Bị mụn nhưng bạn có biết nổi mụn ở cằm là bị gì không? Những loại mụn ở cằm là mụn gì? Bên cạnh trán và mũi thì cằm chính là vị trí mụn hay tìm đến nhất. Khi bị nổi mụn ở cằm, đa phần mọi người đều cảm thấy rất khó chịu và đau nhức. Tìm hiểu mụn ở cằm: nguyên nhân là gì? Cách điều trị mụn ở cằm hiệu quả ngay tại nhà như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng nhất.
1. Nổi mụn ở cằm là bị gì?
Khi bị nổi mụn ở cằm, rất nhiều người cảm thấy hoang mang vì không biết nổi mụn ở cằm là bệnh gì? Theo các bác sĩ da liễu, nổi mụn ở cằm là tình trạng mụn xuất hiện chủ yếu ở dưới cằm, quai hàm và quanh má dưới với nguyên nhân phần lớn là do rối loạn nội tiết tố và di truyền.
So với nam giới thì nữ giới thường bị mụn mọc ở cằm nhiều hơn và chúng thường xuất hiện dưới dạng mụn trứng cá dạng nang hoặc mụn bọc. Bên cạnh đó, phụ nữ sau 23 tuổi cũng là đối tượng thường xuất hiện mụn ở cằm nhiều hơn so với lứa tuổi thiếu niên.
Bị mụn ở cằm là bị bệnh gì? Như chúng ta đã biết, lớp da của mỗi người đều có một lớp dầu mỏng được phân bố đều trên bề mặt để giữ cho da luôn được mịn màng và căng mướt.
Lớp dầu này được điều tiết bởi chính da của mỗi người và khi lượng dầu được sản xuất quá mức sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa dầu trên da. Lúc này, lượng dầu thừa có thể kết hợp với các tế bào chết và bụi bẩn trên da dẫn đến trình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
Như vậy, nếu bạn thắc mắc mụn nhiều ở cằm là bệnh gì, thì câu trả lời đó chính là dấu hiệu của tuyến bã nhờn đang hoạt động mạnh mẽ và có thể cách chăm sóc da của bạn chưa đúng.
Ngoài ra, một số người thường có thói quen chống tay lên cằm nên vô tình làm lây lan vi khuẩn từ tay sang cằm. Tại đây, vi khuẩn sẽ rất dễ dàng kết hợp với bụi bẩn và bã nhờn dưới cằm để gây ra tình trạng nổi mụn dưới cằm.
Dù xuất hiện với nguyên nhân nào thì nổi mụn dưới cằm cũng đều gây ra bất tiện và khó chịu cho người bị mụn.
Tổng hợp các loại mụn: Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
2. Những loại mụn ở cằm thường gặp nhất
Ngoài tìm hiểu nổi mụn ở cằm là bị gì thì bạn cần biết bị mụn ở cằm là bệnh gì? Nổi mụn không phải là bệnh gì quá nghiêm trọng. Nó chỉ là mụn nội tiết và xuất hiện chủ yếu vì sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể.
Thông thường, các loại mụn ở cằm chúng ta hay gặp nhất là một số loại mụn sau đây:
- Mụn trứng cá dạng mụn bọc hay còn gọi là mụn mủ: Đây là những mụn có kích thước khá lớn, sưng tấy và có cảm giác đau nhiều khi sờ vào. Tuy nhiên mụn mủ có nên nặn không? Hãy đọc để biết ngay câu trả lời nhé!
- Mụn đầu trắng: Là loại mụn có màu trắng đục, đầu mụn ẩn dưới màng da mỏng và không trồi hẳn lên.
- Mụn đầu đen ở cằm: Loại mụn này có đầu mụn hở, dẫn đến bị oxy hóa và trở thành màu đen. So với 2 loại trên thì mụn đầu đen không mọc ở cằm nhiều. Hãy tham khảo ngay cách chữa mụn đầu đen hiệu quả tại nhà nhé!
- Mụn ẩn: Loại mụn này thường nằm ẩn dưới da nên rất khó quan sát thấy bằng mắt thường. Chỉ khi sờ tay lên chúng ta mới cảm nhận được da sần sùi.
3. Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc ở cằm là gì?
Mụn ở cằm là dấu hiệu gì? Khi bạn bị mụn mọc ở cằm là dấu hiệu cho biết tuyến bã nhờn đang hoạt động mạnh mẽ và da có thể chưa được làm sạch đúng cách. Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc ở cằm có thể là vì một số lý do sau đây:
3.1. Do rối loạn nội tiết tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mụn mọc ở cằm thường xuất hiện chủ yếu vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt hoặc ngay trước khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện.
Nguyên nhân là vì trong thời điểm này, lượng Estrogen trong máu thường tăng cao và cơ thể cũng sản xuất ra nhiều Testosterone hơn.
Điều này dẫn đến kích thích các tuyến dầu trên da hoạt động mạnh mẽ hơn và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nhờ vậy, vi khuẩn gây mụn cũng dễ dàng xâm nhập được vào da và tạo ra các nốt mụn ở dưới cằm.
Đây là một trong những nguyên nhân giải thích nổi mụn ở cằm là bị gì, để tìm cách xử lý hãy tiếp tục đọc nhé.
3.2. Do rối loạn giấc ngủ
Theo các chuyên gia nghiên cứu, những người bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ cũng thường có nguy cơ bị mụn trứng cá dưới cằm nhiều hơn vì cứ mỗi giờ ngủ bị mất trong 1 đếm.
Điều này sẽ làm nguy cơ căng thẳng tâm lý tăng lên 14% và dẫn đến những bất thường trong cấu trúc và chức năng của da.
Ngoài ra, mất ngủ cũng làm tăng sự đề kháng Insulin, từ đó dẫn đến tăng Glucose trong máu – một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn trứng cá.
3.3. Do sử dụng thuốc tránh thai
Khi đang sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, nếu bạn ngừng sử dụng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến thay đổi Hormone và làm cho tuyến bã nhờn hoạt động tích cực hơn, từ đó dẫn đến dư thừa dầu nhờn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
3.4. Do đắp mặt nạ không đúng cách
Cách chăm sóc da và đắp mặt nạ không đúng cách có thể làm cho lượng dầu thừa và bụi bẩn trên da bị giữ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây mụn trên da.
Thường xuyên mọc mụn ở cằm thì phải làm sao?
4. Những cách trị mụn ở cằm tại nhà hiệu quả
4.1. Cách trị mụn cám ở mũi và cằm
Nếu cằm hoặc mũi của bạn xuất hiện mụn cám, thì để giải đáp cho câu hỏi nổi mụn ở cằm là bị gì bạn có thể áp dụng các phương pháp trị mụn hiệu quả sau đây:
Dùng nước đá để giảm mụn
- Bước 1: Dùng một khăn xô sạch, sau đó cho viên đá vào trong và bọc lại.
- Bước 2: Nhẹ nhàng chườm đá lên vùng da bị mụn. Lưu ý, bạn không nên chườm đá quá 5 phút để tránh làm tổn thương đến da.
Có thể làm nhiều lần trong ngày để có hiệu quả nhanh chóng.
Sử dụng dầu dừa
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị mụn bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước ấm.
- Bước 2: Dùng bông tẩy trang thấm khô nước trên mặt.
- Bước 3: Nhẹ nhàng thoa 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị mụn.
- Bước 4: Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất trong dầu dừa thấm vào da. Sau đó để yên khoảng 15-20 phút.
- Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch.
Sử dụng nha đam
- Bước 1: Lấy 1 lá nha đam, rửa sạch, sau đó dùng dao tách lấy phần thịt nha đam bên trong.
- Bước 2: Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Bước 3: Thoa phần thịt nha đam lên vùng da bị mụn, sau đó nhẹ nhàng massage da để dưỡng chất nha đam thấm sâu vào bên trong da.
- Bước 4: Để nguyên nha đa trên mặt 15 phút.
- Bước 5: Rửa lại mặt bằng nước sạch.
Bôi kem trị mụn
Một số sản phẩm kem trị mụn hiện nay có chứa Benzoyl Peroxide hoặc Axit Salicylic nên có tác dụng làm khô mụn rất nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng chúng để điều trị mụn mọc ở cằm.
4.2. Cách trị mụn bọc ở cằm
So với mụn cám thì mụn bọc ở cằm thường gây đau nhiều hơn và khó điều trị hơn. Bạn có thể đi khám da liễu để được tư vấn điều trị hoặc có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Nổi mụn ở cằm là bị gì? Để giải quyết vấn đề bạn nên sử dụng các loại thuốc bôi, kem hoặc gel trị mụn uy tín.
- Sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn.
- Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai nội tiết có tác dụng điều chỉnh các hormone gây mụn nên nó sẽ giúp làm giảm mụn bọc ở cằm một cách nhanh chóng.
- Dùng mặt nạ hóa học.
- Liệu pháp laser.
- Đến các cơ sở da liễu để nặn mụn.
Giải đáp từ chuyên gia làm đẹp: Mụn cóc có tự hết không?
5. Những lưu ý khi bị mụn ở cằm
Khi bị mụn mọc ở cằm, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Luôn làm sạch da mặt đúng cách.
- Tẩy tế bào da chết cho da từ 1-2 lần/tuần.
- Thoa kem dưỡng da thường xuyên.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Tập thể dục mỗi ngày.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho da.
6. Mụn bọc ở cằm có nên nặn?
Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Bởi vì điều đó có thể làm tổn thương đến vùng da bị mụn và khiến mụn phát triển hơn lên. Tốt nhất, hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp hoặc đi kiểm tra tại các cơ sở da liễu để được tư vấn điều trị.
Như vậy, đến đây chắc hẳn bạn đã biết được nổi mụn ở cằm là bị gì? Mong rằng qua những nội dung Hebora vừa chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết cách chăm sóc da bị mọc mụn ở cằm để nhanh chóng loại bỏ mụn một cách an toàn và hiệu quả.
Theo Nguyễn Ngọc Duy