Tại sao nặn mụn lại bị thâm? Cách trị thâm sau khi nặn mụn như thế nào cho hiệu quả?… Đây là vấn đề đau đầu của những ai khi muốn xử lý mụn cứng đầu, mãi không khỏi. Những nốt mụn bất ngờ xuất hiện trên mặt sẽ khiến chị em cảm thấy mất tự tin và nóng lòng muốn nặn mụn. Tuy nhiên, việc tự ý nặn mụn tại nhà không đúng cách lại vô tình để lại vết thâm trên da nhìn rất mất thẩm mỹ. Nội dung bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn nhiều thông tin thú vị.
- 1. Tại sao nặn mụn bị thâm?
- 2. Các nguyên tắc trị thâm do mụn chị em cần nhớ
- 3. Cách trị thâm sau khi nặn mụn tại nhà
- 3.1. Cách chữa thâm sau khi nặn mụn bằng đá lạnh
- 3.2. Trị vết thâm đỏ sau khi nặn mụn bằng nước muối sinh lý
- 3.3. Cách chữa thâm sau khi nặn mụn bằng nha đam
- 3.4. Hướng dẫn chữa trị vết thâm mụn bằng nghệ
- 3.5. Làm sao để trị thâm mụn bằng mật ong?
- 3.6. Cách trị thâm sau khi nặn mụn bằng mặt nạ cà chua
- 3.7. Mặt nạ bằng dưa leo trị thâm đỏ sau nặn mụn
- 3.8. Cách trị thâm sau khi nặn mụn bằng Aspirin
- 3.9. Cách trị mụn thâm hiệu quả bằng gừng
- 3.10. Cách trị sẹo thâm hiệu quả bằng quả chanh
- 3.11. Sử dụng tinh dầu tràm trà trị thâm đỏ, ngừa viêm
- 3.12. Hướng dẫn trị thâm mụn bằng khoai tây
- 2.13. Trị thâm mụn làm sáng da với dầu dừa
- 4. Những lưu ý khi chăm sóc da sau khi nặn mụn
1. Tại sao nặn mụn bị thâm?
Vết thâm mụn là tình trạng vết thâm để lại trên da sau khi hết mụn. Nó thường được hình thành do các phản ứng viêm hoặc tổn thương da. Trong quá trình chữa lành thương tổn, mụn dễ bị tăng sắc tố làm mất đi sự cân bằng và sản sinh nhiều Melanin. Từ đó làm cho vùng tổn thương bị đen và thâm lại, tạo thành những vết thâm mụn rất mất thẩm mỹ.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng da bị thâm sau khi nặn mụn thường là:
- Do không điều trị mụn kịp thời, để cho mụn bị tái đi tái lại và dẫn đến tình trạng mụn bị chai cứng hoặc vôi hóa.
- Do thói quen dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn không đúng cách.
- Sử dụng kem trị mụn một cách tùy tiện khiến cho da bị kích ứng, viêm và để lại vết thâm.
- Vệ sinh da không đúng cách hoặc chưa tốt làm cho lỗ chân lông bị bít tắc, dẫn đến tình trạng mụn và thâm mụn kéo dài.
- Không có biện pháp che chắn, bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, khiến cho vùng da bị mụn trở nên sẫm màu hơn.
- Do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học, lành mạnh làm cho tế bào melanin hoạt động và gây ra những vết thâm trên da.
Giải đáp: Vết thâm mụn có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?
2. Các nguyên tắc trị thâm do mụn chị em cần nhớ
Với bất kỳ phương pháp điều trị mụn nào, nếu muốn thành công thì cần lưu ý những điều sau để việc điều trị trở nên hiệu quả và đặc biệt không khiến tình trạng nặng nề hơn:
- Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm trị thâm khi tình trạng mụn chưa được xử lý: Bởi các hoạt chất trị thâm có thể gây tình trạng kích ứng và mụn lây lan nhanh hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng: Da đang bị tổn thương và sự tiếp xúc của da trực tiếp với tia UV sẽ khiến thâm mụn nặng, tăng sắc tố.
- Không dùng quá nhiều sản phẩm cùng lúc: Nên lựa chọn 1-2 sản phẩm phù hợp và kiên trì trong thời gian dài thay vì “cố đấm ăn xôi” dễ dẫn đến kích ứng.
3. Cách trị thâm sau khi nặn mụn tại nhà
Những vết thâm sau khi nặn mụn thường không gây đau đớn cho bạn nhưng nó lại khiến bạn cảm thấy mất tự tin. Những cách trị thâm đỏ sau khi nặn mụn dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết những nốt thâm một cách hiệu quả:
3.1. Cách chữa thâm sau khi nặn mụn bằng đá lạnh
Sau khi nặn mụn, vùng da bị mụn thường có dấu hiệu bị sưng đỏ và gây ra cảm giác châm chích vô cùng khó chịu. Lúc này, bạn có thể sử dụng đá sạch để chườm lạnh giúp làm dịu da và giảm sưng. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Làm sạch vùng da bị mụn bằng nước mát hoặc sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Bước 2: Lấy 1 viên đá lạnh bọc trong một chiếc khăn sạch, sau đó nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị mụn.
- Bước 3: Duy trì thao tác chườm đá trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.
3.2. Trị vết thâm đỏ sau khi nặn mụn bằng nước muối sinh lý
Da sau khi tiến hành nặn mụn sẽ rất dễ bị tổn thương. Thay vì sử dụng sữa rửa mặt có nhiều bọt và vi hạt thì bạn có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch da mặt, đồng thời ngăn ngừa tình trạng mụn bị viêm nhiễm. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Sau khi nặn mụn khoảng 2- 3 tiếng, bạn dùng bông tẩy trang thấm vào nước muối sinh lý.
- Bước 2: Nhẹ nhàng lau lên vùng da vừa mới nặn mụn xong.
- Bước 3: Cuối cùng, lau lại bằng nước sạch để tránh gây khô hay kích ứng da.
Bạn cần làm gì khi tự nhiên nổi nhiều mụn trên mặt?
3.3. Cách chữa thâm sau khi nặn mụn bằng nha đam
Theo các cách trị thâm sau khi nặn mụn thì nha đam từ lâu đã trở nên quen thuộc với chị em phụ nữ bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Trong đó, giảm thâm đỏ và chữa lành da sau nặn mụn là một trong những công dụng nổi bật nhất của nha đam. Bạn có thể sử dụng nha đam để chữa thâm sau khi nặn mụn như sau:
- Bước 1: Rửa sạch 1 đoạn lá nha đam tươi rồi gọt vỏ và cạo lấy lớp gel trong suốt ở bên trong.
- Bước 2: Làm sạch vùng da bị mụn bằng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Bước 3: Dùng bông tẩy trang thấm khô nước trên mặt, sau đó thoa đều gel nha đam lên và massage khoảng 1 vài phút.
- Bước 4: Để khô tự nhiên thêm 5 phút nữa rồi dùng nước mát rửa lại cho sạch.
3.4. Hướng dẫn chữa trị vết thâm mụn bằng nghệ
Trong nghệ có chứa nhiều thành phần hoạt chất Curcumin nên nó có khả năng chống khuẩn và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng dưỡng da và phục hồi mô da bị tổn thương, thâm đỏ nhờ vào các thành phần vitamin và dưỡng chất rất dồi dào trong nó. Do đó, khi bị thâm đỏ sau nặn mụn, bạn có thể thực hiện theo các bước trị thâm mụn bằng nghệ dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 1 thìa tinh bột nghệ, + 1 thìa dầu dừa + 1 thìa sữa chua không đường.
- Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị để có được hỗn hợp dạng sánh mịn.
- Bước 3: Vệ sinh da mặt bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Bước 4: Thấm khô da mặt, sau đó bôi hỗn hợp trên lên da mụn và thư giãn trong khoảng thời gian 15 – 20 phút.
- Bước 5: Rửa lại mặt bằng nước ấm cho sạch.
3.5. Làm sao để trị thâm mụn bằng mật ong?
Mật ong không chỉ là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong ẩm thực mà nó còn rất phổ biến trong các công thức làm đẹp da. Đặc biệt, mật ong còn có khả năng chữa trị các vết thâm đỏ sau khi nặn mụn, từ đó giúp cho da được mịn màng và trở nên đều màu hơn. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh da mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm thấm cho khô hoàn toàn.
- Bước 2: Lấy 1 lượng mật ong vừa đủ thoa trực tiếp lên bề mặt da.
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng vài phút rồi để nguyên thêm 5 – 7 phút nữa.
- Bước 4: Rửa lại mặt bằng nước ấm, sau đó rửa thêm một lần nữa với nước lạnh để làm se khít lỗ chân lông.
Trị thâm mụn sau nặn với các nguyên liệu thiên nhiên 100%
3.6. Cách trị thâm sau khi nặn mụn bằng mặt nạ cà chua
Trong cà chua có chứa nhiều chất oxy hóa lycopene và một lượng nhỏ acid tự nhiên. Điều này giúp cho cà chua có khả năng làm sạch bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết trong nang lông, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo mô da bị tổn thương.
Mặt khác, cà chua cũng là loại quả có chứa nhiều vitamin C và vitamin B nên nó giúp kích thích sản sinh collagen và elastin để chữa lành thương tổn ở da nhanh hơn.
Chính vì thế, nếu bạn đang băn khoăn không biết làm cách nào để trị thâm đỏ sau nặn mụn thì cà chua chính là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch 1 quả cà chua rồi dùng dao thái thành nhiều lát mỏng.
- Bước 2: Vệ sinh da mặt thật sạch, sau đó dùng khăn thấm khô da.
- Bước 3: Đắp cà chua lên mặt và thư giãn trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.
- Bước 4: Gỡ bỏ cà chua và rửa lại mặt bằng nước ấm.
Uống nước gì để trị mụn từ bên trong – Được nhiều người ưa thích
3.7. Mặt nạ bằng dưa leo trị thâm đỏ sau nặn mụn
Trong dưa leo có chứa nhiều thành phần nước và cùng vitamin C, chất xơ và khoáng chất thiết yếu cho da. Do đó, bạn có thể sử dụng dưa leo để trị thâm đỏ sau nặn mụn. Cách làm như sau:
- Bước 1: Rửa sạch 1 quả dưa leo tươi rồi dùng dao thái thành các lát thật mỏng.
- Bước 2: Làm sạch và thấm khô hoàn toàn da mặt với khăn bông mềm.
- Bước 3: Đắp trực tiếp dưa leo đã thái lát lên bề mặt da.
- Bước 4: Nằm thư giãn khoảng 15 phút rồi dùng nước ấm rửa lại mặt, sau đó rửa lại một lần nữa bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
3.8. Cách trị thâm sau khi nặn mụn bằng Aspirin
Aspirin có chứa acid salicylic nên nó khá hiệu quả trong việc chống viêm, giảm đau và điều trị thâm đỏ sau khi nặn mụn. Cách tiến hành như sau:
- Bước 1: Dùng 1 viên aspirin đem nghiền nhỏ thành bột rồi trộn với 1 ít nước.
- Bước 2: Cho lượng nước vừa đủ để có thể thu được hỗn hợp dạng sệt.
- Bước 3: Vệ sinh vùng da bị mụn bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt có thành phần thiên nhiên lành tính và an toàn với da mụn.
- Bước 4: Dùng bông gòn thấm vào thuốc rồi đắp lên các nốt mụn vừa nặn.
- Bước 5: Cần để nguyên trong khoảng vài giờ rồi mới rửa mặt lại với nước ấm.
3.9. Cách trị mụn thâm hiệu quả bằng gừng
Gừng vừa là thực phẩm vừa là nguyên liệu làm đẹp có tác dụng ức chế sản sinh hắc tố melanin nhờ các chất khoáng, vitamin và đặc tính chống oxy hoá cực mạnh. Ngoài ra còn có công dụng rất tốt trong việc giảm thâm sạm da. Cách tiến hành như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, sau đó rửa và cạo lớp vỏ bên ngoài.
- Bước 2: Cắt gừng thành các lát mỏng rồi chà nhẹ lên vùng da có sẹo thâm.
- Bước 3: Ngoài cách trên thì bạn có thể bọc gừng trong bọc vải đập nát rồi nhẹ nhàng bôi lên da bị thâm khoảng 3-5 phút.
Với cách làm này, nên thực hiện 3 lần/ngày, chỉ sau 2 tuần vết thâm sẹo sẽ mờ dần trả lại làn da mềm mại và trắng sáng hơn.
3.10. Cách trị sẹo thâm hiệu quả bằng quả chanh
Vitamin C và axit citric có trong quả chanh tươi hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị vết thâm mụn. Không chỉ vậy vitamin C giúp da được làm trắng từ sâu bên trong. Công thức này sẽ có hiệu quả hơn khi kết hợp với mật ong. Nhưng chỉ với 1 quả chanh bạn cũng trị sẹo thâm do mụn để lại như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một quả chanh tươi, mọng nước.
- Bước 2: Dùng dao cắt chanh thành từng lát mỏng.
- Bước 3: Sử dụng lát chanh thoa đều lên các vết thâm do mụn để lại.
Ngoài ra công thức chanh mật ong trị thâm như sau:
- Bước 1: Chanh cắt làm đôi và vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Trộn đều nước cốt chanh và mật ong theo tỷ lệ 1:1.
- Bước 3: Sau khi làm sạch da sau đó thoa đều hỗn hợp lên da.
- Bước 4: Rửa lại cùng nước lạnh. Kết hợp bôi kem chống nắng do chanh và mật ong khi kết hợp với nhau rất bắt nắng.
3.11. Sử dụng tinh dầu tràm trà trị thâm đỏ, ngừa viêm
Trong những cách trị thâm sau khi nặn mụn thì tinh dầu tràm có khả năng kháng viêm và độ lành tính an toàn cao cho làn da của bạn. Ưu điểm lớn của tinh dầu tràm trà là khá lành tính và không làm mất đi lượng dầu tự nhiên trên da. Cách tiến hành như sau:
- Bước 1: Làm sạch da mặt qua 2 bước tẩy trang và sữa rửa mặt, sau đó dùng khăn bông/bông tẩy trang để lau khô.
- Bước 2: Pha loãng tinh dầu tràm trà trước khi dùng để tránh ảnh hưởng tới vùng da đang bị tổn thương.
- Bước 3: Thoa đều lên da và giữ nguyên khoảng 50 – 60 phút.
- Bước 4: Rửa lại với nước ấm và kết hợp bôi kem dưỡng.
3.12. Hướng dẫn trị thâm mụn bằng khoai tây
Nếu bạn chưa biết thì trong củ khoai tây có chứa rất nhiều vitamin như B,C và chất chống oxy hoá mạnh, giúp hỗ trợ làm nhanh quá trình tái tạo da. Do đặc tính thải độc nên ngoài chữa thâm thì khoai tây còn giúp dọn dẹp sạch các nốt mụn đầu đen ở mũi. Cách tiến hành như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 củ khoai tây và 1 hộp sữa tươi không đường.
- Bước 2: Bạn có thể hấp chín khoai tây, nghiền nhuyễn và trộn với sữa tươi.
- Bước 3: Làm sạch da với sữa rửa mặt.
- Bước 4: Đắp mặt nạ khoai tây lên da và thư giãn trong 15 phút, sau đó rửa lại với nước mát.
- Bước 5: Nên thực hiện 2 lần/tuần sẽ giúp giảm thâm, trị mụn hiệu quả.
2.13. Trị thâm mụn làm sáng da với dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa Vitamin E giúp giảm thâm mụn, làm sáng và dưỡng da mềm mịn. Việc dùng dầu dừa dưỡng da giúp da tránh tác động xấu của các tạp chất. Cách tiến hành như sau:
- Bước 1: Bạn chỉ lấy một lượng đủ dầu dừa và massage cho da mặt trong 15-20 phút.
- Bước 2: Sau khi massage bạn rửa mặt lại bằng nước ấm. Lưu ý bạn phải rửa thật sạch nếu không dầu dừa còn sót lại sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn.
Trên đây là tổng hợp 13 cách trị thâm sau khi nặn mụn hiệu quả, dễ làm, đơn giản tại nhà. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần là sẽ có kết quả ngay nhé!
4. Những lưu ý khi chăm sóc da sau khi nặn mụn
Da sau khi nặn mụn cần được chăm sóc cẩn thận và đúng cách để không để lại thâm sẹo, cũng như nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc da sau nặn mụn:
- Trước tiên, bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn nhân mụn để tránh tình trạng mụn tái phát.
- Làm sạch da sau khi nặn mụn để ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn lây lan sang vùng da khác và tránh cho mụn không bị viêm nhiễm.
- Sử dụng các sản phẩm đặc trị để hỗ trợ quá trình chữa lành mụn nhanh chóng hơn.
- Tuyệt đối không sờ tay lên vùng da bị mụn để tránh làm lây lan vi khuẩn từ tay sang mụn.
- Tạm thời không trang điểm sau khi mới nặn mụn.
- Không tiến hành tẩy tế bào chết sau khi vừa nặn mụn.
- Che chắn và bảo vệ da cẩn thận khi đi ra ngoài để tránh những tác nhân gây hại ngoài môi trường.
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, điều độ.
- Hạn chế tập luyện thể dục, thể thao hoặc làm những việc đổ nhiều mồ hôi.
Xem thêm: Mụn trứng cá là gì?
Trên đây là một số cách trị thâm sau khi nặn mụn đơn giản tại nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc da bị thâm sau nặn mụn. Chúc bạn áp dụng các cách trên thành công và sớm có một làn da khỏe mạnh, tươi sáng và đều màu trở lại.
Theo Nguyễn Ngọc Duy