Cách mau lành vết thương té xe là điều nhiều người quan tâm khi bị té ngã, chảy máu và có nguy cơ để lại sẹo mất thẩm mỹ. Vậy làm cách nào để vết thương nhanh lành? Nội dung bài viết sau sẽ hướng dẫn cách không để lại sẹo khi bị té xe và hạn chế tình tối đa tình trạng sẹo.
1. Nên làm gì khi bị trầy xước do té xe?
Khi không may bị va chạm hay té ngã chúng ta không nên quá hoang mang nếu trong trường hợp bị nhẹ hãy bình tĩnh kiểm tra vết thương và thực hiện sơ cứu.
Bằng cách này sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình điều trị về sau được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó cũng là cách để giảm đau, ít tổn hại đến vết thương và sức khỏe.
Tham khảo: Skincare Routine là gì, có tác động đến làn da như thế nào?
1.1. Xác định mức độ của vết thương té xe
Đầu tiên bạn cần phải bình tĩnh và xác định vị trí vết thương và mức độ vết thương là nặng hay nhẹ để tìm cách sơ cứu, xử lý cho phù hợp.
Khi té ngã đặc biệt ở các vùng chân, tay, đầu gối, mặt… nếu vết thương lớn, vết thương hở cần tìm cách cầm máu và nhanh chóng tới bệnh viện để tránh bị nhiễm trùng. Các vết thương nhỏ, trầy xước, chảy máu ít có thể điều trị tại nhà.
1.2. Sơ cứu và xử lý vết thương té xe
Cách mau lành vết thương té xe đầu tiền chính là sơ cứu và xử lý vết thương, tránh gây những biến chứng mà về mặt thẩm mỹ còn là cách không để lại sẹo khi bị té xe. Chính vì vậy ngay tại thời điểm đó cần thực hiện các biện pháp cầm máu, loại bỏ dị vật,… nhanh nhất có thể:
- Bước 1 – Cầm máu cho vết thương hở: Khi máu chảy nhiều, vết thương hở lớn cần giữ chặt vết thương và nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để có các vật dụng cầm máu nhanh. Nếu trường hợp không thể cầm máu phải nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
- Bước 2 – Vệ sinh vết thương: Với những vết thương nhỏ có thể điều trị tại nhà bước tiếp theo cần phải sát khuẩn, vệ sinh và loại bỏ dị vật. Nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dùng dầu mù u trị vết thương hở để rửa loại bỏ bụi bẩn, đất cát từ bên trong.
- Bước 3 – Lau khô vết thương: Sau khi vệ sinh vết thương cần sử dụng bông để lâu khô miệng vết thương nhưng cần thực hiện một cách nhẹ nhàng để giảm đau.
- Bước 4 – Sử dụng các loại thuốc bôi vết thương hở mang tính sát trùng và giúp vết thương nhanh lành.
- Bước 5 – Băng bó vết thương bằng băng gạc, không để vết thương bị dính vào quần áo hay gây ma sát khó chịu.
1.3. Vết thương té xe bị nhức phải làm sao?
Khi bị thương do té ngã ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Để có thể hạn chế và giảm bớt các cơn đau cần chú ý các vấn đề như sau:
- Cần sơ cứu và xử lý vết thương kịp thời đúng cách giảm tỷ lệ nhiễm trùng.
- Vệ sinh, chăm sóc vết thương kỹ trong quá trình hồi phục bằng cách thường xuyên kiểm tra, bôi thuốc, thay băng,… Khi thấy vết thương có những biểu hiện bất thường rỉ máu, mưng mủ,… cần phải đến cơ sở y tế ngay.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ và phù hợp với người có vết thương để giảm tình trạng đau nhức.
2. Tổng hợp 6 cách mau lành vết thương té xe đơn giản tại nhà
Đối với các vết thương nhỏ có thể điều trị tại nhà ngoài việc vệ sinh, bôi thuốc và băng bó hàng ngày việc sử dụng các cách điều trị bằng các sản phẩm tự nhiên cũng vô cùng hiệu quả. Bao gồm các cách như:
2.1. Sử dụng kem hoặc thuốc làm nhanh khô vết thương
Khi sử dụng các loại thuốc và kem này cần phải có sự tham khảo và hỏi ý kiến từ các dược sĩ có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Ngoài làm lành vết thương thì đây cũng là cách trị vết thâm khi bị té xe.
2.2. Nha đam trị sẹo cực hiệu quả
Với thành phần trong nha đam có khả năng sát khuẩn, chống viêm hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương nhanh chóng.
Nhưng chỉ nên áp dụng với các vết thương trầy xước nhỏ ngoài da. Khi thực hiện có thể trực tiếp lấy phần thịt của nha đam thoa trực tiếp lên vết thương, thực hiện hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
2.3. Dùng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)
Đối với các vết thương hở nhỏ không cần thủ thuật khâu để có thể giúp vết thương nhanh khô cần phải tiến hành vệ sinh, sát khuẩn hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản sử dụng miếng bông thấm nước muối lau nhẹ miệng vết thương và vệ sinh sạch vùng da xung quanh vết thương.
2.4. Mật ong giúp vết thương hồi phục tốt
Bị té xe trầy mặt phải làm sao? Với tính chống viêm tốt, bạn có thể sử dụng mật ong tươi nguyên chất, thoa bên ngoài vết thương. Ngoài ra nên kết hợp với uống nước mật ong hàng ngày để tăng miễn dịch, giúp vết thương hồi phục nhanh.
Xem thêm: Cách làm khô vết thương chảy nước #nhanh #nhất
2.5. Dùng giấm táo khử khuẩn, nhiễm trùng
Giấm táo có khả năng kiểm soát mức độ lây lan vi khuẩn tránh vết thương bị nhiễm trùng và nhanh khô hơn. Cách thực hiện dùng giấm táo thấm vào bông gạc sau đó đắp lên vết thương khoảng 30 phút, nên thực hiện hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.6. Kết hợp dầu tràm và tinh dầu bạc hà bôi lên vết thương
Dầu tràm và tinh dầu bạc hà là một trong cách mau lành vết thương té xe, có tác dụng giảm sưng, giảm viêm rất tốt nhưng khi sử dụng với các vết thương hở bị trầy xước cần đặc biệt chú ý không để rơi vào miệng vết thương.
3. Bị té xe ăn gì cho mau lành vết thương?
Khi bị ngã xe sẽ tạo ra các vết thương trầy xước nhỏ hoặc hở miệng, khiến sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn. Vậy nên và không nên ăn gì để mau lành vết thương? bởi thực tế thực đơn ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi vết thương. Dưới đây là các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi có vết thương:
3.1. Các thực phẩm nên ăn để sớm lành vết thương
Bạn có biết bị vết thương hở nên ăn gì? Đây là thời điểm bạn cần bổ sungnhững thực phẩm lành tính, bổ sung nhiều Protein, chất béo, rau củ quả… cho cơ thể nhé:
- Nên tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống viêm, kháng vi khuẩn, giảm nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng như các loại trái cây, rau xanh: cam, quýt, bưởi, táo, lê…
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin A như khoai lang, cà rốt, gan lợn, các loại đậu,… có tác dụng chống oxi hóa và giúp làn da tái tạo tự nhiên.
- Protein và chất béo có trong các loại thịt, cá, sữa… hỗ trợ cho quá trình phát triển và tăng sinh tế bào tại vết thương hở.
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm như các loại thịt đỏ, các loại hạt ngũ cốc và rau xanh.
3.2. Các thực phẩm không nên ăn khi bị thương
Khi có vết thương để chúng có thể nhanh khỏi và không để lại sẹo, vết thâm thì cần tránh các loại thực phẩm như: thịt gà, thịt bò, các loại hải sản, trứng, rau muống đặc biệt là các món ăn làm từ đồ nếp sẽ khiến vết thương sưng tấy, mưng mủ và khó lành.
Xem thêm: Vết thương hở nên bôi thuốc gì để mau lành?
4. Vết thương té xe bao lâu thì lành?
Đối với các vết thương té xe nhỏ có thể tự điều trị có thể tự hồi phục rất nhanh. Nếu trường hợp phải tiểu phẫu sau khi cắt chỉ sẽ cần 5 – 7 ngày để vết thương lành lại.
Trong quá trình tự lành lại vết thương sẽ xuất hiện những vảy khô gây cảm giác ngứa nhưng tuyệt đối không được tự ý cạy và lột ra mà phải để chúng tự bong. Ngoài ra nếu vết thương để quá lâu chưa có dấu hiệu khô miệng và lành thì cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.
Chi tiết tại bài viết: Cách làm vết thương hở mau khô
5. Một số lưu ý để làm lành vết thương ngã xe
Khi vết thương bắt đầu lên da non là lúc chúng ta có thể sử dụng các biện pháp để tránh sẹo nhưng cần phải thực hiện đúng cách và lưu ý một số vấn đề sau:
- Dù sử dụng bất cứ sản phẩm trị sẹo từ thuốc, kem bôi hay các sản phẩm từ tự nhiên nếu có cảm giác gây kích ứng da như mẩn ngứa, sưng, đỏ cần dừng lại để theo dõi.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vết thương, nếu có những biểu hiện bất thường cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Đối với trẻ nhỏ phụ nữ có thai khi có vết thương cần phải tham khảo ý kiến của các sĩ về các loại thuốc có thể sử dụng tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Nội dung bài viết trên đây của Hebora đã chỉ ra cách mau lành vết thương té xe hiệu quả giúp nuôi dưỡng làn da, giảm tối đa tình trạng sẹo. Hy vọng rằng những thông tin này thực sự cần thiết và có ích trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Theo Nguyễn Ngọc Duy