Trang chủ Tìm hiểu rối loạn nội tiết tố là như thế nào [Nguyên nhân – Dấu hiệu – Cách điều trị]

Tìm hiểu rối loạn nội tiết tố là như thế nào [Nguyên nhân – Dấu hiệu – Cách điều trị]

Chia sẻ:

Mất cân bằng nội tiết tố là vấn đề đau đầu của rất nhiều người. Nhưng làm thế nào để nhận biết cơ thể đang gặp những rối loạn nội tiết tố? Và làm gì để khôi phục lại sự cân bằng trong cơ thể? Vì vai trò quan trọng của nội tiết đối với cơ thể, hãy cùng Hebora tìm hiểu ngay những triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nó.

Mất cân bằng nội hormone
Mất cân bằng nội hormone

1. Mất cân bằng nội tiết tố là gì?

Hormone (hay nội tiết tố) là một chất hóa học được tiết ra bởi một hoặc nhiều tế bào. Chúng tác động lên các tế bào trong các bộ phận khác nhau của sinh vật.

  • Quá trình trao đổi chất của tế bào chỉ dùng một lượng nhỏ hormone.
  • Hormone là công cụ hóa học truyền tín hiệu từ tế bào này đến tế bào khác.
  • Hormone được sản xuất bởi tất cả các sinh vật đa bào.

Được sản xuất trong các tuyến nội tiết, những chất hóa học (hormone) này sẽ di chuyển xung quanh dòng máu để thông báo cho các mô và cơ quan phải làm gì. Chúng kiểm soát nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm cả quá trình trao đổi chất và sinh sản.

Mất cân bằng nội tiết tố là tình trạng cơ thể có một hay nhiều loại hormone được sản xuất quá nhiều hay quá ít. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể.

Trong khi một số loại hormone thay đổi theo các giai đoạn cuộc đời như kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên thì cũng có những rối loạn khác xảy ra khi các tuyến nội tiết hoạt động không đúng.

Mất cân bằng hormone là gì?
Mất cân bằng hormone là gì?

2. Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết là gì?

Hormone đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố xảy ra ở cả nam và nữ với các triệu chứng như:

  • Không kiểm soát được cân nặng
  • Đổ mồ hôi nhiều hoặc không rõ nguyên nhân
  • Khó ngủ
  • Nhạy cảm với nhiệt độ nóng/lạnh
  • Da khô, phát ban
  • Thay đổi huyết áp
  • Thay đổi nhịp tim
  • Xương yếu, giòn
  • Thay đổi nồng độ đường trong máu
  • Dễ cáu kỉnh, lo lắng
  • Mệt mỏi kéo dài, thiếu năng lượng
  • Phiền muộn
  • Đau đầu
  • Đi vệ sinh nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Đầy hơi
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mất cân bằng nội tiết gây rụng tóc
  • Tức ngực
  • Giọng nói trầm hơn, giảm độ trong

Khi bị rối loạn nội tiết tố, tình trạng mụn nhọt xảy ra thường xuyên, khiến bạn cảm thấy mất tự tin. Nếu chẳng may gặp phải trường hợp này, bạn cần nắm rõ thời gian giữa các bước skincare để có quy trình chăm sóc da hợp lý, hạn chế mụn nhọt, giúp da luôn sáng mịn, săn chắc nhé.

2.1. Mất cân bằng hormone ở nữ như thế nào?

Phụ nữ sẽ trải qua một số giai đoạn mất cân bằng nội tiết tố trong cuộc đời, bao gồm:

  • Dậy thì
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Khi mang thai, sinh con và cho con bú
  • Tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh

Phụ nữ có nhiều nguy cơ phát triển các rối loạn mất cân bằng hormone khác với nam giới. Vì các cơ quan nội tiết và chu kỳ khác nhau.

Mất cân bằng nội tiết tố ở nữ
Mất cân bằng nội tiết tố ở nữ

Nguyên nhân gây rối loạn hormone ở phụ nữ:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Mãn kinh sớm
  • Suy buồng trứng sớm (POI)
  • Ung thư buồng trứng

Các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

  • Kinh nguyệt ra nhiều, không đều hoặc đau
  • Loãng xương (xương yếu, giòn)
  • Bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm
  • Khô âm đạo
  • Căng tức ngực
  • Khó tiêu
  • Táo bón và tiêu chảy
  • Gây mụn trong hoặc ngay trước kỳ kinh
  • Chảy máu tử cung không liên quan đến kinh nguyệt
  • Tăng mọc lông trên mặt, cổ, ngực hoặc lưng
  • Không kiểm soát cân nặng
  • Tóc mỏng hoặc rụng tóc

Xem thêm: Các bước skincare cơ bản – Đẩy lùi tình trạng mụn nhọt, giúp bạn tự tin trước đám đông

2.2. Mất cân bằng nội tiết ở nam giới như thế nào?

Nam giới cũng phải trải qua thời kỳ mất cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong cuộc đời. Nguyên nhân phổ biến là do dậy thì và lão hóa.

Nguyên nhân gây rối loạn hormone ở nam giới:

  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Testosterone thấp

Các biểu hiện mất cân bằng nội tiết tố ở nam giới:

  • Giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương (ED)
  • Số lượng tinh trùng thấp
  • Giảm khối lượng cơ
  • Giảm sự phát triển lông trên cơ thể
  • Mô ngực phát triển quá mức
  • Căng ngực
  • Loãng xương
Nam giới cũng bị rối loạn hormone
Nam giới cũng bị rối loạn hormone

3. Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố như:

  • Thuốc
  • Liệu pháp hormone
  • Phương pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu
  • U lành hoặc ung thư
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Căng thẳng
  • Chấn thương
Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết
Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết

4. Có bao nhiêu phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố?

Điều trị rối loạn nội tiết tố sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Bạn có thể tham khảo một số lựa chọn điều trị phổ biến dưới đây mà Hebora tổng hợp được:

4.1. Liệu pháp Estrogen

Nếu bạn bị bốc hỏa hoặc các triệu chứng khó chịu khác của thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể kê một liều lượng thấp Estrogen.

Lưu ý hãy tìm hiểu kỹ những rủi ro và lợi ích của liệu pháp thay thế hormone với bác sĩ.

4.2. Phương pháp Estrogen âm đạo

Nếu bị khô âm đạo hoặc đau rát khi quan hệ, bạn có thể thử bôi kem, đặt viên hoặc vòng chứa Estrogen.

Sử dụng liệu pháp điều trị tại chỗ này giúp loại bỏ nhiều nguy cơ liên quan đến Estrogen toàn thân hoặc Estrogen di chuyển trong máu đến cơ quan thích hợp.

4.3. Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố

Đây là phương pháp giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Bao gồm:

  • Thuốc tránh thai
  • Miếng dán ngừa thai
  • Vòng âm đạo
  • IUD – Vòng tránh thai
  • Thuốc tiêm tránh thai

Xem thêm: Một ngày nên skincare mấy lần?

4.4. Thuốc chống Androgen

Androgen là hormone sinh dục nam có ở cả phụ nữ nam lẫn nam giới. Phụ nữ có nồng độ Androgen cao có thể chọn dùng thuốc ngăn chặn tác động của nó như rụng tóc, mọc lông mặt, mụn.

4.5. Liệu pháp Testosterone

Bổ sung Testosterone có thể làm giảm các triệu chứng của Testosterone thấp ở nam giới. Ở thanh thiếu niên dậy thì muộn, nó kích thích quá trình dậy thì. Testosterone có sẵn ở nhiều dạng bao gồm thuốc tiêm, miếng dán và gel.

Liệu pháp điều trị mất cân bằng nội tiết tố
Liệu pháp điều trị mất cân bằng nội tiết tố

4.6. Liệu pháp hormone tuyến giáp

Nếu bạn bị suy giáp, hormone tuyến giáp tổng hợp levothyroxine ((Levoxyl, Synthroid, Unithroid) có thể đưa lượng hormone trở lại trạng thái cân bằng.

4.7. Phương pháp Metformin

Metformin là một loại thuốc tiểu đường loại 2 có thể giúp một số phụ nữ có các triệu chứng PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang). Nó có thể giúp giảm mức androgen và kích thích rụng trứng.

4.8. Flibanserin (Addyi) và bremelanotide (Vyleesi)

Addyi và Vyleesi là những loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận để điều trị triệu chứng giảm ham muốn ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Addyi là một loại thuốc viên, và Vyleesi là thuốc tiêm.

Tuy nhiên, chúng có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như buồn nôn và thay đổi huyết áp.

4.9. Liệu trình Eflornithine (Vaniqa)

Đây là loại kem được thiết kế đặc biệt dành cho tình trạng lông mặt quá nhiều ở phụ nữ. Nó được thoa trực tiếp lên da và giúp làm chậm sự phát triển của lông mới.

Ngoài các biện pháp điều trị trên, bạn cũng có thể áp dụng nhiều cách cân bằng nội tiết tố tự nhiên qua các thực phẩm, đồ uống hàng ngày hoặc viên uống Hebora Premium.

Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ra một loạt các biến chứng nghiêm trọng, vì vậy điều quan trọng là phải tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các phương pháp cân bằng nội tiết tự nhiên hoặc qua thực phẩm bổ sung, hãy liên hệ với các chuyên viên Hebora qua Hotline 0901669112 / 19008912.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *