Biết cách xử lý vết thương có mủ đúng cách và kịp thời, sẽ giúp bạn sẽ tránh được tình trạng vết thương chảy nước vàng, chảy mủ. Tình trạng này ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi của vết thương. Cùng Hebora tìm hiểu cách làm khô vết thương có mủ chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao vết thương lại bị mưng mủ?
Nếu không may bị vết thương hở, bạn sẽ thấy tại chỗ có vết thương xuất hiện một loại dịch có màu vàng trong. Vậy cách xử lý vết thương có mủ như nào? Đây chính là huyết tương trong cơ thể. Việc xuất hiện huyết tương tại vùng da bị thương cũng là điều hết sức bình thường và nó sẽ hết sau một vài ngày.
Thế nhưng, vết thương có mủ vàng, kèm mủ trắng thì đó lại là dấu hiệu cảnh báo vết thương đã bị nhiễm trùng. Vậy tại sao vết thương lại có mủ? Nguyên nhân có thể là một trong các lý do dưới đây:
- Do sau khi bị thương, vết thương không được vệ sinh đúng cách
- Điều trị sai cách
- Quá trình xử lý vết thương không đảm bảo sát khuẩn đúng cách
- Trong nhiều trường hợp, các vật thể lạ gây ra vết thương chưa được lấy ra hết như: mảnh thủy tinh, mảnh kim loại…
- Do quá trình chăm sóc vết thương không được tốt
- Vị trí vết thương dễ bị nhiễm bẩn, ẩm ướt
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
- Do người bị thương bị mắc một số bệnh lý nền như: tiểu đường, các bệnh về tim mạch hoặc có hệ thống miễn dịch kém, nghiện rượu…
Cách nhanh lành vết thương trên mặt để mau khỏi?
2. Biểu hiện của vết thương bị mủ như thế nào?
Để nhận biết vết thương bị mủ không khó, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây để nhận biết:
- Vết thương bị sưng: Nếu bị sưng sau 4 – 6 ngày và vùng đỏ lan rộng ra trên miệng vết thương thì đó là dấu hiệu vết thương đã bị mưng mủ do nhiễm trùng.
- Vết thương xuất hiện dịch màu trắng đục kèm mùi hôi: Đây là dấu hiệu rõ nhất cho biết vết thương hở đã bị mưng mủ.
- Vết thương bị đau tăng dần: Thông thường ngày thứ 2 sau khi bị thương là bạn sẽ cảm thấy đau nhất. Sau đó cơn đau giảm dần vào những ngày sau đó. Nhưng nếu thấy cơn đau tăng dần thì có thể vết thương của bạn đang bị mủ.
- Sốt: Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết rằng vết thương của bạn đang bị nhiễm trùng và có mủ.
Tổng hợp cách làm khô vết thương chảy nước ít ai để ý
3. Cách xử lý vết thương có mủ đúng cách nhất
Khi vết thương có mủ, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vậy vết thương có mủ phải làm sao? Cách làm vết thương hở mau khô như nào? Dưới đây chính là cách điều trị vết thương có mủ cho bạn tham khảo:
3.1. Loại bỏ vi khuẩn, mô hoại tử
Rất nhiều người băn khoăn không biết có nên nặn mủ vết thương không? Thực ra, đây là bước rất quan trọng nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng bị lây lan rộng hơn.Với bước này, bạn hãy vệ sinh tay thật sạch trước khi chạm vào vết thương.
Tốt nhất, bạn hãy dùng gang tay y tế để da tay không tiếp xúc trực tiếp với dịch vàng và mủ. Sau đó tìm cách rạch hoặc chích để lấy hết mủ ra.
3.2. Rửa sạch vết thương bị mủ và thay băng hằng ngày
Sau khi đã lấy hết mủ, bạn cần vệ sinh vết thương bằng muối sinh lý hoặc một số cồn sát khuẩn hay dùng dầu mù u trị vết thương hở được bán ở hiệu thuốc.
Tiếp đó, bạn hãy dùng băng gạc sạch để băng vết thương lại để vi khuẩn không xâm nhập vào vết thương được. Với cách vệ sinh vết thương có mủ như thế, vết thương sẽ nhanh khô lại và sớm được chữa lành.
3.3. Sử dụng thuốc kháng sinh để làm xẹp mủ
Uống thuốc gì để tiêu mủ vết thương? Khi vết thương mưng mủ nghĩa là nó đã bị nhiễm trùng. Khi đó, việc dùng kháng sinh để điều trị là bắt buộc.
Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh nào để hiệu quả nhất thì cần phải có sự tư vấn của thầy thuốc. Sử dụng kháng sinh cũng chính là một trong những cách làm khô vết thương có mủ, giúp da non sớm được hình thành.
Tham khảo: Skincare là cái gì & Các bước Skincare cho người bắt đầu
3.4. Các phương pháp khác xử lý vết thương có mủ
Ngoài các biện pháp trên, tùy vào mức độ và tình trạng của vết thương mủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khác như: hút chân không, liệu pháp oxy hyperbaric, chiếu đèn plasma lạnh…
3.5. Vết thương có mủ kiêng ăn gì?
Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người cũng như cách xử lý vết thương có mủ. Bởi nếu chế độ ăn uống không hợp lý, tình trạng có mủ sẽ trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn.
Vậy không may bị vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì? Dưới đây là chế độ dinh dưỡng gợi ý cho bạn:
- Nên ăn những thực phẩm giàu Protein những thực phẩm có chứa nhiều Vitamin A, B, C, D, E,… hoặc kẽm.
- Bổ sung thêm sữa chua hàng ngày.
- Không nên ăn những đồ cay, nóng.
- Không nên ăn hải sản, rau muống để tránh để lại sẹo sau này.
- Không ăn những thực phẩm có nhiều đường, muối và chất béo bão hòa.
- Người bị thương cũng cần tránh vận động mạnh và làm việc quá sức.
Những điều cần biết khi vết thương bị chảy mủ:
4. Vết thương chảy mủ có nguy hiểm không?
Vết thương bị chảy mủ nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây là một số nguy cơ có thể gặp phải khi vết thương bị chảy mủ:
- Nguy cơ bị nhiễm trùng máu
- Các mô tế bào bị viêm
- Nguy cơ tủy xương bị viêm
5. Hậu quả của vết thương mưng mủ lâu ngày là gì?
Đối với những vết thương bị nhiễm trùng và mưng mủ lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến cơn đau kéo dài và vết thương khó lành. Tùy vào mức độ mà hậu quả để lại cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số hậu quả của vết thương bị mưng mủ lâu ngày:
- Để lại sẹo gây mất thẩm mỹ và tự tin cho người bị thương
- Có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là tử vong
6. Những việc tuyệt đối không được làm khi vết thương bị mủ
Khi vết thương bị mủ, bạn tuyệt đối không được làm một số việc sau đây:
- Không tự ý rắc thuốc bột hoặc đắp thuốc lá: Việc tự ý đắp rắc thuốc hoặc đắp lá lên vết thương có thể khiến cho tình trạng bị mủ trở lên nghiêm trọng hơn. Khi đó sẽ rất khó xử lý để vết thương nhanh lành.
- Không áp dụng theo cách chữa dân gian: Trong dân gian vẫn hay truyền tai nhau cách điều trị vết thương có mủ bằng dung dịch nước lá trầu không và một số loại dung dịch khác. Những cách này không có cơ sở khoa học, thậm chí còn làm cho tình trạng trở nên xấu hơn bởi vết thương bị mủ cần được khô thoáng để nhanh lành.
- Rửa vết thương bằng nước oxy già: Đây là sai lầm mà rất nhiều người hay mắc phải khi bị thương bởi vì đây là một loại nước sát khuẩn cực mạnh. Nó không chỉ có tác dụng diệt khuẩn mà còn có thể phá hủy luôn cả các tế bào lành. Do đó, nếu muốn vệ sinh vết thương thì bạn nên dùng nước muối pha loãng.
Trên đây là cách xử lý vết thương có mủ mà Hebora muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua nội dung bài viết này, bạn sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý vết thương có mủ để dùng đến khi cần thiết.
Theo Nguyễn Ngọc Duy