Trang chủ Giải đáp mới khâu vết thương nên kiêng ăn gì – Thực phẩm nào nên ăn?

Giải đáp mới khâu vết thương nên kiêng ăn gì – Thực phẩm nào nên ăn?

Chia sẻ:

Bị khâu vết thương kiêng ăn gì là một vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay. Vết thương bị khâu cần phải được chăm sóc đúng cách và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để vết thương nhanh lành. Mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Hebora để có câu trả lời.

Sau khi khâu vết thương nên kiêng ăn gì?
Sau khi khâu vết thương nên kiêng ăn gì?

1. Khi nào thì bạn cần khâu vết thương?

Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có những lúc bạn không tránh khỏi những va chạm hoặc bất cẩn dẫn đến có vết thương. Những vết thương này hầu hết sẽ tự khỏi sau một thời gian chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, cũng có những vết thương nghiêm trọng, cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định khâu vết thương để đóng miệng vết thương và giảm sẹo.

Mục đích của việc này là để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và làm cho quá trình lành vết thương được diễn ra nhanh hơn.

Như vậy, bạn sẽ cần phải khâu vết thương khi có chỉ định của bác sĩ để tạo điều kiện thuận lợi cho vết thương được sớm lành và giảm bớt sẹo sau khi hồi phục tổn thương.

2. Bị khâu vết thương kiêng ăn gì để mau khỏi?

Bị vết thương hở kiêng ăn gì? Để chăm sóc những vết thương nhẹ đã khó. Chăm sóc vết thương bị khâu càng khó hơn. Lúc này, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chữa lành của vết thương. Đối với những món ăn không thích hợp để sử dụng cho người mới khâu vết thương, bạn sẽ phải tuyệt đối tránh xa.

Vậy, sau khi khâu vết thương không nên ăn gì? Dưới đây là danh sách những món ăn cần tránh để vết thương nhanh lành:

2.1. KHÔNG ăn đường khi có vết thương khâu

Khi vừa khâu vết thương, nếu ăn đường sẽ không tốt cho quá trình chữa lành vết thương bởi nó sẽ làm ức chế và suy giảm Collagen và Elastin. Đây là 2 chất có vai trò rất lớn trong quá trình phục hồi của vết thương.

2.2. Kiêng những thực phẩm giàu nitrat

Những thức ăn nhanh và đồ ăn sẵn như: xúc xích, thịt hun khói, … thường có chứa rất nhiều nitrat. Nếu người đang điều trị vết thương bị khâu ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ dẫn đến dư thừa nitrat.

Điều này dẫn đến các mạch máu dẫn đến vết thương có nguy cơ bị phá vỡ và làm chậm quá trình chữa lành của vết thương. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn không biết sau khi khâu vết thương không nên ăn gì thì nhóm thực phẩm giàu nitrat chính là món mà bạn cần tránh xa.

Mới khâu vết thương không nên ăn gì?
Mới khâu vết thương không nên ăn gì?

2.3. Tránh xa thực phầm, đồ uống có nhiều Caffeine

Đây là chất có đặc tính oxy hóa rất mạnh nên nó có thể làm cản trở quá trình phục hồi của da và dẫn đến các mô bị thiếu dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi đang điều trị vết thương mới khâu, người bị thương không nên nạp vào cơ thể những thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều chất caffeine. 

2.4. KHÔNG sử dụng rượu, bia khi mới khâu vết thương

Nếu bạn hỏi: vết thương may không nên ăn gì? thì rượu, bia chính là một phần trong đáp án dành cho bạn. Đây là những loại đồ uống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng để phục hồi vết thương bị khâu. Nó làm cho quá trình chữa lành vết thương bị kéo dài hơn so với thông thường.

2.5. Ăn rau muống sẽ để lại vết thương sẹo

Bị khâu vết thương kiêng ăn gì? Rau muống được biết đến là loại rau có rất nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, nó lại không phải là loại rau thích hợp sử dụng cho những người có vết thương bị khâu.

Nếu bạn ăn rau muống khi đang bị thương sẽ khiến cho vết thương bị làm đầy nhanh chóng và dẫn đến nguy cơ để lại sẹo lồi sau khi vết thương lành.

2.6. Đồ nếp và thịt gà kích thích sẹo vết thương hình thành

Những món ăn được chế biến từ gạo nếp và thịt gà đều mặc dù có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại là những món ăn có tính nóng.

Do đó, người có vết thương bị khâu nếu ăn những loại thức ăn này sẽ dẫn đến nguy cơ vết thương bị sưng tấy, mưng mủ và lâu lành hơn, thậm chí nó còn có thể để lại vết sẹo lồi trên da sau khi lành.

2.7. Kiêng ăn hải sản và đồ tanh khi có vết thương khâu

Hải sản và đồ tanh là những thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó lại gây ngứa ngáy và khó chịu cho những vết thương mới khâu. Do đó, bạn không nên ăn hải sản nếu đang bị khâu vết thương.

2.8. Thịt bò KHÔNG tốt cho vùng da mới khâu chỉ

Thịt bò là nhóm thực phẩm rất giàu protein nên rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị khâu vết thương thì bạn không nên ăn thịt bò vì nó sẽ làm cho vết thương bị thâm và để lại sẹo lồi sau khi lành.

2.9. Tránh xa thức ăn cứng, khó nhai, khó tiêu hóa

Những thức ăn khô cứng, khó nhai và khó tiêu hóa hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của những người vừa phẫu thuật và làm ảnh hưởng đến quá trình chữa lành của vết thương. Chính vì thế, sau khi khâu vết thương bạn không nên ăn những loại thực phẩm này.

2.10. Thực phẩm có tính kích thích, thực phẩm lên men

Những thực phẩm thuộc nhóm này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người bị thương và khiến cho vết thương mưng mủ, sưng tấy và nhiễm trùng. Vì vậy, để vết thương bị khâu nhanh lành thì tốt nhất bạn không nên ăn những thực phẩm có tính kích thích, thực phẩm lên men.

Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men

2.11. Các loại thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao

Đây là nhóm thực phẩm không hề tốt cho hệ tiêu hóa của người mới khâu vết thương. Nếu ăn quá nhiều những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao sẽ làm ảnh hưởng đến việc liền vết khâu và làm cho vết thương lâu được chữa lành hơn.

2.12. KHÔNG ăn thực phẩm có nhiều chất xơ

Để giải đáp Bị khâu vết thương kiêng ăn gì thì chất xơ rất cần thiết cho cơ thể và nó cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa. Thế nhưng, những người vừa mới khâu vết thương lại không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bởi nó ảnh hưởng không tốt đến quá trình chữa lành của vết thương.

2.13. Tránh xa thực phẩm sống, chưa được nấu chín

Khi có vết thương phải khâu, cơ thể của người bị thương rất yếu và sức đề kháng cũng giảm. Do đó, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho người bị thương.

Trong khi đó, những thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín lại tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn gây hại. Vì vậy, để đảm bảo cho vết thương nhanh được chữa lành thì tốt nhất bạn không nên ăn thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín.

Xem thêm: Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì?

3. Bị khâu vết thương cần kiêng trong thời gian bao lâu?

Người có vết thương bị khâu cần kiêng trong thời gian bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đưa ra đáp án cụ thể trong trường hợp này được.

Bởi vì, thời gian chữa lành vết thương sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cơ địa của người bị thương, tình trạng của vết thương, cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng của người vừa có vết thương bị khâu.

Thông thường, vết thương bị khâu sẽ cần thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng, thậm chí là vài tháng để hoàn toàn bình phục. Thời gian kiêng sẽ cần phải tương ứng với thời gian để vết thương có thể chữa lành hoàn toàn.

4. Một số lưu ý quan trọng khi có vết thương khâu

Vết thương bị khâu nếu không chăm sóc đúng cách và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì sẽ lâu lành. Vì vậy, ngoài những thực phẩm không nên ăn sau khi khâu vết thương thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ ăn có ít muối và ít chất béo.
  • Mặc dù phải kiêng ăn nhiều món nhưng bạn vẫn cần phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Ăn gì mau lành vết thương khâu? Bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu sắt, kẽm và những thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu có những dấu hiệu bất thường thì phải báo lại ngay với người phụ trách để được xử lý kịp thời.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và luôn nhớ rõ sau khi cắt chỉ vết thương kiêng ăn gì để tránh không sử dụng những thực phẩm đó.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp được vấn đề: bị khâu vết thương kiêng ăn gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu cần tư vấn thêm điều gì, đừng ngại liên hệ ngay với Hebora bạn nhé!

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *