Tìm hiểu các loại mụn trên mặt gồm những loại mụn nào để có thể áp dụng đúng cách điều trị với từng loại mụn khác nhau. Cùng điểm danh một số loại mụn phổ biến nhất trên mặt hiện nay cũng như cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa chúng.
1.Các loại mụn trên mặt
Các loại mụn trên khuôn mặt luôn là nỗi ám ảnh của người mắc phải. Có nhiều loại mụn khác nhau có thể xuất hiện trên khuôn mặt. Hãy thử cùng liệt kê các loại mụn xem bạn biết được bao nhiêu loại trong số đó nhé:
1.1. Mụn viêm là gì?
Mụn viêm là loại mụn sưng đỏ và đau, đây là dạng mụn trứng cá nặng, xuất hiện khi mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng không được xử lý đúng cách, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Một số dạng mụn thường viêm thường gặp có thể kể đến như mụn đỏ không nhân, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.
Mụn viêm thường gặp nhất là lúc viêm đỏ ở má, biểu hiện sưng đỏ, đầu mụn cứng, không có chân gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bị. Loại mụn này nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho mụn lan rộng ra và rất khó để khắc phục.
Mụn viêm có nên nặn không? Nên xử lý ra sao?
1.2. Như thế nào là mụn mủ?
Mụn mủ là một trong những loại mụn ở mặt cực kỳ phổ biến, là một mảng phồng lên của da đầy chất lỏng màu vàng, thường gọi là mủ. Đó là những nốt sưng tấy và có mủ màu trắng bên trong, rất nhức và khó chịu.
Xung quanh làn da bị mụn bị chuyển sang màu đỏ và sưng tấy lên, lớp da ngoài rất mỏng, bọc bên ngoài mụn nên mụn rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần sờ hoặc chạm nhẹ là có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào. Mụn mủ hình thành do bã nhờn dư thừa dưới lỗ chân lông, kết hợp với vi khuẩn P.Acnes gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể xuất hiện mụn mủ, nhưng bị trên mặt vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Có thể kể đến các loại mụn trên mặt thường xuất như mụn mủ ở chân mày, mụn mủ tại thái dương, mụn mủ ở mũ, mụn mủ ở cằm và xung quanh miệng.
1.3. Tìm hiểu về mụn cóc
Mụn cóc hay mụn cơm là một dạng tăng sinh bất thường của da. Mụn là khối u xấu xí, sần sùi, có lúc mụn nổi giống như bông súp lơ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Mụn có màu trắng, kích thước khác nhau nhưng thường tương đương với hạt cơm.
Cách nhận biết các loại mụn cóc:
- Mụn cóc thông thường có thể phát hiện ở ngón tay và ngón chân…, mụn cóc thường là vẻ ngoài sần sùi và tròn.
- Mụn cóc Plantar thường mọc ở bàn chân, phát triển ở trong da và gây khó chịu khi đi lại.
- Mụn cóc phẳng có màu hồng, nâu hoặc hơi vàng, thường mọc ở mặt, đùi hoặc cánh tay và có kích thước nhỏ.
- Mụn cóc dạng sợi mảnh mọc quanh miệng hoặc mũi, đôi khi có thể là ở trên cổ hoặc dưới cằm. Lại mụn này thường có kích thước nhỏ, thon dài và cùng màu với da.
Nội dung liên quan: Mụn cóc có tự hết được không?
1.4. Mụn thịt là mụn gì?
So với các loại mụn ở mặt thì mụn thịt khá lành. Thực chất, mụn thịt là một dạng u lành tính, thường sẽ gặp ở những người trưởng thành. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng loại mụn này lại gây mất thẩm mỹ.
Mụn thịt có kích thước nhỏ chỉ từ 1-3mm, có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng chùm, từng đám. Loại mụn này đồng màu với da hoặc hơi ngả vàng, không sưng, không đau và không hề viêm, nhiều trường hợp có thể bị ngứa.
Nếu bạn để ý sẽ thấy về các loại mụn trên mặt, mụn thịt thường xuất hiện quanh mắt, trán, gò má, cổ, nách, ngực, bộ phận sinh dục, bụng. Chúng xuất hiện là do rối loạn chuyển hóa dưới da hoặc các collagen và mạch máu bị tắc nghẽn bên trong da.
1.5. Mụn đầu trắng hình thành như nào?
Mụn đầu trắng hay mụn trắng hay mụn nhân trắng là mụn được hình thành khi các tế bào da chết, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong lỗ chân lông. Không giống mụn đầu đen, mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt của lỗ chân lông đóng kín.
Mụn đầu trắng có thể phát triển ở bất kỳ đâu trên cơ thể có sự tắc nghẽn lỗ chân lông, đặc biệt ở các khu vực hay bị nhờn trên mặt như ở cằm, mũi và trán. Bên cạnh đó, mụn cũng có thể xuất hiện trên ngực, lưng, vai, cánh tay
1.6. Tìm hiểu mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen thực chất là nhân trứng cá hở, những nốt mụn nhỏ đó có đầu màu đen. Loại mụn này là dấu hiệu tổn thương đầu tiên do mụn trứng cá gây ra và thường tập trung tại những vùng da có nhiều bã nhờn như mũi, cằm, trán. Đây là loại mụn cực kỳ phổ biến và thường xuất hiện trên khuôn mặt. Đôi khi, chúng có thể xuất hiện tại các vị trí khác như trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai, có nhiều nang lông ở khu vực này.
Mụn đầu đen là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lỗ chân lông bị giãn ra, giúp cho vi khuẩn phát triển. Nếu không điều trị kịp thời, mụn đầu đen dễ để lại biến chứng thành những ổ viêm nhiễm gây tổn thương da nặng hơn.
1.7. Mụn bọc trông như thế nào?
Có rất nhiều người thường nhầm lẫn mụn bọc với mụn trứng cá. Tuy nhiên, mụn bọc so với các mụn trên mặt thường có đường kính lớn hơn nhiều. Loại mụn này thường bị sưng đỏ, một nang lớn bên trong có nhiều dịch máu mủ, gây đau nhức trên da và vô cùng khó chịu. Trên mặt, mụn bọc có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên mặt như cằm, mũi, trán…Một số các loại mụn bọc dễ gặp sẽ có các biểu hiện như:
- Mụn bọc không nhân: Là mụn sưng to nhưng không có đầu nhân mụn. Loại mụn bọc này không nằm trong số những loại mụn có thể tự nặn như các loại mụn thông thường khác, mụn bọc không nhân thường sưng to, ửng đỏ, đau nhức dữ dội.
- Mụn bọc không sưng đầu thường hình thành một cục to trên da, không có đầu, sờ vào sẽ thấy đau nhức và ứng, nhân mụn ẩn sâu dưới da.
- Mụn bọc trắng là một trong các loại mụn trên mặt không viêm sưng nhưng thường nổi bọc lớn với đầu nhân mủ trắng.
Những loại mụn nguy hiểm cần xử lý ngay lập tức
1.8. Điều cần biết về mụn đinh râu
Mụn đinh râu hay còn gọi là mụn đầu đinh không chỉ là mụn thông thường mà mà nó là mụn có ngòi mủ. Chúng thường xuyên xuất hiện ở khu vực quanh môi, cằm và khu vực quanh mũi.
Khi mới hình thành thì sẽ có dấu hiệu sưng đỏ ngay gốc chân chân của sợi râu, và khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi, sốt cao li bì > 40 độ, bồn chồn,…
Nếu bạn không chăm sóc đúng cách thì mụn có thể bị sưng to lên và xuất hiện mủ màu vàng trên đỉnh mụn. Càng ngày nó sẽ càng phát triển nặng hơn và xuất hiện hiện tượng mặt sưng vù, mất nước, sốt cao vì bị nhiễm độc tố của vi khuẩn.
2. Nguyên nhân gây mụn trên mặt là gì?
Thường thì có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trên mặt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra một số nguyên nhân chính gây hình thành mụn. Qua đó, giúp bạn có cách ngăn ngừa mụn hiệu quả:
- Thay đổi nội tiết tố: Thường thì nội tiết tố sẽ thay đổi nhiều ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai,… khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Qua đó, làm tăng nguy cơ hình thành mụn, nếu không chăm sóc da đúng cách.
- Chăm sóc da không đúng cách: Điều này khiến làn da của bạn dễ bị tổn thương hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
- Lạm dụng mỹ phẩm: Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng hoặc lạm dụng mỹ phẩm sẽ làm tổn thương đến làn da và gây bít tắc lỗ chân lông. Lâu dần sẽ dẫn đến hình thành các loại mụn trên mặt.
- Chế độ ăn không lành mạnh: Ăn đồ ăn cay nóng, dầu mờ, đồ ngọt, chất kích thích,… là những thực phẩm không tốt cho da mụn, làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
- Da thường xuyên tiếp xúc với chất bẩn: Những thói quen xấu như chạm tay lên mặt, nặn mụn, không vệ sinh chăn gối thường xuyên hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
3. Cách chăm sóc da mụn đúng chuẩn
Khi chẳng may bạn mắc phải một trong số các loại mụn trên, đừng quá lo lắng. Hãy trị mụn tại nhà của mình thật tốt để tình trạng được giảm nhẹ.
- Vệ sinh da mặt thường xuyên: Làm sạch da nhẹ nhàng 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt, để giúp loại bỏ vi khuẩn và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
- Tẩy tế bào chết thường xuyên: Tẩy tế bào chết thường xuyên cho da để tránh tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc. Bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết khoảng 1 – 2 lần/ tuần.
- Cấp ẩm cho da: Hàng ngày, bạn cấp đủ ẩm cho da để hạn chế việc tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da.
- Không được tự ý nặn mụn: Việc tự ý nặn mụn khi mụn chưa chín hoặc nặn mụn không đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và khiến tình trạng mụn nặng hơn.
- Không được chạm tay lên mặt: Chú ý không được chạm tay lên mặt, để tóc gọn và thường xuyên vệ sinh điện thoại, chăn gối để hạn chế vi khuẩn gây mụn tiếp xúc với da mặt.
- Sử dụng mỹ phẩm phù hợp: Không nên sử dụng mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng da, hạn chế việc trang điểm.
- Chống nắng cho da: Bạn nên sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài và kể cả khi ở trong nhà để giúp hạn chế tác động từ môi trường như tia UV.
4. Làm sao để phòng ngừa mụn trên da?
Theo các loại mụn trên mặt thì để da mặt luôn căng mịn, khỏe mạnh và sạch mụn thì tốt nhất, bạn nên phòng ngừa mụn ngay từ khi nó chưa xuất hiện. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số cách như:
- Giữ mặt luôn sạch sẽ bằng cách rửa mặt ngày 2 lần và tuyệt đối không được chà xát lên mặt.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm, bạn nên tìm các loại sản phẩm dưỡng ẩm da có từ “Noncomedogenic” trên nhãn sản phẩm
- Sử dụng các sản phẩm trị mụn không kê đơn giúp kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn sinh mụn
- Không để các sản phẩm dưỡng tóc, sáp và gel dính vào mặt, nếu da dầu bạn nhiều dầu nên thường xuyên gội đầu.
- Không được cho tay lên mặt sờ vì như vậy bạn đã vô tình đưa một lượng lớn vi khuẩn lên mặt.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, hạn chế ra ngoài từ 10h-14h hàng ngày.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ.
- Tập thể dục thường xuyên và giữ tinh thần lạc quan.
5. Những “sai lầm” khi điều trị mụn bạn cần biết
Không phải ai cũng biết cách điều trị mụn hiệu quả và nhanh chóng. Dưới đây là một số sai lầm khi điều trị mụn mà rất nhiều người gặp phải:
- Lựa chọn sai loại sữa rửa mặt, rửa mặt quá nhiều hoặc quá ít trong ngày
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da, dưỡng ẩm không phù hợp
- Không sử dụng kem chống nắng hàng ngày hoặc sử dụng sản phẩm không phù hợp
- Dưỡng da quá cầu kỳ khiến da bị “quá tải”, dễ gây mụn hoặc làm tình trạng mụn nặng hơn.
- Thay đổi sản phẩm trị mụn liên tục hoặc tự chế thuốc trị mụn.
- Thường xuyên đưa tay lên nặn mụn và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện không khoa học.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa chất Corticoid, ngưng sử dụng sản phẩm ngay sau khi hết mụn.
Nếu da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn, thì đừng quá lo lắng và hãy điều trị, tự xây dựng cho mình 1 chế độ sinh hoạt khoa học là được.
Trên đây là liệt kê các loại mụn trên mặt mà bạn cần biết cũng như một số cách chăm sóc, phòng ngừa mụn xuất hiện trên da. Bạn hãy thường xuyên chăm sóc da mặt, có chế độ ăn uống nghỉ ngơi tốt cũng như sử dụng các loại kem dưỡng, kem trị mụn phù hợp để hạn chế tình trạng mụn xuất hiện. Chúc bạn luôn có làn da khỏe mạnh!
Theo Nguyễn Ngọc Duy