiêu thụ quá nhiều các loại thức ăn nhanh như mì tôm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.

Những yếu tố này có thể góp phần làm rối loạn các quá trình chuyển hóa, hấp thu của thực phẩm trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến các thay đổi về hormone, và có thể dẫn đến tình trạng mụn.

Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều muối và chất béo cũng làm tăng khả năng bị mụn trứng cá lên đến 54%.

Do đó, cần lưu ý ăn mì tôm với hàm lượng hợp lý để tránh mất cân bằng dinh dưỡng cũng như gián tiếp làm tăng khả năng nổi mụn.

Nội dung liên quan:

Mì tôm gói ăn có bị mụn không?
Mì tôm gói ăn có bị mụn không?

3. Cách ăn mì tôm không nổi mụn, đẹp da cực dễ

Vậy là bạn đã biết “Ăn mì tôm có nổi mụn không” ở phần trên. Tuy nhiên để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và tránh nổi mụn khi ăn mì tôm, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Nhúng qua mì với nước sôi: Trước khi nấu mì nên nhúng qua mì với nước sôi để loại bỏ bớt chất béo có trong dầu chiên mì, đồng thời giúp sợi mì dai và giòn hơn.
  • Khi ăn mì nên kết hợp cả rau, củ, quả: Để bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể, giúp cơ thể trao đổi và chuyển hóa tốt, giảm tác động của chất béo và tinh bột đối với cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng gói gia vị và dầu đi kèm: Vì những chất này có tác dụng tăng vị béo cho mì đồng thời tăng khả năng gây nóng và nổi mụn.
  • Hạn chế ăn mì tôm: Không nên ăn mì tôm thường xuyên và liên tục để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làn da.
  • Vận động thường xuyên: Nên kết hợp chế độ tập luyện khoa học và vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe cũng như loại bỏ được những chất dư thừa trong cơ thể.
  • Bổ sung thêm trái cây, nước hoa quả: Sau khi ăn mì tôm thì bạn nên bổ sung thêm các loại trái cây, nước hoa quả để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể và giúp giải nhiệt tránh bị nóng trong.
  • Uống nhiều nước: Sau khi ăn mì tôm bạn nên uống nhiều nước hơn để giúp cấp thêm nước cho cơ thể và giải nhiệt. Từ đó, giúp làn da khỏe mạnh hơn và hạn chế hình thành mụn.

Qua đó, dưới đây là câu trả lời cho một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi ăn mì tôm để giúp hạn chế hình thành mụn:

  • Sau khi ăn mì tôm nên ăn gì để không mọc mụn? Bạn nên uống nhiều nước kết hợp ăn nhiều trái cây để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp giải nhiệt và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Ăn mì tôm sống có bị nổi mụn không? Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nên tham khảo và lựa chọn những loại mì tôm không nóng như: Mì Ramen, mì Omachi,…

Tham khảo: Những món ăn mát cơ thể #Giảm mụn #Đẹp da

4. Một tuần nên ăn mì gói bao nhiêu lần?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tốt nhất chỉ nên ăn mì gói 1 tuần 1 lần để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời tránh dẫn đến các vấn đề không tốt về sức khoẻ như nổi mụn, tăng cân, béo phì.

Như đã tìm hiểu ở phía trên về câu hỏi “Ăn mì tôm có nổi mụn không”. Về bản chất, mì tôm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nóng cũng như nổi mụn, tuy nhiên, thực phẩm lại khá nghèo dinh dưỡng, vì vậy dù tiện lợi và hấp dẫn bạn cũng không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này.

Đối với trẻ em, tốt nhất nên chọn những loại mì ít nóng hoặc những loại mì tôm chuyên cho trẻ em để có hương vị phù hợp với trẻ đồng thời đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn.

Những hiểu lầm tai hại về mì ăn liền bạn cần biết:

5. Một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến làn da

Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn cần tránh hoặc hạn chế sử dụng để không gây ra tình trạng nổi mụn, cụ thể:

  • Đồ ăn cay nóng: Thường xuyên ăn đồ cay nóng có thể khiến da tiết ra nhiều dầu nhờn hơn, gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Qua đó, khiến da dễ hình thành mụn hơn.
  • Đồ ăn nhanh: Trong đồ ăn nhanh có chứa nhiều thành phần không tốt cho làn da như: đường, muối, chất béo khó tiêu. Bên cạnh đó, đồ ăn nhanh cũng không cung cấp nhiều các dưỡng chất cần thiết cho da như: vitamin, chất xơ, chất khoáng,… Vậy nên, sử dụng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến làn da.
  • Thực phẩm có chứa nhiều đường: Đồ ăn có chứa nhiều đường sẽ làm tăng nhanh đường huyết trong cơ thể, kích thích bài tiết insulin dẫn đến hình thành mụn.
  • Sữa bò: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sữa bò làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, làm làn da dễ bị hình thành mụn và có thể làm tình trạng viêm nhiễm do mụn gây ra trở nên nghiêm trọng hơn.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết của chuyên mục Nuôi Dưỡng Làn Da, đã cung cấp về Ăn mì tôm có nổi mụn không, bạn sẽ biết cách ăn mì đúng cách đồng thời có cái nhìn chính xác hơn về loại thực phẩm ăn liền tiện lợi này. Đừng quên tập luyện thường xuyên và có chế độ ăn uống khoa học để việc ăn mì không ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân nhé!

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *