Không nặn mụn có tự hết không? Nếu chẳng may vào một ngày đẹp trời, vị khách không mời “mụn” tự nhiên ghé qua thăm bạn, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mất tự tin và muốn nhanh chóng “tiễn khách”. Thế nhưng bạn lại sợ nặn mụn sẽ để lại vết thâm và sẹo hoặc khiến mụn bị lan rộng ra. Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Các loại mụn trên da
Mụn được định nghĩa là một khối u nhỏ nằm trên bề mặt của da. Nó được hình thành do sự rối loạn chức năng của các hoocmon, tuyến bã nhờn và các nang lông, từ đó dẫn đến những tổn thương trên da như gây sưng, đau hoặc đỏ.
Bất kể vùng da nào trên cơ thể chúng ta cũng đều có thể bị mọc mụn. Dưới đây là các loại mụn phổ biến thường xuất hiện trên da:
- Mụn đầu đen: Đây là loại mụn có bề mặt da bị hở nên bị oxy hóa bởi một số yếu tố bên ngoài và tạo thành những chấm màu đen trên mặt.
- Mụn đầu trắng: Là loại mụn được bao bọc bởi một lớp da bên ngoài có cùng màu với da hoặc màu trắng đục, kích thước nhỏ.
- Mụn ẩn: Là loại mụn thường nằm sâu dưới da nên rất khó nhận biết.
- Mụn mủ: Đây là loại mụn có những chấm màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, viền xung quanh là màu đỏ.
- Mụn bọc, mụn nang: Là loại mụn nổi trên bề mặt da, khi đưa tay sờ cảm giác được có chân sâu bên dưới da. Tùy vào nhân bên trong là chất bã hay dịch mủ mà mụn sẽ mềm hoặc cứng.
2. Không nặn mụn có tự hết không?
- Không nên nặn khi: Các mụn nhỏ li ti hoặc mụn trứng cá chưa có nhân bên trong thì sau một thời gian, mụn có thể tự hết mà không để lại dấu vết gì trên da. Do đó, bạn cũng không nhất thiết phải nặn mụn khi gặp những mụn như trên.
- Nên nặn khi: Những mụn đã hình thành nhân bên trong, có cùi, nếu không nặn thì mụn sẽ không thể tự hết được. Lúc này, bắt buộc bạn sẽ phải lấy nhân mụn ra đúng cách thì mới loại bỏ được hoàn toàn mụn.
Mụn trứng cá có tự hết không? Nếu đã hình thành nhân ở bên trong thì cũng không thể tự hết được nếu như bạn không tiến hành nặn mụn. Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ phải cần đến các sản phẩm đặc trị để điều trị hết mụn trứng cá.
Mụn nhọt có tự khỏi không? Hầu hết các trường hợp mụn nhọt đều có thể tự lặn trong thời gian từ 10 đến 15 ngày mà không cần phải can thiệp gì thêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mụn nhọt nặng, bạn có thể sẽ phải nhờ bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
3. Tại sao không nên tự ý nặn mụn tại nhà?
Ngoài giải đáp về Không nặn mụn có tự hết không thì bạn có biết, thói quen tự nặn mụn bằng tay sẽ không hề tốt cho da của bạn không? Bởi vì:
- Thứ nhất: Nếu bạn nặn mụn nhưng không đúng cách sẽ làm mụn không hết được nhân bên trong. Như vậy, bạn sẽ phải nặn đi nặn lại nhiều lần khiến cho vùng da tại đó bị tổn thương và có thể để lại vết thâm rất xấu xí.
- Thứ hai: Nếu chân mụn không được làm sạch thì nguy cơ mụn bị viêm hoặc sưng tấy hoặc đỏ hơn cũng rất lớn. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ mụn để lại vết sẹo rỗ hoặc sẹo thâm trông rất mất thẩm mỹ.
- Thứ ba: Tự nặn mụn có thể sẽ làm cho lỗ chân lông của bạn bị rộng hơn, tạo điều kiện cho mụn ẩn, mụn cám và mụn đầu đen xuất hiện nhiều hơn.
4. Nếu không tự nặn thì phải làm sao?
Chúng ta làm thế nào để xử lý mụn nếu không tự nặn. Theo các chuyên gia làm đẹp, thì cách an toàn nên đến spa để lấy nhân mụn. Tại đây, nhân viên đã được đào tạo chuyên nghiệp với kỹ thuật nặn mụn đúng cách, an toàn, tận gốc, hạn chế tối đa làm tổn thương vùng da mụn.
Quan trọng là nên chọn các cơ sở Spa uy tín để lấy nhân mụn. Đối với những mụn có nhân to, cứng thì nhân viên sẽ dùng sản phẩm kim siêu nhỏ để giúp lấy nhân dễ hơn. Còn mụn có nhân cứng trồi lên da thì kỹ thuật viên sẽ dùng tay nặn mụn. Lưu ý là nhân viên sẽ đeo bao tay y tế an toàn chứ không tự ý nặn mụn như bạn tại nhà.
Bàn tay được xem là nơi chứa nhiều vi khuẩn, việc dùng tay tuỳ ý sờ lên mặt hay cạy nặn mụn là việc không nên. Đây là việc được các chuyên gia khuyến cáo khi bạn không tự can thiệp không tự ý năn mụn tại nhà.
5. Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách
Ngoài tìm hiểu Không nặn mụn có tự hết không thì để mụn không bị sót nhân hoặc gây thâm, sẹo thì bạn có thể áp dụng cách lấy nhân mụn tại nhà sau đây:
- Bước 1: Làm sạch da mặt
Mọi người thường bỏ qua bước này nhưng thực chất đây lại bước quan trọng nhất trong quá trình xử lý mụn. Với bước làm sạch da mặt, bạn có thể tẩy trang trước, sau đó dùng sữa rửa mặt để làm sạch mặt thêm một lần nữa.
- Bước 2: Tẩy tế bào chết
Bước rửa mặt thông thường sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn các lớp sừng tích tụ trên bề mặt da. Do đó, bạn nên áp dụng bước tẩy da chết 1-2 lần trong tuần, nhất là trước khi xử lý mụn.
- Bước 3: Tiến hành xông hơi da mặt
Tác dụng của xông mặt là giúp cho da mặt trở nên mềm hơn và lỗ chân lông được giãn nở hơn. Từ đó, nhân mụn sẽ dễ dàng được loại bỏ mà không gây tổn thương cho da.
- Bước 4: Lấy nhân mụn
Để thực hiện bước này, bạn nên rửa tay với xà phòng thật sạch hoặc sát trùng cây nặn mụn để đảm bảo không làm lây lan vi khuẩn sang vùng da đang bị mụn. Hãy lưu ý hạn chế nặn mụn bằng tay với bàn tay đang bẩn.
- Bước 5: Đắp mặt nạ
Da mặt sau khi lấy nhân mụn sẽ bị sưng đỏ và có cảm giác đau. Mới nặn mụn xong nên làm gì? Lúc này, bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ có tính dịu nhẹ để đắp mặt, giúp cho vùng da có mụn được làm dịu đi.
Video chia sẻ 6 sai lầm khiến mụn bị mãi không hết
6. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng mụn trên da?
Để tìm ra phương pháp cũng như biện pháp ngăn ngừa mụn trên da hiệu quả thì bạn cần biết được những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của nốt mụn trên da. Dưới đây là các nguyên hình thành mụn trên da:
- Do rối loạn Hormone, nội tiết tố khi đến tuổi dậy thì.
- Cách chăm sóc da sai cách, vệ sinh da không sạch làm lỗ chân lông bí tắc, hình thành các mụn đặc biệt là mụn ẩn.
- Sử dụng mỹ phẩm có chứa các thành phần trong mỹ phẩm hoặc sản phẩm kém chất lượng gây kích ứng.
- Môi trường làm việc bụi bẩn, hóa chất và ánh nắng mặt trời khiến da dễ hình thành mụn và lão hóa sớm.
- Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.
- Yếu tố di truyền.
- Thức khuya, stress và căng thẳng kéo dài.
7. Chăm sóc da sau nặn mụn như thế nào?
Bên cạnh băn khoăn không nặn mụn có tự hết không thì cách chăm sóc da sau khi nặn mụn cũng là vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm. Sau khi nặn mụn, để da nhanh lành, bạn có thể thực hiện việc chăm sóc da như sau:
- Vệ sinh lại da để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra
- Sử dụng thêm một số loại thuốc có chứa benzoyl peroxide để bôi lên vùng da vừa nặn mụn để phòng ngừa viêm nhiễm và chống thâm đỏ, giúp cho mụn nhanh khô và chóng lành hơn.
- Nếu sau khi đã nặn mụn đúng cách mà mụn vẫn mọc lại nhiều lần thì bạn nên đến các trung tâm da liễu để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
- Nên có một chế độ chăm sóc da mặt đúng cách, đảm bảo da được nuôi dưỡng và chăm sóc từ tận sâu bên trong.
- Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc da sau khi nặn mụn.
- Tẩy tế bào chết 1 lần/tuần giúp lỗ chân lông thông thoáng, dễ hấp thu dưỡng chất.
- Xông hơi nước muối hoặc dùng chanh, sả để nặn mụn dễ hơn.
- Thay chăn ga gối đệm thường xuyên, tránh vi khuẩn tích tụ, gây hại đến da mặt.
Xem thêm: Tới tháng có nên nặn mụn không?
Hy vọng qua những thông tin vừa rồi của Hebora, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc: không nặn mụn có tự hết không? Chúc bạn áp dụng các bước nặn mụn thành công để làn da sớm mịn màng trở lại.
Theo Nguyễn Ngọc Duy