Trang chủ Vết thương mưng mủ kiêng ăn gì & Nên kiêng trong thời gian bao lâu?

Vết thương mưng mủ kiêng ăn gì & Nên kiêng trong thời gian bao lâu?

Chia sẻ:

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì là một trong những vấn đề nhiều người quan tâm. Vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị mưng mủ và gây đau đớn cho người bị thương. Lúc này, chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lành vết thương. Cùng Hebora giải đáp “vết thương mưng mủ nên làm thế nào” chi tiết trong bài viết dưới đây bạn nhé!!!

Vết thương có mủ nên kiêng ăn gì
Vết thương có mủ nên kiêng ăn gì

1. Mủ là gì? Tại sao vết thương bị mưng mủ?

Sau khi được cầm máu, vết thương thường sẽ nhanh khô miệng lại và kéo da non. Tuy nhiên, vết thương sẽ bị mưng mủ, xuất hiện dịch vàng hoặc nâu vàng nếu không được chăm sóc đúng cách. Đây là hiện tượng xảy ra khi vết thương bị nhiễm trùng do các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vết thương.

Dấu hiệu nhận biết vết thương bị mưng mủ bao gồm:

  • Tại vị trí vết thương, da bị kích ứng, đau và sưng
  • Bị sốt
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Cơ thể mệt mỏi

2. Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì?

Nếu không may vết thương bị mưng mủ, bên cạnh chế độ chăm sóc vết thương đặc biệt, người bị thương còn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đối với những thực phẩm cần ăn kiêng thì phải tuyệt đối không được ăn.

Vậy vết thương mưng mủ kiêng ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm người bị vết thương mủ cần tránh:

2.1. Không dùng sữa và các chế phẩm từ sữa

Bị khâu vết thương kiêng ăn gì? Theo các nghiên cứu, sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phomai, kem, bơ,.. đều là những thực phẩm có thể khiến cho tình trạng mưng mủ của vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân là do trong nhóm thực phẩm này thường có chứa làm tăng lượng Insulin trong máu, kích thích gan sản sinh ra chất IGF-1 làm chậm quá trình sản sinh ra tế bào.

Không những vậy, sữa và những chế phẩm từ sữa còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, dẫn đến một lượng dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông và làm cho vết thương càng trở nên lâu lành hơn.

2.2. Thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột

Một số thực phẩm như: gạo trắng, bánh mì, bún phở, khoai tây,.. thường có hàm lượng carbohydrate cao. Người đang bị thương nếu sử dụng thường xuyên những thực phẩm này sẽ khiến cho đường huyết tăng cao, da khó lành và liên tục xuất hiện những tổn thương mới tại vị trí bị thương.

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì?
Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì?

2.3. Không ăn thực phẩm cay nóng khi có vết thương mủ

Nếu bạn đang thắc mắc vết thương bị mủ không nên ăn gì thì thực phẩm cay nóng chính là một trong những thực phẩm bạn cần chú ý.

Đây là nhóm thực phẩm không chỉ không tốt cho sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng xấu đến những vết thương hở, làm cho quá trình lành da kéo dài hơn so với bình thường.

2.4. Tránh xa chất kích thích có hại cho cơ thể

Theo tìm hiểu của chuyên mục Nuôi Dưỡng Làn Da, thuốc lá, rượu, bia hoặc nước uống có cồn là những thứ cực kỳ có hại với vết thương có mủ. Nếu sử dụng thường xuyên, vùng da có thể sẽ bị thiếu nước, trở nên thô ráp và ảnh hưởng tới quá trình chữa lành của vết thương.

2.5. Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ không tốt khi vết thương bị mưng mủ

Nếu bạn đang bị mưng mủ vết thương thì thức ăn nhanh và đồ ăn có sẵn là những thứ bạn không nên động vào. Đây là những thực phẩm có chứa rất nhiều chất bảo quản độc hại, chất béo và phẩm màu.

Một khi bạn nạp những đồ ăn này vào cơ thể, hoocmon sẽ bị rối loạn và làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vùng da bị tổn thương.

Sau khi ăn quá nhiều đồ dầu mỡ cần làm gì?

3. Khi vết thương bị mưng mủ nên làm thế nào?

Cách xử lý vết thương có mủ đầu tiên là vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý. Sau đó kết hợp với những loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hoặc thuốc bôi để vết thương sớm được chữa lành.

Trong trường hợp vết thương bị mưng mủ nghiêm trọng, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

4. Bị mủ nên ăn gì để ngừa thâm sẹo?

Bị vết thương hở kiêng ăn gì? Vết thương mưng mủ sẽ cần phải chăm sóc đúng cách và một chế độ ăn khắt khe hơn để da sớm được chữa lành. Vậy vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì hay ăn gì để tiêu mủ vết thương và ngừa thâm sẹo? Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý cho bạn:

  • Những thực phẩm có chứa nhiều acid béo như: cá hồi, dầu cá, óc chó…
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây giúp mau lành vết thương, có chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi, nho, táo…
  • Bổ sung các loại rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin A, C, D, E và kẽm.
  • Tích cực uống nước trà xanh.
  • Uống thêm một số loại nước đỗ đen, đỗ xanh…
Nên và không nên ăn gì?
Nên và không nên ăn gì?

5. Bị vết thương mủ nên kiêng trong bao lâu?

Khi bị vết thương mủ, người bị thương cần kiêng không ăn một số thực phẩm nhất định. Thời gian ăn kiêng nhanh hay chậm, nhiều hay ít sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và phụ thuộc vào độ nghiệm trọng của vết thương.

  • Đối với những vết thương nhẹ thì chỉ cần ăn kiêng từ 5 – 7 ngày là được. Đây là khoảng thời gian cần thiết để tái cấu trúc các mô bị tổn thương.
  • Đối với những vết thương lớn hơn, nghiêm trọng hơn như vết mổ thì thời gian ăn kiêng sẽ kéo dài hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nếu là vết mổ sau sinh thì thời gian ăn kiêng có thể kéo dài từ 2 tháng đến vài tháng.

Trên đây là một số thông tin về chế độ ăn dành cho người bị vết thương mủ. Hy vọng qua những thông tin mà Hebora vừa chia sẻ, bạn sẽ biết được vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì? Từ đó xây dựng được thực đơn dinh dưỡng hàng ngày hợp lý và khoa học để vết thương nhanh được chữa lành.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *