Trang chủ Tìm hiểu vết mổ hở bao lâu thì lành & Chăm sóc sao cho nhanh khỏi?

Tìm hiểu vết mổ hở bao lâu thì lành & Chăm sóc sao cho nhanh khỏi?

Chia sẻ:

Nếu không may gặp phải tai nạn, sự cố và có những vết thương hở khiến bạn cảm thấy lo lắng và không biết cách xử lý như thế nào. Nội dung bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý vết thương và trả lời câu hỏi vết thương hở bao lâu thì lành? Mời bạn cùng theo dõi.

Vết thương hở bao lâu lành?
Vết thương hở bao lâu lành?

1. Các bước xử lý vết thương hở như thế nào?

Khi bị vết thương hở dù là lớn hay nhỏ đều phải xử lý vết thương nếu không nhẹ có thể để lại sẹo, nặng sẽ khiến vết thương nhiễm trùng gây đau nhức và lâu khỏi. Dưới đây sẽ là phần hướng dẫn chi tiết các bước xử lý vết thương cơ bản:

  • Bước 1 – Việc sơ cứu đầu tiên phải thực hiện các biện pháp cầm máu. Đơn giản nhất là dùng tay giữ chặt vết thương. Ngoài ra với vết thương có dị vật, cần nhanh chóng lấy chúng ra ngoài, tránh nhiễm trùng. Nhưng với các dị vật phức tạp thì cần đến cơ sở y tế, bệnh viện ngay.
  • Bước 2 – Sát khuẩn vết thương: Đây là bước cơ bản trong việc loại bỏ tất cả bụi bẩn, vi khuẩn trên miệng vết thương.
  • Bước 3: Sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc kháng sinh để tránh tối đa tình trạng nhiễm trùng.
  • Bước 4: Bằng bó vết thương bằng bông gạc, hoặc các miếng dán y tế cá nhân.
  • Bước 5: Theo dõi vết thương và tiến hành vệ sinh thay bông băng hàng ngày. Nếu có những dấu hiệu bất thường cần đến bệnh viện để được thăm khám.

Tham khảo: Có nên bịt kín vết thương hở?

2. Vết thương hở bao lâu thì lành?

Thực tế quá trình lành vết thương hở phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vết thương sâu hay nông, nặng hay nhẹ, cơ địa mỗi người tốt hay xấu cũng như cách điều trị.

  • Vết thương nhẹ: Không cần tới bệnh viện có thể tự hồi phục sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày.
  • Đối với những vết thương sâu cần khâu: Vết thương khâu bao lâu thì lành? Hay vết thương khâu bao nhiêu ngày thì cắt chỉ? Thời gian hồi phục lâu hơn. Khi khâu thường là các vết thương sâu, miệng vết thương lớn nên cần 1 – 2 tuần sau khi khâu sẽ tiến hành cắt chỉ. Sau đó sẽ mất khoảng 15 – 20 ngày để hồi phục hoàn toàn.
  • Đối với vết thương phẫu thuật: Trong khoảng thời gian 7 ngày sau khi phẫu thuật miệng vết mổ bắt đầu khô lại, sau khi rút chỉ sẽ hồi phục nhanh khoảng 2 – 3 tuần là bắt đầu lên da non.
  • Vết thương sinh mổ: Vết thương tầng sinh môn bao lâu thì lành? Sinh mổ bao lâu thì vết thương lành hẳn? Đây là vết thương ở vùng nhạy cảm, gây khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Đối với vết thương này cũng phụ thuộc vào tùy cơ địa từng người có người trong khoảng 15 – 20 ngày đã hồi phục, có người mất khoảng 1 tháng.

[Giải đáp] Skincare là như thế nào và mức độ tác động đến làn da

3. Các yếu tố có thể làm chậm quá trình lành thương

Trong những trường hợp đó vết thương không thể lành theo thời gian thông thường. Vậy các yếu tố đó là gì và phải tránh như thế nào?

  • Yếu tố đầu tiên chính là cách vệ sinh và chăm sóc vết thương không đúng cách khiến vết thương bị nhiễm trùng và tổn thương nặng hơn. Đặc biệt khi sử dụng các loại nước sát trùng chứa cồn và oxy già cần chú ý đến liều lượng và cách thực hiện.
  • Những người có bệnh nền gây ức chế khả năng miễn dịch đặc biệt là đái tháo đường, trị xạ ung thư…
  • Tuổi tác thường những người già, lớn tuổi sức đề kháng và miễn dịch kém hơn người trẻ nên quá trình hồi phục vết thương cũng lâu hơn.
  • Ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống do sử dụng thường xuyên các thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc cung cấp thiếu dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương.

Xem thêm: Bị vết thương hở kiêng ăn gì, tránh để lại sẹo?

Chăm sóc vết thương hở cẩn thận, sạch sẽ
Chăm sóc vết thương hở cẩn thận, sạch sẽ

4. Chế độ dinh dưỡng cho vết thương hở

Để đảm bảo cho vết thương hở bao lâu thì lành, tránh để lại sẹo cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học ngay trong quá trình điều trị. Bạn cần biết nhóm thực phẩm cần bổ sung khi bị vết thương hở sau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như:

  • Thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt cá, các loại đậu và hạt ngũ cốc hỗ trợ quá trình tái tạo và sản sinh các tế bào mới.
  • Bổ sung các vitamin A, E, B hỗ giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C có trong rau củ quả như cam, quýt, bưởi, chanh, lê… để tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của mỗi người.
  • Cung cấp đầy đủ kẽm cho cơ thể giúp kháng khuẩn, có hệ miễn dịch.
  • Uống đủ nước mỗi ngày 2 lít nước.

5. Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?

Ngoài giải đáp vết thương hở bao lâu mới lành thì chúng ta cũng nên biết trong quá trình chăm sóc vết thương cần kiêng một số vấn đề sau:

  • Không vận động mạnh vào vùng gần vết thương khiến vết thương bị tác động, tổn thương có nguy cơ bị rách và lâu lành hơn.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày không để vết thương dính nước có thể sẽ bị nhiễm khuẩn.
  • Không dùng tay để cạy vảy và sờ vào vết thương hở bởi thực tế trên tay có rất nhiều vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây sưng, mưng mủ.
  • Không tự ý mua thuốc bên ngoài để bôi vào vết thương khi không có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp tránh ăn các loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản, đồ nếp, rau muống… có thể gây kích ứng và làm vết thương lâu lành hơn.

Với những thông tin chia sẻ trên đây của Hebora đã giúp bạn trả lời câu hỏi vết thương hở bao lâu thì lành? cũng như những điều lưu ý cần tránh để vết thương nhanh lành. Hy vọng những chia sẻ này thực sự có ích giúp bạn có thêm kiến thức trong việc điều trị và chăm sóc vết thương hở.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *