Trang chủ Giải đáp: Vết thâm mụn bao lâu thì hết – Chăm sóc hiệu quả như nào?

Giải đáp: Vết thâm mụn bao lâu thì hết – Chăm sóc hiệu quả như nào?

Chia sẻ:

Những vết thâm mụn có tự hết không? khi da bị thâm do mụn cần phải làm gì? Với những làn da mụn nếu không được chăm sóc và lấy nhân cẩn thận đúng cách rất dễ để lại các vết thâm sẹo. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Vết thâm sau mụn bao lâu thì hết?
Vết thâm sau mụn bao lâu thì hết?

1. Quá trình hình thành thâm mụn diễn ra như thế nào?

Các vết thâm mụn được hình thành do quá trình xử lý các nhân mụn không tốt gây ra những tổn thương hay viêm da mà lên. Khi lấy nhân mụn bắt buộc chúng ta phải tác động một lực nhất định trên bề mặt da để phần nhân mụn nằm sâu trong lỗ chân lông nổi bật lên. Chính vì vậy chúng tạo nên những tổn thương nếu không biết cách chăm sóc da sau nặn mụn thì chắc chắn vùng da sẽ có vết thâm.

Vào lúc nào các sắc tố melanin được tổng hợp, khiến vùng da trở nên sẫm màu và kém sức sống. Ngoài yếu tố từ bên trong, các tác nhân từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn cũng phần nào khiến vùng da càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên thực tế các vết thâm sẹo không gây đau, nhức khó chịu nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ, da kém sắc và dễ lão hóa hơn. Do đó để hạn chế tình trạng này xảy ra cần phải có các phương pháp nặn mụn và chăm sóc đúng cách.

2. Vết thâm mụn có tự hết không?

Như Hebora.vn đã biết vết thâm mụn được hình thành do sự thay đổi sắc tố melanin bên trong da chính vì vậy khi không có bất cứ tác động hay can thiệp nào thì chúng không thể tự hết. Ngoài ra vết thâm có thể tự hết không phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như:

  • Tình trạng mụn: Gốc mụn gây vết thâm là loại mụn như thế nào có bị viêm, mủ hay không. Kích thước mụn cũng quyết định trực tiếp đến thời gian hồi phục của da là nhanh hay chậm.
  • Quá trình nặn mụn có đảm bảo không xảy ra nhiễm trùng hay không.
  • Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn bởi không chỉ những tổn thương trên da mà yếu tố môi trường cũng tác động rất lớn đến việc hình thành các sẹo thâm.
  • Chế độ ăn uống sau khi nặn mụn và có dấu hiệu hình thành các vết thâm trên da.

Chính vì vậy việc trả lời câu hỏi mụn thâm có tự hết không? hay vết thâm mụn bao lâu thì hết không có câu trả lời chính xác và cụ thể mà phải dựa vào từng trường hợp cũng như cơ địa của mỗi người.

Vết thâm có tự hết không? Cải thiện làn da bị thâm do nặn mụn như thế nào?

3. Tại sao thâm mụn lâu hết?

Theo các chuyên da về da liễu và thẩm mỹ, việc điều trị thâm mụn là khá khó khăn nếu không có sự can thiệp sâu. Một số loại sẹo thâm chúng không thể tự mất đi nhưng có những vết thâm có thể tự mất nhưng thời gian lại rất lâu từ vài tuần cho đến vài năm. Chính vì vậy không thể khẳng định chắc chắn sau khi nặn mụn bao lâu thì hết thâm.

Ngoài ra việc mụn thâm lâu hết còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như:

  • Cách điều trị mụn thâm: Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị mụn thâm từ tự nhiên đến các cách làm chuyên sâu. Nếu áp dụng đúng cách trị thâm da mặt sau khi nặn mụn và phù hợp với da có thể rút ngắn thời gian rất nhanh.
  • Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn cần đúng cách và khoa học. Hạn chế để da tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, thường xuyên dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
  • Cùng với đó là các yếu tố về cơ địa, tính chất mụn và mức độ tổn thương trên da sẽ quy định đến thời gian vết thâm mụn tự hết.

Ngoài tìm hiểu về vết thâm mụn có tự hết không, thì bạn cũng không thể bỏ qua vấn đề nên và kiêng ăn gì để tránh để lại thâm sau này.

Tại sao mụn mãi không hết thâm?
Tại sao mụn mãi không hết thâm?

4. Ăn gì để hết thâm mụn?

Sau nặn mụn da bắt đầu xuất hiện các vết thâm để hạn chế tình trạng vết thâm lan rộng và sậm màu hơn ngoài việc chăm sóc da thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng phải được thay đổi. Hạn chế ăn các thực phẩm làm chậm quá trình hồi phục da và gây thâm, thay vào đó bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cơ bản dưới đây:

  • Ăn các loại cá có khả năng chống viêm, ngừa mụn, giảm thâm và cung cấp một lượng omega 3 lớn cho cơ thể.
  • Các loại sò, hến, hàu,… giàu acid gamma linolenic, acid béo có tác dụng giảm viêm, hạn chế tổn thương và làm mờ sẹo.
  • Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, súp lơ, rau nabi,… có khả năng chống viêm, ngăn ngừa oxi hóa hỗ trợ giảm thâm mụn hiệu quả.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, cam, quýt, bưởi,… giúp ngăn ngừa oxi hóa, hạn chế tình trạng hình thành sẹo thâm hiệu quả.
  • Các loại hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều,… giàu axit béo, kẽm,… có khả năng chống viêm, giảm tình trạng viêm nhiễm và tổn thương trên da.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

5. Bị thâm mụn nên kiêng gì?

Ngoài việc bổ sung một số các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ hồi phục da nhanh chóng, hạn chế sẹo thâm thì tuyệt đối tránh các thực phẩm như:

  • Kiêng ăn thịt bò bởi trong thịt bò có chứa nhiều protein nếu ăn khi các vết sẹo thâm đang hình thành sẽ khiến vùng da trở nên đậm màu hơn và có thể để lại sẹo.
  • Trứng là tác nhân khiến vùng da bị tổn thương xuất hiện các vết loang rất mất thẩm mỹ.
  • Không ăn rau muống bởi rau muống có thể khiến hình thành sẹo lồi và khiến mụn thâm ngày càng nặng hơn.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… có khả năng gây kích ứng da khiến vết thương lâu lành.
  • Hạn chế các thực phẩm ngọt, nhiều đường bởi chúng có thể làm thay đổi nội tiết tố, khiến da nhiều dầu, nhờn hơn.

Như trên giải đáp về vết thâm mụn có tự hết không, cũng như giải đáp cho bạn câu hỏi bị thâm mụn nên ăn và nên kiêng gì rồi chứ?

Nên kiêng và nên ăn gì để tránh thâm, sẹo?
Nên kiêng và nên ăn gì để tránh thâm, sẹo?

6. Các nguyên tắc cần rõ được khi điều trị thâm mụn

  • Hạn chế động tay vào vùng da bị mụn khi chưa được xử lý: Thói quen nặn mụn bằng tay gặp đa số ở mọi người. Tuy nhiên đây là điều không nên làm. Các nốt mụn nặn khi chưa chín rất dễ để lại sẹo.
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm, trang điểm khi mụn chưa lành: Các tạp chất do mỹ phẩm sót lại sẽ khiến tình trạng da trở nên viêm nhiễm hơn, khó lành.
  • Giữ ẩm cho làn da: Da được cấp ẩm đầy đủ sẽ giúp quá trình hồi phục, tái tạo da nhanh hơn, đồng thời hỗ trợ da khoẻ mạnh, tươi tắn. Để da được dưỡng ẩm đúng cách nên uống 2-3 lít mỗi ngày kết hợp sử dụng các sản phẩm dưỡng và cấp ẩm cho làn da của bạn.
  • Bảo vệ da tránh khỏi tia UV: Làn da đang bị tổn thương cực nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế hãy dùng biện pháp che chắn như kính dâm, áo chống nắng, kem chống nắng…
  • Phải kiên trì: Việc điều trị thâm phải đòi hỏi một thời gian mới có hiệu quả, giúp da đều màu trở lại. Vì vậy phải kiên trì thực hiện đúng liệu trình của phương pháp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

7. Cách phòng chống sẹo thâm hiệu quả tại nhà

Để hạn chế được tối đa việc hình thành sẹo thâm sau khi nặn mụn mỗi người nên chủ động phòng tránh trước thay vì hình thành sẹo mới điều trị. Một số những mẹo và phòng chống sẹo thâm như sau:

  • Trước khi nặn mụn cần phải tìm hiểu các hương há cho phù hợp với cơ địa và loại mụn. Bệnh cạnh đó nếu thực hiện nặn mụn tại nhà cần phải vệ sinh mặt, tay và dụng cụ nặn mụn kỹ để hạn chế tình trạng tổn thương và viêm nhiễm.
  • Sau khi nặn mụn tuyệt đối không được đưa tay lên mặt sờ vào các vết mụn.
  • Có chế độ chăm sóc và skincare chuẩn hàng ngày sau khi nặn mụn cùng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho da.
  • Khi ra ngoài cần được che chắn kĩ, hạn chế để da mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và khói bụi. Thường xuyên sử dụng kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi các tác động và tia UV.
  • Kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, tránh sử dụng các chất kích thích và thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục da.
  • Tập thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, không thức đêm hoặc làm việc quá sức gây căng thẳng, stress.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 6 Cách trị thâm mụn bằng chanh tại nhà

Hướng dẫn cách trị thâm mụn bằng rau diếp cá #Hiệu quả nhất

Chia sẻ mẹo dân gian – Cách trị thâm mụn bằng nghệ tươi

Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn có thể trả lời được câu hỏi vết thâm mụn có tự hết không? cũng như cách chăm sóc và ngăn ngừa mụn thâm hiệu quả tại nhà. Hy vọng những chia sẻ này sẽ trở nên có ích và cần thiết trong việc điều trị mụn thâm.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *