Trang chủ [Bạn có biết] Cách nặn mụn tại nhà không bị thâm, sẹo không?

[Bạn có biết] Cách nặn mụn tại nhà không bị thâm, sẹo không?

Chia sẻ:

Đa số mọi người không biết cách nặn mụn tại nhà đúng cách, hay việc chăm sóc da mặt sau khi nặn như nào. Việc nặn mụn sai cách sẽ khiến nhân mụn vẫn còn hoặc để lại những vết sẹo, nốt thâm rất mất thẩm mỹ. Hãy để Hebora hướng dẫn nặn mụn tại nhà chi tiết từ A – Z cho bạn trong bài viết sau đây.

Kiểm tra mụn chín hay chưa trước khi nặn
Kiểm tra mụn chín hay chưa trước khi nặn

1. Nên hay không nên tự nặn mụn tại nhà?

Theo lời khuyến cáo của các chuyên gia làm đẹp thì câu trả lời là không nên tác động lên nốt mụn như sờ, bóp hay nặn. Với lý do thứ nhất, tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, nếu tuỳ ý chạm tay lên mặt đồng nghĩa với việc tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Việc nặn mụn không hẳn là đơn giản, chúng đều có quá trình để có thể đảm bảo an toàn và không gây hậu quả nghiêm trọng sau khi nặn mụn. Nếu tình trạng viêm nhiễm lan rộng trên da, phát tán vi khuẩn và làm mụn mọc lan ra nhiều nơi hơn là có thể xảy ra.

2. Thời điểm thích hợp để nặn mụn

Nếu không muốn để lại sẹo, thì nên tiến hành nặn mụn đúng cách và đúng thời điểm. Đó là khi cồi mụn đã hình thành hoàn toàn, đầu mụn khô và cứng. Bởi lẽ, khi mụn quá non thì hết khó để lấy hết nhân và tận gốc, thậm chí còn gây đau đớn. Và nghiêm trọng hơn là làm mụn viêm nhiễm và tái phát lần sau.

Bên cạnh đó, lưu ý thời điểm nếu bạn muốn tự nặn tại nhà thì nên chọn buổi tối. Vì đó là thời điểm da được nghỉ ngơi, không tiếp xúc với quá nhiều tác nhân môi trường.

3. Những loại mụn nên và không nên nặn?

  • Theo lời khuyên da liễu, với những loại mụn đầu đen hoặc đầu trắng đã chín, bạn có thể tự nặn ở nhà. Lưu ý là trình tự thực hiện phải đúng cách.
  • Còn với các loại mụn như mụn mủ, mụn viêm, mụn u nang viêm thì tuyệt đối không nặn mà hãy đi khám rồi tìm cách trị liệu.

4. Cách nặn mụn tại nhà đúng cách chuẩn như Spa

Bước 1: Kiểm tra độ già, độ chín của mụn

  • Kiểm tra độ chín của mụn bằng cách ấn nhẹ lên mụn, nếu thấy đầu mụn đã khô cứng thì có thể nặn được.
  • Cần rửa tay sạch bằng xà phòng và sát khuẩn trước khi dùng tay ấn.

Bước 2: Chuẩn bị sẵn các dụng cụ và tiến hành khử trùng tất cả

  • Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn thông dụng, bao gồm tăm bông, kim chích,…
  • Khử khuẩn và sát trùng tất cả bằng cách hơ nóng qua lửa rồi bôi lên 1 lớp cồn hoặc dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
  • Hoặc bạn có thể chuẩn bị bộ dụng cụ nặn mụn chuyên dụng với 1 loại có có hai đầu và 1 loại có lưỡi trích nhỏ, rất sắc bén.

Bước 3: Làm sạch da mặt và giãn nở lỗ chân lông

  • Rửa sạch vùng da mụn bằng nước sạch.
  • Giãn nở lỗ chân lông trên da bằng cách xông hơi.
  • Nếu không tiện thì có thể trùm khăn thấm ướt nước ấm rồi đắp lên mặt 2 – 3 phút.
  • Lưu ý dù xông hơi hơi chỉ đắp khăn ướt thì nước đều để ở độ ấm vừa phải, không được quá nóng.
Xông hơi giãn nở lỗ chân lông
Xông hơi giãn nở lỗ chân lông

Bước 4: Vệ sinh tay đúng cách và đeo găng tay y tế 

  • Rửa sạch tay và sát trùng tay đúng cách.
  • Đeo găng tay y tế trước khi tiến hành khử trùng dụng cụ.
  • Tuyệt đối không dùng tay không để thực hiện lấy nhân mụn tại nhà kể cả đã sát khuẩn “7749” lần.

Bước 5: Hướng dẫn cách nặn mụn tại nhà đúng cách

Cách nặn mụn đầu đen:

  • Dùng vòng tròn thép đặt lên vùng mụn sao cho nhân mụn nằm giữa.
  • Ấn nhẹ vào từng bên nốt mụn.
  • Lặp đi lặp lại tới khi nhân trồi lên.
  • Có thể tăng giảm lực ấn phù hợp nhưng không được mạnh quá.

Trường hợp nặn mụn đầu trắng: 

  • Lấy đầu nhọn của kim chích mụn và đâm nhẹ vào mủ trắng của mụn rồi kéo ra.
  • Dùng tay đã đeo găng y tế và sát khuẩn đầy đủ để ấn nhẹ từ 2 phía cho tới khi mủ trắng và nhân mụn ra hết.

Bước 6: Tiến hành sát trùng vùng da nặn mụn tránh viêm nhiễm

  • Lấy bông y tế thấm ít cồn rồi sát trùng tại vùng da vừa nặn mụn.
  • Nguyên tắc sát trùng từ trong ra ngoài theo quỹ đạo xoắn ốc.
Hướng dẫn chăm sóc da sau khi áp dụng cách nặn mụn tại nhà đúng cách
Hướng dẫn chăm sóc da sau khi áp dụng cách nặn mụn tại nhà đúng cách

5. Chăm sóc và dưỡng da sau khi nặn mụn đúng cách

Cách chăm sóc da bị mụn viêm

  • Tránh tẩy tế bào chết cho da: Việc này sẽ làm cho mụn viêm bị vỡ ra, góp phần gây viêm nghiêm trọng hơn. Hạn chế chỉ nên tẩy da chết 1 lần/tuần và nên dùng kèm với các sản phẩm dạng gel.
  • Dùng Toner cân bằng độ pH: Toner/Nước hoa hồng đều là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và bảo vệ da. Chúng tạo độ ẩm tránh cho da bị thiếu ẩm tự nhiên, khô căng, kích ứng.
  • Hạn chế makeup quá dày và đậm: Việc này khiến da bị bí và tình trạng mụn sẽ nặng hơn.
  • Duy trì lối sống, ăn uống, lành mạnh khoa học như vận động thể chất, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc…‏‏

Chăm sóc da dầu sau khi nặn mụn

  • Rửa mặt sạch bằng nước sạch sau khoảng 3 tiếng từ lúc nặn mụn bằng tay, lưu ý không chà xát mạnh.
  • Sau 2 – 3 ngày mới có thể dùng tới các mỹ phẩm làm sạch và chăm sóc da như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng…
  • Ưu tiên các dòng dưỡng ẩm có nhiều vitamin B5.
  • Mới nặn mụn nên bôi gì? Bôi kem chống nắng có SPF 30 khoảng 20 phút mỗi ngày trước khi ra khỏi nhà.

Hướng dẫn chăm sóc da mụn ẩn

Ngoài tìm hiểu về cách nặn mụn tại nhà đúng cách thì dưới đây là cách chăm sóc dành riêng cho các bạn có da bị mụn ẩn:

  • Xông hơi mặt 1-2 lần/tuần giúp mụn ẩn trồi lên nhanh hơn.
  • Dùng sữa rửa mặt có độ pH từ 5 – 5,5, thành phần lành tính an toàn.
  • Tẩy da chết đều đặn 2 lần mỗi tuần giúp da mịn màng hơn.
  • Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng và nhiều đường, vừa không tốt cho sức khoẻ, vừa ảnh hưởng tới mụn.

6. Bao lâu lấy mụn một lần là hợp lý?

Nặn mụn thường xuyên là điều không nên làm. Đối với da thường và da dầu mụn nên tiến hành nặn mụn khoảng 2 tuần/ 1 lần. Riêng da nhạy cảm khoảng 2-3 tuần/ lần. Ngoại lệ một số trường hợp da quá nhiều mụn và các nhân mụn được gom cồi không cùng thời điểm nên làm theo chỉ định 1 lần/ tuần.

7. Những sai lầm dễ để lại sẹo khi tự nặn mụn tại nhà

Sau đây là 10 sai lầm thường gặp sẽ khiến da mặt bạn có thể lưu sẹo chằng chịt sau khi nặn mụn mà Hebora đã tổng hợp được:

  • Nặn mụn khi mụn chưa đủ già, chín
  • Hay cạy mụn bằng móng tay
  • Nặn mụn với tần suất quá dày
  • Dùng các loại kem có thành phần khiến da bị kích ứng
  • Nhờ người khác nặn mụn trên mặt hộ
  • Tự dùng kim chích để nặn mụn
  • Nặn dịch mủ trong nhân mụn bằng tay không
  • Làm vỡ mụn bọc, mụn mủ
  • Thường xuyên sờ tay lên mặt theo thói quen
  • Tự nặn các loại mụn nang tại nhà

Chia sẻ bí kíp cách nặn mụn đúng cách sao cho không để lại thâm và sẹo

8. Hậu quả của việc không nặn mụn đúng cách

Trong quá trình tìm hiểu về cách nặn mụn tại nhà đúng cách thì nhiều người nghĩ việc nặn mụn rất đơn giản, và thực hiện sai quy trình ngay tại nhà gây ra các hậu quả như sau:

  • Da bị tổn thương nghiêm trọng: Dù đã thực hiện đúng cách và an toàn, tuy nhiên khi dùng lực hoặc dụng cụ đâm vào da sẽ khiến vùng da xung quanh bị sưng đỏ và tổn thương, tạo thâm mụn khó xoá bỏ.
  • Hình thành sẹo rỗ: Mụn mủ, mụn viêm hay mụn nhọt là những mụn rất khó đối phó. Khi dùng lực mạnh để lấy được nhân mụn sẽ khiến da bị thâm, để lại sẹo rỗ, gây mất thẩm mỹ.
  • Có thể dẫn đến tử vong: Đã có trường hợp nặn mụn sai cách gây tử vong đối với mụn đinh râu. Thực tế nếu mụn này bị viêm nhiễm khiến vi khuẩn xâm nhập vào các tĩnh mạch, nếu không xử lý kịp thì, hậu quả sẽ rất khó lường.

9. Cách phòng ngừa và hạn chế bị nổi mụn hiệu quả

  • Nếu được, để da tự mọc mụn thì tự lành là tốt nhất. 
  • Lựa chọn sữa rửa mặt càng dịu nhẹ càng tốt nếu da bạn “chi chít” mụn.
  • Tập bỏ đi thói quen sờ tay lên mặt, nhất là vị trí mọc mụn.
  • Nếu đang điều trị mụn trứng cá, hãy tuân thủ nghiêm chế độ điều trị đó.
  • Có thể tham khảo việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày nếu bạn là nữ giới. Nhưng ghi nhớ không được tự ý sử dụng mà phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. 

Chuyên gia giải đáp: tới tháng nặn mụn có sao không?

Về cơ bản, trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách nặn mụn tại nhà đúng cách dành cho những bạn nào có thói quen nặn mụn tại nhà. Nhưng nhìn chung, việc nặn mụn tại nhà vẫn không được giới y học khuyến khích vì kể cả khi bạn tuân thủ đúng cách nặn mụn ở nhà được chỉ bên trên thì việc nhiễm trùng vẫn có nguy cơ cao xảy đến. 

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *