Tìm hiểu mụn mủ có nên nặn không để tránh việc áp dụng cách điều trị sai cách, gây ảnh hưởng xấu đến làn da. Mụn mủ là một trong những loại mụn rất dễ bị viêm nhiễm và gây sưng, đau nếu như không được điều trị đúng cách. Rất nhiều thường có thói quen nặn mụn để nhanh chóng làm cho mụn xấu xí biến mất. Cùng theo dõi bài viết để có câu trả lời.
1. Thế nào là mụn mủ?
Mụn mủ là khái niệm dùng để chỉ những nốt mụn sưng phồng, có đầu đỏ và ở giữa có nhân mủ màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Những mụn này thường có kích thước trung bình khoảng từ 5mm – 10mm và rất dễ vỡ nếu không may bạn tác động vào mụn.
Thông thường, mụn mủ thường tiến triển theo 3 giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn 1: Mụn trứng cá sau khi bị vi khuẩn tấn công sẽ biến thành mụn bọc mủ và lúc này, các nốt mụn còn đang có kích thước nhỏ, không dễ để có thể nhận biết được.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn mụn đã bắt đầu phát triển lên kích thước lớn hơn và sưng mọng. Nhân chứa dịch mủ vàng hoặc trắng cũng đang dần được hình thành.
- Giai đoạn 3: Mụn mủ khi nào chín? Đây là giai đoạn này mụn đã chín và rất dễ bị vỡ ra. Khi mụn vỡ, có thể sẽ có kèm thêm một chút máu. Sau đó vết thâm sẽ nhanh chóng lành lại tuỳ vào cơ địa da và mức độ của mụn.
2. Nguyên nhân dẫn đến mụn mủ là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn mủ nhưng chủ yếu là 3 nguyên nhân dưới đây:
- Do bị rối loạn chức năng bài tiết.
- Do bạn có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không điều độ, khoa học.
- Quá trình chăm sóc da mặt chưa đúng cách, vùng da mặt không được làm sạch thường xuyên.
Mụn mủ có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là mọc ở mặt, ở cổ, lưng và ngực,… Đối với những mụn xuất hiện trên vùng mặt cần phải đặc biệt chú ý và xử lý mụn phải đúng cách.
3. Mụn mủ có nên nặn không?
Câu trả lời chắc chắn là “KHÔNG”, bởi vì một số lý do sau:
- Để lại sẹo trên da: Nếu cố nặn mụn khi mụn chưa chín hoặc nặn không đúng cách có thể sẽ khiến cho bạn có nguy cơ bị thâm hoặc sẹo vĩnh viễn.
- Mụn có thể lây lan rộng hơn: Trong một số trường hợp mụn mủ nghiêm trọng, nếu bạn tự ý nặn mụn sẽ khiến cho vi khuẩn có nguy cơ lây lan vào các lỗ chân lông và nang lông. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm lan mụn ra các vùng xung quanh.
- Tăng khả năng nhiễm trung da: Tự ý nặn mụn và thực hiện không đúng cách có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trên bề mặt da. Qua đó, làm tình trạng viêm, nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
3.1. Mụn mủ trắng có nên nặn không?
Câu trả lời là CÓ THỂ. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách thì có thế khiến mụn lan rộng và làm tổn thương nặng nề hơn cho làn da.
Ngoài ra, khi nặn mụn bạn sẽ phải dùng một lực để tác động lên mụn, làm cho nhân mụn nhô lên. Nhưng nếu mạnh tay quá, nhân mụn có thể bị đẩy sâu vào bên trong gây tắc nghẽn lỗ chân lông và làm cho mụn càng bị nổi lên nhiều hơn hoặc gây viêm da.
Vậy nên, bạn cần thực hiện nặn đúng cách hoặc đến các địa chỉ chăm sóc da uy tín, để họ có thể hỗ trợ bạn loại bỏ mụn mủ một cách an toàn và hiệu quả.
3.2. Có nên nặn mụn mủ viêm hay không?
Câu trả lời là KHÔNG. Nếu nặn mụn mủ viêm trong thời gian này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với làn da. Vì lúc này, làn da đang khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
Giải đáp băn khoăn: có nên nặn mụn ẩn dưới da không?
4. Chi tiết cách nặn mụn đúng cách tại nhà
- Bước 1: Làm sạch da mặt
Đây là bước rất quan trọng nhưng lại rất nhiều người bỏ qua. Với bước làm sạch da mặt này, bạn có thể thực hiện thao tác tẩy trang trước nếu có trang điểm. Sau đó dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da mặt.
- Bước 2: Tẩy tế bào chết
Chỉ dùng sữa rửa mặt sẽ không loại bỏ được hoàn toàn lớp sừng tích tụ trên da. Do đó, bạn sẽ cần phải thực hiện tẩy tế bào chết để đảm bảo da mặt được sạch hoàn toàn.
- Bước 3: Xông hơi da mặt
Bước này tuy mất chút thời gian nhưng lại đem lại rất nhiều tác dụng. Trước khi tìm hiểu mụn mủ có nên nặn không thì quan trọng nhất là nó giúp cho da mặt của bạn trở nên mềm hơn, các lỗ chân lông cũng được giãn nở hơn. Từ đó tạo điều kiện cho nhân mụn được đẩy ra ngoài một cách dễ dàng hơn và không làm tổn thương đến da.
- Bước 4: Lấy nhân mụn
Mụn mủ không nặn có hết không? Để trả lời được câu hỏi này thì đây là bước rất quan trọng. Bạn có thể dùng tay hoặc tăm bông hay cây nặn mụn chuyên dụng để từ từ lấy nhân mụn ra. Nhưng bạn cần phải chú ý rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc sát trùng cây nặn mụn trước khi nặn mụn.
- Bước 5: Vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý
Sau khi nhân mụn đã được lấy hết ra ngoài, bạn cần thực hiện thao tác sát trùng cho da bằng nước muối sinh lý để đảm bảo không có vi khuẩn nào còn bám lại trên bề mặt da.
Tìm hiểu cách chữa mụn thịt tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên 100%
Cách trị mụn mủ sưng to hiệu quả
5. Chăm sóc da sau nặn mụn mủ
Cách nặn mụn mủ rất quan trọng nhưng quá trình chăm sóc da sau nặn mụn mủ cũng quan trọng không kém. Để da không bị tái mọc mụn mủ, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Luôn giữ cho da được sạch: Không được chạm tay lên da mặt hoặc những vùng da bị mụn mủ. Ngoài ra, bạn cũng không trang điểm hoặc để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay bụi bẩn.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn: Có thể sử dụng thêm một số loại sản phẩm chăm sóc da để hạn chế nguy cơ bị thâm hoặc để lại sẹo.
- Dưỡng ẩm cho da: Bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính và dịu nhẹ để giúp hạn chế tình trạng tiết dầu nhờn trên da. Qua đó, giúp làn da thông thoáng hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học: Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm không tốt cho da như đồ cay nóng, chất kích thích,… để giúp hạn chế nguy cơ hình thành mụn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống đủ nước và ngủ đúng giờ để tạo điều kiện cho làn da có thể phục hổi nhanh hơn.
6. Một số điều cần lưu ý khi nặn mụn mủ
Để tránh làm tình trạng mụn mủ trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Thời điểm nặn mụn: Không nên nặn mụn khi nhân mụn chưa chín. Vì nặn mụn vào thời điểm này sẽ không giúp loại bỏ mụn mà còn làm tình trạng mụn tồi tệ hơn.
- Vị trí mụn mủ: Bạn chỉ nên nặn những mụn mủ ở các vị trí đơn lẻ. Vì tại những vùng da mụn mọc thành từng cụm đang bị viêm, nhiễm nghiêm trọng. Càng nặn sẽ càng làm mức độ nghiêm trọng hơn.
- Rửa mặt với nước ấm hoặc sửa rửa mặt dịu nhẹ: Bạn nên thực hiện rửa mặt khoảng 2 lần / ngày để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn trên da. Qua đó, giúp ngăn ngừa hình thành mụn và giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.
- Khử trùng dụng cụ trước khi nặn mụn: Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hỗ trợ nặn mụn để tránh làm vi khuẩn xâm nhập vào da.
- Dưỡng da sau khi nặn mụn: Để làn da có thể nhanh chóng phục hồi, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc đắp mặt nạ lành tính và hỗ trợ giảm sưng như: nha đam, tinh bột nghệ, cà chua, dưa chuột,…
- Không dùng móng tay để nặn mụn: Bạn cần sử dụng các dụng cụ nặn mụn chuyên dùng. Bởi nếu sử dụng móng tay có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da hoặc làm trầy xước da.
Như vậy, qua những thông tin vừa rồi của Hebora, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: mụn mủ có nên nặn không? Chúc bạn sẽ áp dụng cách xử lý mụn mủ thành công để sớm tự tin trở lại.
Theo Nguyễn Ngọc Duy