Nhau tiền đạo là gì? Nhau tiền đạo có nguy hiểm hay không? Cách khắc phục như thế nào?… Đây là thắc mắc không chỉ của các mẹ bầu, mà là của tất cả mọi người. Có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn là điều mà mọi bà bầu đều mong muốn. Tuy nhiên, đôi khi, mẹ cũng có thể có nguy cơ đối mặt với một vài hiện tượng trong thai kỳ chẳng hạn như nhau tiền đạo. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nhau thai là gì?
Để biết nhau tiền đạo là như thế nào, trước hết mẹ cần phải hiểu rõ khái niệm nhau thai là gì? Nhau thai ở trạng thái bình thường có hình dạng ra sao?
Về mặt y học, nhau thai (gọi tắt là nhau) được định nghĩa là cơ quan gắn liền với niêm mạc của tử cung, thường ở phía trên hoặc bên cạnh để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển.
Hiểu một cách đơn giản, nhau thai là một bộ phận của túi thai, có hình tròn giống chiếc bánh, màu đỏ, bề mặt mịn, nối bào thai, cụ thể là dây rốn của bé với thành tử cung của mẹ.
Bộ phận này có chức năng chính là lọc các chất có thể gây hại cho thai nhi, loại bỏ carbon dioxide cũng như các chất thải ra khỏi máu của thai nhi.
Ngoài ra, nhau thai cũng có nhiệm vụ giữ cho máu của mẹ tách biệt với máu của thai nhi để bảo vệ thai nhi chống lại các bệnh nhiễm trùng. Ở cuối thai kỳ, nhau thai còn có khả năng truyền các kháng thể để bảo vệ em bé sau khi sinh.
2. Nhau tiền đạo là gì?
Nhau tiền đạo được nhiều chuyên gia y tế là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu khi gặp tình trạng này vẫn chưa nắm rõ nhau tiền đạo nghĩa là gì? dẫn đến việc chủ quan, gây nguy hiểm cho sức khoẻ cả mẹ lẫn bé.
Trên thực tế, nhau tiền đạo là một bệnh lý của bánh nhau, trong đó bánh nhau bám ở vị trí bất thường. Ở thai kỳ bình thường, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau của phần đáy tử cung.
Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo, bánh nhau sẽ bám vào đoạn dưới tử cung và cổ tử cung, làm che mất một phần hoặc che kín cổ tử cung. Hay nói dễ hiểu hơn, nhau thai sẽ nằm ở vị trí chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé.
3. Nhau tiền đạo có mấy loại?
Trong y học, nhau tiền đạo được chia ra làm 4 loại dựa vào vị trí bám cũng như dựa vào khoảng cách so với lỗ trong cổ tử cung bao gồm:
- Nhau bám thấp (Type 1): Nhau tiền đạo được xác định ở dạng này khi bờ của bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung nhưng chưa đến lỗ trong tử cung, khoảng cách được xác định cách lỗ trong cổ tử cung là dưới 2cm.
- Nhau bám mép (Type 2): Nhau tiền đạo dạng này thường có bờ bánh nhau bám đến lỗ trong cổ tử cung nhưng chưa che kín lỗ trong.
- Nhau tiền đạo bán trung tâm (Type 3): Ở dạng này, bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, phủ qua và che kín một phần lỗ trong tử cung.
- Nhau tiền đạo trung tâm (Type 4): Ở dạng này, bánh nhau bám đoạn dưới tử cung, phủ qua và che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.
4. Thai bị nhau tiền đạo có nguy hiểm không?
Ngoài tìm hiểu nhau tiền đạo là gì, thì bánh nhau đóng vai trò lớn đối với quá trình nuôi dưỡng và phát triển của bào thai. Vì vậy, khi thai bị nhau tiền đạo, điều này có thể gây ra nhiều nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ lẫn thai nhi. Cụ thể:
Ảnh hưởng của nhau tiền đạo đối với mẹ
- Bị mất máu nhiều, gây choáng, sốc, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
- Có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu nhau thai không tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn đông máu.
- Sinh mổ lấy thai là lựa chọn tối ưu hơn cả.
- Ảnh hưởng của nhau tiền đạo đối với thai nhi
- Mẹ bị thiếu máu dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng, suy thai.
- Có nhiều nguy cơ phải sinh non, thiếu tháng, dẫn đến bé sinh ra dễ bị suy hô hấp, hoặc vì sinh non có thể tử vong.
- Ngôi thai bất thường như ngôi mông hoặc ngôi nằm ngang.
Như vậy, có thể thấy, nhau thai tiền đạo không phải là một bệnh lý thông thường mà là một biến chứng vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé, thậm chí tăng nguy cơ gây tử vong ở cả hai.
Do đó, mẹ bầu nên đi thăm khám định kỳ để được kịp thời phát hiện những bất thường của thai kỳ, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
5. Nguyên nhân nhau tiền đạo là gì?
Trên thực tế, vẫn chưa có một minh chứng rõ ràng nào giúp xác định nguyên nhân gây ra tình trạng nhau tiền đạo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, những yếu tố sau đây cũng có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ xuất hiện nhau tiền đạo ở mẹ bầu:
- Mẹ bầu mang thai ở tuổi trên 35.
- Từng mang thai nhiều lần.
- Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trong quá trình mang thai.
- Từng có tiền sử sảy thai hoặc nạo hút thai nhiều lần.
- Có nhau tiền đạo ở lần mang thai trước.
- Viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần không được điều trị dứt điểm.
- Có sẹo mổ trên tử cung như sẹo mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung…
- Đa sản, đa thai.
- Tử cung dị dạng.
6. Dấu hiệu nhau tiền đạo như nào?
Nhau thai tiền đạo thường được chẩn đoán dễ dàng thông qua phương pháp siêu âm và được xác định chính hơn ở tuần thứ 28 trở đi của thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể phát hiện sớm hơn tình trạng này thông qua các dấu hiệu như sau:
- Xuất huyết âm đạo trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 cuối thai kỳ với đặc tính xảy ra đột ngột, không rõ nguyên nhân, không kèm đau bụng, máu ra có màu đỏ tươi và khi ra ngoài bị đông thành cục.
- Lượng máu chảy ra ngày càng tăng lên trong những lần sau và có xu hướng lặp lại nhiều lần.
- Dễ bị xuất huyết khi vận động mạnh, đi lại nhiều hoặc khi giao hợp,…
Dấu hiệu bị nhau tiền đạo cho các mẹ bầu
7. Nhau tiền đạo có sinh thường được không?
Bên cạnh nhau tiền đạo là gì, thì hầu hết các trường hợp nhau tiền đạo đều được chỉ định mổ đẻ để được đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, điều này cũng còn tùy thuộc vào vị trí bánh nhau bám vào tử cung.
Trong trường hợp không quá nguy hiểm, bác sĩ vẫn có thể chỉ định đẻ thường cho thai phụ. Do đó, thai phụ cần khám thai định kỳ để được siêu âm, phát hiện và chẩn đoán kịp thời những bất thường trong thai kỳ, từ đó có phương án khắc phục hiệu quả.
8. Bị nhau tiền đạo phải làm sao?
Nhau tiền đạo là một bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó còn tùy thuộc vào vị trí nhau thai bám. Do vậy, khi phát hiện tình trạng này, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý một vài điều sau đây để bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như thai nhi:
8.1. Bị nhau tiền đạo kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quan trọng trong thai kỳ. Vì vậy, nếu không may gặp phải biến chứng này quá trình mang thai, mẹ bầu cần tránh xa những thực phẩm sau đây để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như bản thân:
- Tránh ăn những thực phẩm tái sống, cay nóng khiến dạ dày bị kích thích, tiêu chảy.
- Tuyệt đối không bổ sung các thực phẩm gây kích thích co bóp tử cung như: Ngải cứu, nghệ, rau ngót, mướp đắng, rau chùm ngây, quả đào, đu đủ xanh… trong bữa ăn hàng ngày.
8.2. Bị nhau tiền đạo nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm cần kiêng kỵ phía trên, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất.
Các nhóm thực phẩm nên bổ sung bao gồm: Vitamin, chất đạm, tinh bột, chất béo, ngoài ra nên bổ sung nhiều hơn thực phẩm chứa canxi, sắt đặc biệt là thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ.
8.3. Cách hạn chế trong thai kỳ bị nhau tiền đạo là gì?
Mặc dù nhau tiền đạo chưa được xác định rõ ràng về nguyên nhân, nhưng các yếu tố như đã đề cập phía trên cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm này trong thai kỳ. Do vậy, để hạn chế tình trạng bị nhau tiền đạo trong thai kỳ, chị em có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Không nên sinh đẻ nhiều. Tốt nhất mỗi gia đình chỉ nên sinh từ 1 – 2 con.
- Tuyệt đối không nạo phá thai nhiều lần. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
- Thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ để được phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời.
- Hạn chế sinh đẻ khi ngoài 35 tuổi. Phụ nữ sau 35 tuổi trở lên khi mang thai không chỉ có nguy cơ bị nhau tiền đạo mà còn có thể gặp nhiều biến chứng sản khoa khác.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, không thức quá khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
- Khi có kế hoạch mang thai cần chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe cũng như tinh thần.
Như vậy, qua nội dung bài viết trên, Hebora đã giúp bạn hiểu rõ hơn nhau tiền đạo là gì? Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, mẹ bầu sẽ có cái nhìn chính xác hơn về bệnh lý này, từ đó biết cách nhận biết cũng như khắc phục kịp thời trong trường hợp không may mắc phải nhau tiền đạo trong thai kỳ.
Theo Nguyễn Ngọc Duy