Trang chủ [A – Z] Dấu hiệu vết thương sắp lành, nhiễm trùng hoặc hoại tử #Mới #2023

[A – Z] Dấu hiệu vết thương sắp lành, nhiễm trùng hoặc hoại tử #Mới #2023

Chia sẻ:

Bạn cần biết Dấu hiệu vết thương đang lành, nhiễm trùng hoặc hoại tử để có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp, giúp vết thương nhanh lành. Nếu chủ quan rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Vậy biểu hiện vết thương đang lành như thế nào? Cùng Hebora tìm hiểu “dấu hiệu vết thương mổ đang lành” chi tiết trong bài viết này bạn nhé!!!

Vết thương lành lại có dấu hiệu thế nào?
Vết thương lành lại có dấu hiệu thế nào?

1. Dấu hiệu vết thương đang lành như thế nào?

Dù là vết thương nặng, nhẹ, mổ xẻ, chúng đều có chung một số dấu hiệu vết thương sắp lành như sau:

  • Đóng vảy: Thông thường, khi vết thương bị chảy máu, máu sẽ đông lại và đóng vảy. Nhưng nếu vết thương bị chảy nước vàng, không đóng vảy, bạn hãy đến cơ sở y tế kiểm tra nhé.
  • Sưng tấy (diễn ra trong vòng 5 ngày): Đó là do các mạch máu nở ra, giúp vận chuyển máu, oxy và chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục vết thương.
  • Tăng trưởng mô (diễn ra trong vài tuần): Khi vết thương hết sưng tấy, bạn sẽ nhìn thấy lớp da mới, hình thành trên vết thương.
  • Có sẹo: Đây là thời điểm vết thương đã lành lại, lớp vẩy sẽ biến mất, để lại một lớp sẹo và sẽ nhanh chóng biến mất, nếu bạn chăm sóc cẩn thận. Ngược lại, nếu chăm sóc sai cách, ăn những thực phẩm gây sẹo lồi thì nó sẽ đi theo bạn lâu dài đấy.

Thông thường quá trình lành vết thương sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn sau:

1.1. Vết thương bắt đầu khô lại

Khi bị thương, các vi mạch sẽ bắt đầu co rút lại, giúp máu ngừng chảy và đông lại. Sau đó khoảng 1 ngày, nếu vùng bị thương đông máu và khô lại thì đó là dấu hiệu vết thương hở đang lành.

Vết thương bắt đầu khô lại
Vết thương bắt đầu khô lại

1.2. Vết thương đóng nắp hay còn gọi là biểu mô hóa

Trong vòng 2 ngày sau khi bị thương, sẽ hình thành một lớp biểu bì phủ lên bề mặt của vết thương. Lớp biểu bì này giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong vết thương và gây nhiễm trùng.

Nếu trong giai đoạn này, bạn thấy vết thương bắt đầu chuyển sang màu sẫm đen và khô lại thì vết thương đang lành lại rồi nhé.

Xem thêm: Vết thương hở bao lâu thì lành & #4 yếu tố khiến vết thương lâu chậm

1.3. Cảm thấy ngứa nhẹ hoặc ngứa nhiều tại vết thương

Đây chính là Dấu hiệu vết thương đang lành cuối cùng. Các tế bào Collagen và các mô hạt (Gồm các tế bào liên kết non mới được phân chia, các tơ, sợi liên kết và chất cơ bản) được sản sinh nhiều hơn, giúp phục hồi vùng da bị tổn thương trọn vẹn như lúc ban đầu.

Khi đó, bạn sẽ cảm thấy vết thương rất ngứa và chuyển sang màu đen đậm. Đồng thời, miệng vết thương khô và bong tróc hoàn toàn thì có nghĩa là vết thương đang lên da non nhé.

2. Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc, có biểu hiện vết thương nhiễm trùng, cần phát hiện và xử lý kịp thời như:

2.1. Vết thương có chảy mủ, chảy dịch

Sau khi chảy máu, bạn sẽ thấy lớp dịch vàng được tiết ra để cầm máu, bảo vệ vết thương. Nhưng nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy dịch, chảy mủ… trong thời gian sau đó thì có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng.

Đặc biệt, nếu vết thương chảy dịch màu xanh lá hoặc có mùi khó chịu thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

2.2. Vết thương ấm nóng, ửng đỏ

Thông thường, vết thương chỉ sưng tấy trong 5 ngày đầu, để các tế bào bên trong sửa chữa vết thương. Đây cũng có thể là dấu hiệu vết thương đang dần hồi phục.

Nhưng nếu dấu hiệu ửng đỏ vẫn còn sau 5 ngày, thì quá trình tự chữa lành vết thương có vấn đề, có thể bị nhiễm trùng.

2.3. Vết thương gây đau nhói

Đây là triệu chứng đương nhiên sẽ xuất hiện khi bạn bị thương. Thời gian đầu, bạn cảm thấy đau do dấu vết để lại của vết thương. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn kéo dài liên tục thì có thể vết thương đã bị nặng hơn hoặc nhiễm trùng rất nguy hiểm.

2.4. Sốt do nhiễm trùng

Khi theo dõi dấu hiệu vết thương đang lành, nếu bạn bỗng nhiên bị sốt, khó chịu trong người thì khả năng cao là vết thương bị nhiễm trùng. Lúc này, cơ thể sẽ tạo nên một hệ thống bảo vệ và sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, rối loạn ý thức hoặc bực bội trong người.

Bạn hãy nhớ rằng, tùy thể trạng mỗi người sẽ có triệu chứng khác nhau. Nhưng nếu tình trạng cơ thể đang xấu dần, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình vết thương nhé.

3. Dấu hiệu vết thương bị hoại tử như thế nào?

Hoại tử là thuật ngữ chỉ tình trạng vết thương bị nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vết thương bị hoại tử, thường được chia thành 2 loại với các dấu hiệu nhận biết như sau:

Hoại tử khô:

  • Không có dịch
  • Da khô, có biểu hiện bong tróc chuyển từ màu xanh sang màu đen
  • Có cảm giác tê và lạnh trên da
  • Tùy cơ địa, có người thấy đau hoặc không
  • Sốt cao

Hoại tử ướt:

  • Lở loét, có dịch vàng hoặc nâu đỏ
  • Vùng da bị nhiễm trùng sẽ nhói đau
  • Có mùi hôi
  • Sốt, mệt mỏi
  • Khi nhấn vào vết thương sẽ nghe thấy tiếng do dịch và mủ phát ra
Vết thương bị hoại tử sẽ như thế nào?
Vết thương bị hoại tử sẽ như thế nào?

4. Quá trình vết thương hở lành lại như thế nào?

Dấu hiệu vết thương đang lành diễn ra theo 4 giai đoạn cơ bản gồm:

  • Giai đoạn cầm máu: Lúc này, các mạch máu bắt đầu hẹp lại, khiến máu ít chảy ra ngoài. Đồng thời, các tiểu cầu sẽ kết dính lại với nhau và tập trung tại vùng bị thương. Tại đây, chúng sẽ kết hợp với hồng cầu, tạo thành cục máu đông để ngăn vết thương chảy máu.
  • Giai đoạn viêm: Các “bạch cầu đa nhân trung tính” hoạt động mạnh, giúp loại bỏ những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Giai đoạn tăng sinh: Khi nào biết vết thương lên da non? Đó là giai đoạn tăng sinh, giúp hình thành các mạch máu mới và xuất hiện da non để tái táo vết thương.
  • Giai đoạn tái tạo: Các tế bào tổn thương sẽ được phục hồi, bao gồm cả các tế bào thần kinh.

Chi tiết: Quá trình lành vết thương hở qua #4 giai đoạn từ A – Z

5. Tại sao cảm thấy ngứa khi vết thương bắt đầu lành?

  • Do chất Histamine tạo nên quá trình loại bỏ các vảy da đã khô.
  • Da non thường sẽ rất mỏng, trong khi các mạch máu lại rất nhạy cảm. Do đó, khi da non bắt đầu được tái tạo, các mao mạch sẽ phát ra tín hiệu để thông báo tới não bộ. Và não sẽ phản ứng lại, bằng cách điều khiển cho tay gãi vào vị trí có vết thương.
  • Khi một vùng da bị tổn thương, các mạch máu và lỗ chân lông tại vị trí đó cũng bị ảnh hưởng. Điều đó làm cho da trở nên khô hơn, do không có dầu và gây cảm giác ngứa ở vết thương.

Video tại sao vết thương khi lành lại hay bị ngứa:

6. Làm thế nào để bớt ngứa khi da bắt đầu lành lại?

Dấu hiệu vết thương đang lành dễ phát hiện nhất chính là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu quanh vết thương. Để giảm bớt tình trạng ngứa này, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Dùng một số loại thuốc bôi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, giúp rút ngắn quá trình lành vết thương và giảm tình trạng ngứa khi vết thương lên da non.
  • Luôn giữ cho miệng của vết thương được khô thoáng, sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng thêm các loại kem trị ngứa, tinh dầu vitamin E… để làm giảm bớt các cơn ngứa.

7. Những lưu ý cần phải biết khi vết thương đang lành

Để giảm bớt tình trạng bị ngứa và rút ngắn thời gian phục hồi của vết thương, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Sử dụng các loại thuốc uống và bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc hoặc đắp một số loại lá cây lên vết thương.
  • Tích cực uống nhiều nước lọc để quá trình tái tạo lớp da mới được đẩy nhanh hơn.
  • Luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ và khô thoáng. Tuyệt đối không băng vết thương quá kín hoặc quá chật.
  • Có một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để có thể kích thích quá trình tái tạo da tại vị trí vết thương. Những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và để lại sẹo thì tốt nhất không nên ăn.
Vết thương đang dần lành lại
Vết thương đang dần lành lại

Bài viết trên của Hebora đã giúp bạn nhận biết được dấu hiệu vết thương đang lành sẽ giúp cho bạn có một chế độ dinh dưỡng phù hợp và chăm sóc vết thương đúng cách. Do đó, hãy quan sát kỹ vết thương của mình và đừng bỏ qua bất kỳ một dấu hiệu nào cho biết vết thương đang lành bạn nhé!

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *