Bạn có biết sau khi nặn mụn đầu đen nên làm gì để da không bị tổn thương? Đọc đến đây chắc bạn đã thấy vấn đề của bản thân, nhưng đây cũng là vấn đề lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên không cần quá lo ngại nữa bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp loại bỏ mụn hiệu quả và đơn giản tại nhà. Việc trị mụn bằng cách nặn mụn có nên không và Nội dung sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
- 1. Các nguyên nhân gây mụn đầu đen là gì?
- 2. Có nên tự ý nặn mụn đầu đen không?
- 3. Sau khi nặn mụn đầu đen nên làm gì?
- 3.1. Luôn lấy sạch nhân mụn khi nặn
- 3.2. Se khít lỗ chân lông để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập
- 3.3. Sử dụng các sản phẩm đặc trị sau khi nặn mụn đầu đen
- 3.4. Tuyệt đối KHÔNG chạm tay lên mặt
- 3.5. Sử dụng kem chống nắng để ngăn tác hại từ tia UV
- 3.6. LUÔN làm sạch da sau khi nặn mụn đầu đen
- 3.7. Hạn chế luyện tập thể thao thường xuyên
- 3.8. Hạn chế trang điểm khi không cần thiết
- 3.9. Không tẩy tế bào chết giai đoạn sau nặn nụn
- 3.10. Đắp mặt nạ làm dịu da, hồi phục tốt hơn
- 4. Cách nặn mụn đầu đen đúng cách tại nhà
- 5. Các thói quen sinh hoạt giúp giảm mụn đầu đen
1. Các nguyên nhân gây mụn đầu đen là gì?
- Các tuyến bã nhờn hoạt động nhiều: Đây là hiện tượng chính gây bí tắc lỗ chân lông. Sợi bã nhờn trên da là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, dễ gây ra tình trạng mụn đầu đen.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Việc thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ cay, dùng chất kích thích… Sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho mụn đầu đen hình thành.
- Không nạp đủ nước mỗi ngày: Nước là thứ thiết yếu cho cơ thể, nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước sẽ làm giảm quá trình làm sạch và đào thải các chất cặn bã ra ngoài.
- Thường xuyên thức khuya: Việc này không chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em, mà còn tác động tới nội tiết tố, lỗ chân lông tiết nhiều bã nhờn cũng dễ sinh ra các nốt mụn đầu đen.
- Làm dụng các loại thuốc: Tự ý dùng thuốc hay mỹ phẩm chứa nhiều thành phần gây hại cho da khiến lỗ chân lông hoạt động mạnh mẽ hơn, gây ra mụn đầu đen.
2. Có nên tự ý nặn mụn đầu đen không?
Câu trả lời là KHÔNG. Để nặn mụn tại nhà thì bạn cần có quy trình rõ ràng từ chuẩn bị, thực hiện cho đến việc chăm sóc da sau đấy. Chính vì thế thói quen tự ý nặn mụn khi thấy chúng xuất hiện dễ khiến da bị tổn thương và viêm nhiễm.
Những lý do sau đây sẽ giải đáp Có nên nặn mụn đầu đen không và chứng minh việc tự ý nặn mụn là hoàn toàn sai và cần được thay đổi:
- Không loại bỏ được hoàn toàn mụn đầu đen: Bằng mắt thường chúng ta chỉ có có nhìn thấy những nốt mụn đen, to trồi lên trên bề mặt da mà không thể loại bỏ được hết. Bên cạnh đó có thể khiến vùng da xung quanh bị viêm, sưng, nguy cơ để lại sẹo, vết thâm.
- Tạo ra nhiều mụn hơn: Không thể phủ nhận được rằng trên tay có rất nhiều vi khuẩn dù đã được rửa sạch nhưng không thể loại bỏ hết. Khi sử dụng tay không để tác động lên nốt mụn là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và lan rộng sang các vùng da khác.
- Gây kích ứng, tổn thương da: Với cách nặn mụn thủ công, không sử dụng dụng cụ nặn mụn hoặc sử dụng sai cách vô tình tác động lên da một lực mạnh khiến da trầy xước, chảy máu, sưng đỏ là nguyên nhân dẫn đến sẹo thâm sau này.
Chính vì vậy tuyệt đối không được tự ý chữa mụn đầu đen ở nhà, khi thực hiện cần phải làm đúng quy trình, sát khuẩn dụng cụ, tay cũng như có cách chăm sóc da sau khi nặn.
3. Sau khi nặn mụn đầu đen nên làm gì?
3.1. Luôn lấy sạch nhân mụn khi nặn
Theo Hebora, việc lấy hết nhân mụn trong lỗ chân lông giúp da hồi phục nhanh và không bị viêm nhiễm. Nếu trường hợp nhân mụn chưa được lấy hết vẫn còn sót lại nằm sâu bên trong da chúng sẽ nhanh chóng phát triển trở lại với mức độ nặng hơn và có gây sưng, mưng mủ.
Chính vì vậy sau khi thực hiện nặn mụn hết ở khu vùng da mụn nên để vết thương ổn định trong 10 phút rồi sử dụng tăm bông thấm và lau sạch các nhân mụn, mủ và máu còn sót lại.
3.2. Se khít lỗ chân lông để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập
Mới nặn mụn đầu đen xong nên làm gì? là thắc mắc của rất nhiều người bởi lúc đó lỗ chân lông giãn nở to. Để hạn chế tình trạng này và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập thì ngay sau khi nặn mụn cần có các biện pháp như sử dụng đá lạnh lăn lên vùng da để nhanh chóng làm lành vết thương.
Giải đáp thắc mắc: mụn đầu đen để lâu có sao không?
3.3. Sử dụng các sản phẩm đặc trị sau khi nặn mụn đầu đen
Làn da sau quá trình nặn mụn trở nên yếu và nhạy cảm hơn chính vì vậy không được tùy ý sử dụng các sản phẩm đặc trị cho da mà không có hướng dẫn hay khuyên dùng của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Đặc biệt nên để da có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi trước khi thực hiện các bước chăm sóc da như bình thường.
3.4. Tuyệt đối KHÔNG chạm tay lên mặt
Nếu bạn thắc mắc “sau khi nặn mụn đầu đen nên làm gì” thì đây là việc quan trọng bạn cần chú ý. Trên tay có rất nhiều vi khuẩn khi chạm tay lên mặt khiến chúng có thể xâm nhập vào da, đặc biệt là vùng da sau khi nặn mụn còn đang yếu.
Thói quen này sẽ khiến mụn lên nhiều hơn, mức độ nặng hơn vì có thể sẽ có các mụn mủ, mụn bọc.
Làm sạch mụn đầu đen bằng kem đánh răng có hiệu quả không?
3.5. Sử dụng kem chống nắng để ngăn tác hại từ tia UV
Sau khi có những tác động vật lý lên vùng da mụn chúng trở nên nhạy cảm hơn đặc biệt với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời. Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể gây thâm, sạm cho da chính vì vậy lúc này da cần được bảo vệ tốt nhất.
Nên hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, nếu phải ra ngoài cần che chắn kĩ kết hợp sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
3.6. LUÔN làm sạch da sau khi nặn mụn đầu đen
Sau khi nặn mụn các vi khuẩn từ nhân mụn đã được lấy ra và còn tồn tại trên bề mặt da nếu không làm sạch da chúng có khả năng tiếp tục xâm nhập và làm tổn thương da hơn.
Nhưng để làm sạch da không được sử dụng ngay các loại sữa rửa mặt, toner… vì có thể chúng sẽ gây kích ứng da. Lúc này bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý, thấm qua bông tẩy trang rồi lau nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh.
3.7. Hạn chế luyện tập thể thao thường xuyên
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc Sau khi nặn mụn nên làm gì để không bị rỗ thì đây là điều bạn cần biết. Luyện tập thể thao khiến cơ thể mất nước tuyến mồ hôi hoạt động mạnh dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Chính vì vậy nên nghỉ ngơi 2 -3 ngày sau khi vết mụn được lành, ổn định có thể hoạt động bình thường trở lại.
3.8. Hạn chế trang điểm khi không cần thiết
Sau khi nặn mụn đầu đen nên làm gì để bảo vệ da, tránh bị ứng? Đó chính là tránh xa việc trang điểm. Nếu sử dụng các mỹ phẩm ngay sẽ gây kích ứng da, các nốt mụn lâu lành hơn. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn là như thế nào?
3.9. Không tẩy tế bào chết giai đoạn sau nặn nụn
Trong các sản phẩm tẩy tế bào chết thường có thành phần axit để dễ dàng loại bỏ các bụi bẩn nằm sâu bên trong da. Chính vì vậy trong lúc da còn yếu và có vết thương hở sau khi nặn mụn nên tạm dừng việc tẩy tế bào chết.
3.10. Đắp mặt nạ làm dịu da, hồi phục tốt hơn
Ngoài tìm hiểu sau khi nặn mụn đầu đen nên làm gì thì bạn cũng cần biết sau khi da chịu tác động vật lý lên da sẽ bị tổn thương việc làm dịu da là rất quan trọng hạn chế tình trạng kích ứng, cũng như giúp da nhanh hồi phục. Chính vì vậy nên sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên từ trái cây là tốt nhất.
4. Cách nặn mụn đầu đen đúng cách tại nhà
Đây là một việc quan trọng và cần thiết trong việc chăm sóc và bảo vệ da. Nhưng nếu không biết cách nặn hoặc làm không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương, khiến mụn mọc nhiều và nặng hơn.
Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết quy trình lột mụn đầu đen tại nhà chuẩn nhất.
- Bước 1: Vệ sinh tay và sát khuẩn dụng cụ nặn mụn bằng cách này sẽ hạn chế và loại bỏ được vi khuẩn có thể nhiễm chéo, lây lan sang da.
- Bước 2: Rửa sạch mặt: Đây là bước quan trọng để da loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết còn tồn đọng trên da giúp lỗ chân lông sạch và thông thoáng ngăn chặn sự viêm nhiễm trong quá trình nặn mụn.
- Bước 3: Xông mặt: Xông hơi bằng nước nóng để các lỗ chân lông giãn nở, da mềm việc lấy nhân mụn sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.
- Bước 4: Sử dụng dụng cụ nặn mụn để hỗ trợ lấy nhân mụn.
- Bước 5: Dùng tăm bông, giấy lau sạch vùng da vừa lấy mụn loại bỏ nhân, nước, mủ và máu.
- Bước 6: Để vết thương ổn định sau khoảng 1 -2 tiếng thì vệ sinh da bằng nước muối sinh lý.
5. Các thói quen sinh hoạt giúp giảm mụn đầu đen
Để ngăn ngừa mụn đầu đen “tái phát”, thì những thói quen sinh hoạt xấu, không tốt trong cuộc sống hàng ngày cũng nên bỏ ngay lập tức. Dưới đây là những thói quen nếu có thì nên bỏ ngay nhé:
- Đừng quên rửa mặt mỗi ngày: Việc làm sạch da khỏi các yếu tố gây hại như khói, bụi… là điều đương nhiên phải làm. Hãy duy trì tần suất là 2 lần mỗi ngày, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Để không gây kích ứng hay mụn tái phát thì bạn nên lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da của mình.
- Không dùng mỹ phẩm bừa bãi: Một sản phẩm nào đó không phù hợp với da hay không rõ nguồn gốc đều là những nguyên nhân có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn đầu đen.
- Bỏ qua việc tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm: Làn da khi được tẩy tế bào chết sẽ giúp các dưỡng chất hay tinh chất trị mụn phát huy tối đa tác dụng, vì vậy nên tạo thói quen tẩy da chết 1 lần/tuần và đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho da 2-3 lần/tuần.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: Nên tạo thói quen cắt giảm đồ uống, có chứa cafein, cũng như ngủ nghỉ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Và đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để có làn da đẹp hơn.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách nặn mụn cũng như xử lý sau khi nặn mụn đầu đen nên làm gì. Hy vọng những thông tin này sẽ phần nào hỗ trợ bạn chăm sóc da một cách toàn diện hơn.
Theo Nguyễn Ngọc Duy