Trang chủ Giải đáp ăn vải thiều có nóng không – Ai không nên ăn nhiều vải?

Giải đáp ăn vải thiều có nóng không – Ai không nên ăn nhiều vải?

Chia sẻ:

Tìm hiểu Ăn vải có nóng không để giúp bạn có thể an tâm sử dụng loại trái cây mà bạn yêu thích và bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cùng Hebora tìm hiểu rõ hơn về loại trái cây mùa hè này, cũng như “ăn vải có nổi mụn không” trong bài viết sau đây bạn nhé.

Ăn quả vải có nóng không?
Ăn quả vải có nóng không?

1. Ăn vải có nóng không?

Câu trả lời là CÓ THỂ. Vải trong Đông y được gọi là Lệ chi, là một vị thuốc quý dùng để tiêu thũng, trừ hàn, bổ huyết, dưỡng can,… Tuy nhiên, Đông y cũng xếp vải vào loại có tính đại nhiệt.

Ăn vải nhiều có tốt không? Câu trả lời là KHÔNG. Nếu ăn nhiều có thể gây nóng trong, thậm chí có thể dẫn đến “chứng bệnh lệ chi” (say vải) với các triệu chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu…

Theo y học hiện đại, vải là một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Nhưng vải có tính ngọt và chứa nhiều năng lượng, nên nếu ăn nhiều có thể gây ra các bệnh về viêm nhiệt.

Nhưng loại trái cây này chỉ gây hại sức khỏe, nếu ăn với hàm lượng quá nhiều. Còn nếu bạn ăn với mức độ hợp lý, vải không hề gây hại, mà còn rất tốt cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Top 5+ thực phẩm mát gan giải độc trị mụn

2. Tác dụng của quả vải với sức khỏe là gì?

Do đó, nếu ăn với lượng vừa phải và hợp lý, vải có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể kể đến như:

  • Tăng cường chức năng hệ miễn dịch: Trong quả vải có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào – đây là một loại vitamin quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Loại vitamin này cũng giữ vai trò giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bổ sung dinh dưỡng và nước cho cơ thể: Vải là loại trái cây có chứa nhiều nước và dưỡng chất. Vậy nên, ăn vải là một cách hiệu quả để bổ sung thêm nước và các dưỡng chất cần thiết chơ cơ thể.
  • Ngăn ngừa ung thư: Các chất được tìm thấy trong vải như: quercitin, flavones và kaemferol,… là các hợp chất quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện sự trao đổi chất: Trong vải có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Qua đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh táo bón.
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Hàm lượng calo có trong vải khá thấp và không chứa cholesterol hay chất béo bão hòa. Vậy nên, ăn vải sẽ không dẫn đến tăng cân mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bởi vải có hàm lượng chất xơ cao giúp bạn no lâu hơn, hạn chế nạp thêm đồ ăn vào cơ thể.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn vải giúp hỗ trợ ổn định huyết áp và nhịp tim. Qua đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ.
  • Nuôi dưỡng làn da: Vải có chứa nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho làn da, giúp làn da khỏe mạnh hơn, giảm thiểu nếp nhăn một cách hiệu quả.
Ăn quả vả có tốt không?
Ăn quả vải có tốt không?

3. Ăn vải có nổi mụn không?

Câu trả lời là . Quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lượng đường cực lớn nên việc ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn là điều hoàn toàn có thể. Đây là một tác hại của quả vải, khiến lượng đường trong máu có thể tăng cao đột biến, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tụ cầu khuẩn.

Loại khuẩn này chính là nguyên nhân hàng đầu trong việc gây ra các chứng lở loét, ngứa ngáy, nổi mụn. Ngoài ra, tính nóng của vải cũng có thể tác động đến gan gây nóng gan và dẫn đến mụn nhọt.

Do đó, trả lời cho ăn vải có nóng không thì bạn nên ăn vải với hàm lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của bản thân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

4. Ăn vải thế nào mới tốt cho sức khỏe?

Bên cạnh những lợi ích về dinh dưỡng mà vải thiều mang lại, không thể phủ nhận loại trái cây này cũng có không ít hạn chế đi kèm. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như hấp thụ được giá trị dinh dưỡng tối đa từ trái vải, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc. Hàm lượng vải tốt nhất nên ăn mỗi lần là từ khoảng 400 – 500g. Đây là hàm lượng vừa đủ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây hại đến sức khỏe.
  • Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm được cảm giác nóng trong người khi ăn. 
  • Nên ăn quả vải sau khi ăn cơm để không làm ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng.
  • Trước khi ăn vải nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.
  • Nên ăn vải kèm hạt sen, đậu xanh để làm giảm tính nóng của vải.

5. Những ai KHÔNG NÊN ăn quả vải?

Vải là loại trái cây mùa hè dễ ăn và cũng rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó lại thực sự không phù hợp với nhiều người, nhất là những người thuộc các đối tượng sau:

  • Trẻ em: Tốt nhất, chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 – 6 quả) mỗi lần để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
  • Người bị tiểu đường: Nếu ăn nhiều vải thì lượng đường Glucoza càng dễ tăng đột biến, từ đó làm tăng đường huyết nhanh.
  • Người có cơ địa nóng trong: Ăn nhiều loại quả này sẽ khiến cho tình trạng càng trầm trọng thêm, dễ phát sinh mụn nhọt. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.
  • Người thừa cân, béo phì: Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì mà bạn không kiểm soát được hàm lượng tiêu thụ thì điều này chỉ khiến cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
  • Phụ nữ đang mang thai: Vài là loại trái cây có hàm lượng đường cao. Với phụ nữ đang mang thai cần hạn chế ăn vải để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, tăng nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng sau sinh,…
  • Người bị dị ứng: Đối với những người hay bị dị ứng, cần hạn chế ăn vải vì có thể khiến bạn gặp các triệu chứng không mong muốn như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nổi mẩn đỏ, nổi rôm sảy, tiêu chảy, suy hô hấp,…
Người béo phì cũng nên hạn chế ăn nhiều vải
Người béo phì cũng nên hạn chế ăn nhiều vải

6. Bà bầu ăn vải có nóng không?

Đối với bà bầu, hoa quả được xem là nguồn bổ sung Vitamin và khoáng chất vô cùng tốt bởi nhóm này giàu chất xơ đồng thời lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có thể giúp chị em giảm tình trạng ốm nghén, ngăn ngừa táo bón và bổ sung năng lượng.

Trả lời câu hỏi này, Ths.Bs Lê Thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng quốc gia) cho rằng bà bầu nên ăn đa dạng các loại hoa quả mà không cần kiêng khem bất cứ loại quả nào.

Đối với vải cũng vậy, đây là loại trái cây có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho bà bầu như: Vitamin C, A, B, E, Kali, Canxi, Kẽm, Sắt,… Do đó, nếu sức khỏe bình thường, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn loại trái cây này trong thai kỳ với mức độ hợp lý mà không lo nóng.

Riêng với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc rối loạn dung nạp đường huyết thì không nên ăn hoặc hạn chế ăn loại quả này hết mức có thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe lẫn thai nhi.

Kinh nghiệm ăn vải, tốt cho sức khỏe:

Như vậy qua nội dung bài viết trên của Hebora chắc hẳn bạn đã biết Ăn vải có nóng không. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp qua bài viết trên có thể giúp bạn ăn vải hợp lý để không lo nóng và mụn trong mùa hè này.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *