Trang chủ Tẩy tế bào chết trước hay sau khi tắm thì tốt cho làn da

Tẩy tế bào chết trước hay sau khi tắm thì tốt cho làn da

Chia sẻ:

Bạn có biết nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước thì đúng quy trình chăm sóc da không? Đây đều là bước cần thiết để có được làn da khỏe mạnh và tươi sáng. Cùng Hebora tìm hiểu “nên tắm trước hay tẩy da chết trước” chi tiết trong bài viết dưới đây.

Da thừa, chết khiến làn da trở nên kém sắc, sần sùi
Da thừa, chết khiến làn da trở nên kém sắc, sần sùi

1. Tại sao cần tẩy tế bào chết body?

Tẩy tế bào chết body là bước hỗ trợ giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn đang bám trên bề mặt da. Ngoài ra, còn giúp đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho làn da của bạn như:

  • Giúp ngăn ngừa mụn trên cơ thể
  • Làm chậm quá trình lão hoá da
  • Giúp da sáng mịn và đều màu hơn
  • Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da.

Với những lợi ích to lớn từ việc tẩy tế bào da chết toàn thân đem lại, bạn không nên bỏ qua bước này nếu muốn có một làn da đẹp.

2. Nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước?

Trước khi tẩy da chết thì bạn nên tắm trước nhé. Để hiểu rõ về vấn đề này, hãy cùng Hebora phân tích một chút bạn nhé!

Trước tiên, khi tắm chúng ta thường sẽ sử dụng một số sản phẩm sữa tắm để hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn đang bám trên bề mặt da. Tuy nhiên, chỉ dùng sữa tắm không thì không thể loại bỏ được hoàn toàn các tế bào da chết và các bụi bẩn tích lại dưới lỗ chân lông.

Tẩy da chết sẽ giúp làm sạch da hơn, loại bỏ nốt những gì còn sót lại trên da, bao gồm cả những mảng da khô sần sùi được tích tụ lâu ngày trên da. Nhờ đó, tế bào da mới sẽ có điều kiện để phát triển thuận lợi hơn.

Nếu trước khi tắm, bạn tiến hành tẩy da chết luôn thì có thể sẽ làm cho da bị mất đi độ ẩm tự nhiên và trở nên khô ráp.

Ngược lại, nếu bạn tẩy làn da chết sau khi đã tắm thì sẽ giúp loại bỏ được những bụi bẩn và tạp chất bám trên da, giúp bước đầu làm sạch da toàn thân. Mặt khác, các bước chăm sóc da tiếp theo cũng sẽ dễ dàng hơn.

Tóm lại, nếu bạn đang lăn tăn vì vấn đề: tẩy tế bào chết body trước hay tắm trước thì câu trả lời là nên tắm trước bạn nhé!

Xem thêm: Tẩy da chết trước hay rửa mặt trước?

3. Quy trình tẩy da chết body tại nhà đơn giản

Bên cạnh việc cần nắm rõ được nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước? Bạn cũng cần nắm rõ được các bước tẩy da chết body tại nhà:

  • Bước 1: Dùng nước ấm để tắm sạch toàn bộ cơ thể. Tốt nhất là nên sử dụng nước nóng khoảng 40 – 45 độ để đảm bảo lỗ chân lông giãn nở được mà không làm bỏng rát da. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ để làn da được làm sạch hơn.
  • Bước 2: Sau khi tắm nước ấm xong, bạn lấy một lượng kem tẩy tế bào da chết vừa đủ để thoa lên toàn thân và dùng tay massage nhẹ nhàng trong thời gian từ 10 – 15 phút. Nên chú ý những vị trí đặc biệt như: cùi trỏ, gót chân và đầu gối. Bạn có thể sử dụng thêm một số công cụ hỗ trợ để chà những vị trí này.
  • Bước 3: Tắm sạch lại cơ thể với nước ấm để tế bào da chết không còn sót lại trên da.
  • Bước 4: Sử dụng thêm sữa dưỡng thể để cấp ẩm cho da.

Tìm hiểu thời gian giữa các bước skincare #Hợp lý nhất

4. Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết body tự nhiên 100%

4.1. Tẩy tế bào chết với bã cà phê

Bã cà phê không còn qua xa lạ với chị em khi muốn tạo ra một công thức để tẩy tế bào chết. Bạn cần chuẩn bị:

  • 1 nửa cốc bột cà phê
  • 1 thìa canh dầu dừa ấm
  • 2 thìa canh nước nóng

Cách làm tẩy tế bào chết do cơ thể từ bã cà phê được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trộn đều 1:2 bột cà phê với nước nóng.
  • Bước 2: Sau đó thêm dầu dừa và trộn đều. Điều chỉnh độ đặc bằng cách thêm một lượng dầu dừa vừa phải.
  • Bước 3: Mỗi lần dùng lấy 1 lượng vừa phải massage trên body khoảng 10-15 phút.
  • Bước 4: Cất vào hũ nhỏ và bảo quản ở nơi thoáng mát.

4.2. Sử dụng đường nâu để tẩy tế bào chết cho body

Như đã tìm hiểu câu hỏi “nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước” thì đường nâu vốn dĩ là một nguyên liệu quen thuộc trong đời sống, không chỉ dễ tìm kiếm mà còn có giá thành vô cùng rẻ. Phương pháp này cực kỳ phù hợp với ai có làn da nhạy cảm dễ bị dị ứng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nửa bát đường nâu
  • 1 nửa bát dầu dừa (Có thể thay bằng dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân)
  • Tinh dầu tạo hương tùy chọn (Không bắt buộc)

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Trộn đường nâu đã chuẩn bị với dầu thực vật (Có loại nào thì dùng loại đó). Và trộn đều thành hỗn hợp đặc sánh.
  • Bước 2: Điều chỉnh độ đặc loãng bằng dầu thực vật, dừng lại khi đạt độ sệt vừa ý muốn.
  • Bước 3: Lấy lượng vừa phải và massage nhẹ nhàng
  • Bước 4: Sau đó tắm lại với nước sạch vì đường có độ kết dính cao.
  • Bước 5: Phần còn lại bỏ vào hũ thuỷ tinh dùng dần.

4.3. Muối biển có tác dụng tẩy tế bào chết body

Muối biển “nổi tiếng” với công dụng kháng viêm và chống mụn hiệu quả cao. Cũng là một nguyên liệu dễ tìm và dễ bảo quản nên không hề khó nếu bạn muốn có một công thức hoàn hảo thực hiện ngay tại nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nửa chén muối biển
  • 1 nửa chén dầu thực vật (dầu oliu, dầu dừa hay dầu hạnh nhân đều được)

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Trộn đều nửa chén muối biển với nửa chén dầu thực vật, để thành một hỗn hợp đặc sệt.
  • Bước 2: Nếu bạn muốn có mùi thơm có thể thêm tinh dầu vào để tạo mùi.
  • Bước 3: Đưa hỗn hợp vừa trộn vào hộp bảo quản để dùng dần.

4.4. Công thức từ mật ong và đường tẩy da chết cho body

Mật ong và đường nâu là những nguyên liệu vô cùng dễ tìm và hiệu quả cao. Ngoài giải đáp “nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước”, công thức này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai còn là học sinh sinh viên.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nửa chén đường nâu
  • ¼ chén dầu dừa
  • 2 muỗng mật ong

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bát nhỏ, rồi trộn đều thành hỗn hợp đặc sệt. Nếu muốn đặc thì bạn nên cho ít dầu dừa lại.
  • Bước 2: Dùng hũ thuỷ tinh để đựng hỗn hợp đã làm để bảo quản và sử dụng dần.
  • Bước 3: Mỗi lần sử dụng thì lấy một lượng vừa phải.

4.5. Cách tẩy tế bào chết cơ thể tại nhà bằng bột trà xanh

Trà xanh có tác dụng kháng viêm và bảo vệ da rất tốt. Vì vậy người ta thường sử dụng trà xanh làm nguyên liệu lành tính trong các sản phẩm làm đẹp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 túi bột trà xanh
  • 1 nửa chén nước nóng
  • 1 chén đường nâu
  • ¼ chén dầu dừa

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Cho 2 túi trà ngâm trong nước nóng và chờ đến khi nguội hẳn thì cho 1 chén đường nâu vào khuấy đều.
  • Bước 2: Cho thêm dầu dừa vào hỗn hợp trên.
  • Bước 3: Lấy toàn bộ hỗn hợp vào hũ bảo quản. Mỗi tuần dùng 1-2 lần để sở hữu làn da mịn màng.

5. Có mấy cách tẩy da chết toàn thân?

Có 2 phương pháp tẩy da chết phổ biến là:

  • Tẩy da chết vật lý: Là phương thức tẩy tế bào chết từ hỗn hợp dạng hạt từ các công thức như: đường, mật ong, dầu dừa, cà phê, cám gạo,… Hoặc dạng gel thường như được bày bán ở tiệm mỹ phẩm.
  • Tẩy da chết hoá học: Được xem là có hiệu quả hơn tẩy da chết vật lý. Đây thường là các sản phẩm tan trong nước (AHA) hoăc tan trong dầu (BHA) có thể bôi trực tiếp lên da. Các sản phẩm này có khả năng làm sạch sâu từ bên trong lỗ chân lông, rất thích hợp cho những ai bị viêm lông hoặc mụn.

Tuy nhiên, người ta vẫn thiên sử dụng phương pháp tẩy da chết vật lý dạng chà (scrub) hơn. Mục đích là tạo sự chà sát làm bong tróc lớp da sừng sần sùi trên da, tạo cảm giác da mềm mịn và trắng sáng hơn.

6. Những vấn đề thường gặp khi tẩy da chết toàn thân

6.1. Tẩy tế bào chết body có dùng cho mặt được không?

Câu trả lời là KHÔNG. Vì da mặt thường mỏng và nhạy cảm hơn vùng da khác nên cần phải có một sản phẩm tẩy da chết dịu nhẹ, lành tính và dành riêng cho da mặt.

Như đã trình bày ở trên về nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước, thì trong khi đó, những sản phẩm tẩy da toàn thân lại thường mạnh hơn để có thể loại bỏ được lớp sừng ở một số vị trí đặc biệt như: gót chân, khuỷu tay, đầu gối…

  • Dùng sản phẩm loại bỏ da chết toàn thân để làm sạch da mặt có thể làm cho da mặt bị tổn thương và kích ứng.
  • Nếu dùng sản phẩm tẩy da chết chuyên dụng cho mặt để làm sạch da toàn thân thì nó quá nhẹ, không đủ để loại bỏ được hoàn toàn bụi bẩn và các lớp sừng trên da.

Tóm lại, để phát huy hiệu quả tối đa thì bạn nên sử dụng sản phẩm chuyên dụng cho mỗi vùng da của cơ thể.

Giải đáp nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước?
Giải đáp nên đi tắm trước hay tẩy tế bào chết trước?

6.2. Khi nào cần tẩy da chết cho da?

Bạn chỉ nên tẩy tế bào da chết cho da khi cảm thấy da trở nên khô, sần sau mỗi lần thay da. Tránh việc lạm dụng bước này quá mức, gây phản tác dụng.

6.3. Tẩy tế bào chết body bao nhiêu lần 1 tuần?

Theo trình bày ở trên về nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước thì bạn chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần/tuần vào mùa hè1 lần/tuần vào mùa đông. Dù việc làm rất tốt nhưng bạn KHÔNG nên tiến hành quá nhiều, khiến da mỏng hơn, dễ bị tổn thương.

REVIEW TOP 5 sản phẩm tẩy da chết toàn thân giá rẻ:

6.4. Cần lưu ý gì khi tự tẩy da chết tại nhà?

  • Lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào da chết toàn thân phù hợp với làn da của mình.
  • Trước khi tiến hành tẩy da chết body thì cần phải làm tắm với nước ấm trước và có thể kết hợp sử dụng thêm sữa tắm để làm sạch da.
  • Nên tẩy da chết trước hay rửa mặt trước thì tốt cho làn da? Chỉ nên thực hiện trong 15 – 20 phút và thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/tuần. Việc tẩy quá nhiều hay quá lâu cũng không tốt cho da.
  • Những vị trí có lớp sừng dày như gót chân, đầu gối hoặc khuỷu tay… bạn có thể chà mạnh hơn để lớp sừng được bong ra.
  • Với những vị trí khác, đặc biệt là vùng cổ, ngực và bụng thì bạn cần phải làm nhẹ nhàng để da không bị tổn thương hoặc ửng đỏ sau khi tắm.
  • Thời điểm thích hợp nhất để tẩy da chết toàn thân là vào buổi tối để giúp cho da tránh được ánh nắng mặt trời.
  • Sau khi thực hiện bước tẩy da chết, bạn nhất định phải bôi kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm cho da.

7. Những sai lầm khi chăm sóc da body tại nhà

  • Sử dụng các sản phẩm kem trộn trắng da cấp tốc.
  • Không tẩy tế bào chết cho body
  • Không dùng kem dưỡng ẩm
  • Không dùng kem chống nắng

Như vậy, qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ thì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: nên tắm trước hay tẩy tế bào chết trước? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình tẩy da chết body để thực hiện đúng chuẩn và có được làn da sáng, khỏe.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *