Trang chủ Bôi thuốc gì cho vết thương hở mau lành & Nguyên tắc điều trị vết thương

Bôi thuốc gì cho vết thương hở mau lành & Nguyên tắc điều trị vết thương

Chia sẻ:

Vết thương hở nên bôi thuốc gì cho nhanh lành chóng khỏi? Dù chỉ là vết thương nhẹ nhưng nếu không chăm sóc cẩn thận có thể nghiêm trọng, để lại sẹo, nổi mủ… Trong nội dung bài viết dưới đây, Hebora sẽ chia sẻ đến bạn bôi thuốc gì để tốt nhất.

Nên bôi gì vào vết thương hở?
Nên bôi gì vào vết thương hở?

1. Vết thương hở là gì?

Đây là một chấn thương nào đó khiến cho phần da bên ngoài cơ thể bị rách ra. Hầu hết những vết thương này đều có thể điều trị tại nhà. Đối với những vết thương hở nghiêm trọng hơn thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Có rất nhiều kiểu vết thương hở được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là 4 loại sau đây:

  • Vết trầy xước
  • Vết rách da
  • Vết đâm
  • Vết rạch

Dù là vết thương ở dạng nào thì chúng cũng đều có một đặc điểm chung là lớp da bảo vệ cơ thể đã bị mất đi. Do đó, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng vết thương. Vì vậy, cần phải biết cách xử lý vết thương hở đúng cách và an toàn.

Tham khảo: Skincare là cái gì & Các bước Skincare cho người bắt đầu

2. Vết thương hở nên bôi thuốc gì cho nhanh lành?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp vết thương mau lành. Nhưng không phải tất cả đều tốt và phù hợp để điều trị vết thương của bạn. Do đó, bạn hãy lựa chọn thuốc bôi vết thương hở dựa vào một số tiêu chí sau đây:

  • Chọn thuốc có thời gian sát khuẩn nhanh

Đây là một trong những tiêu chí đầu tiên để lựa chọn được thuốc bôi vết thương tốt. Những loại thuốc sát khuẩn nhanh sẽ giúp cho vết thương hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng, rút ngắn được thời gian phục hồi vết thương và giảm được tần suất tiếp xúc với thuốc sát trùng.

  • Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn

Những vết thương hở do bị mất đi lớp da bảo vệ bên ngoài nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và khó tránh khỏi nhiễm trùng nếu không xử lý kịp thời và đúng cách.

Do đó, bạn cần phải chọn được những loại thuốc bôi có khả năng sát khuẩn mạnh, diệt được hết những vi khuẩn đang bám trên bề mặt của vết thương để ngăn chúng không xâm nhập sâu vào bên trong.

Những loại thuốc bôi có độ sát khuẩn không đủ mạnh sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn được các mầm bệnh này.

Vết thương hở bôi gì cho nhanh lành
Vết thương hở bôi gì cho nhanh lành
  • Thuốc bôi cần thúc đẩy quá trình lành lại của vết thương

Những loại thuốc bôi ngoài của vết thương không những giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn có khả năng làm da non mau lành. Chính vì thế, bạn hãy tìm hiểu xem loại thuốc bôi nào đáp ứng được tiêu chí trong cách làm vết thương hở mau khô này. 

  • An toàn cho da, không gây đau rát và kích ứng vết thương hở

Nếu lựa chọn thuốc bôi vết thương không đúng, bạn có thể sẽ bị đau rát hoặc kích ứng da. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến vết thương và quá trình phục hồi thương tổn sẽ bị kéo dài hơn. Do đó, khi chọn thuốc bôi ngoài vết thương cần phải đảm bảo được cả tiêu chí an  toàn cho da, không gây đau rát và kích ứng da.

  • Sử dụng thuốc không chứa kháng sinh, không chất đề kháng

Vết thương hở nên bôi thuốc gì? Những thuốc bôi ngoài da không chứa kháng sinh nhưng vẫn có khả năng diệt khuẩn và giúp cho vết thương nhanh lành là tiêu chí giúp bạn chọn được loại thuốc bôi tốt. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua tiêu chí này.

Tóm lại, nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nên bôi thuốc gì vào vết thương hở thì có thể dựa vào những tiêu chí trên đây để chọn được loại thuốc bôi trị thương hiệu quả nhất.

3. Nguyên tắc điều trị vết thương hở như thế nào?

Khi điều trị vết thương hở, bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Tiến hành sơ cứu tại chỗ để cầm máu vết thương, hạn chế lượng máu mất đi của cơ thể.
  • Trong quá trình chăm sóc vết thương hàng ngày cần phải vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để tránh cho vết thương không bị nhiễm trùng và mưng mủ.
  • Khi thấy vùng da bị tổn thương đã bắt đầu khô miệng, có thể kết hợp bôi một số loại kem dưỡng để thúc đẩy quá trình tái tạo da và không để lại sẹo.
  • Không làm cho vết thương trở nên tồi tệ hơn do va chạm hay cọ xát.
  • Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ để quá trình phục hồi thương tổn được đẩy nhanh hơn.

Xem thêm: Có nên dùng dầu mù u trị vết thương hở không?

4. Bôi gì cho nhanh lành vết thương hở?

Nếu bạn không muốn sử dụng các loại thuốc bôi ngoài vết thương nhưng vẫn băn khoăn bôi gì cho nhanh lành vết thương hở thì có thể tham khảo một số loại nguyên liệu có sẵn dưới đây:

4.1. Sử dụng nha đam giúp da non nhanh hình thành

Đây là nguyên liệu rất dễ kiếm và quen thuộc với mọi người. Với đặc tính là mát và có chứa nhiều nước, phần thịt của nha đam được sử dụng như một loại thuốc mỡ để bôi ngoài vết thương hở để tái tạo tế bào và sản xuất Collagen.

4.2. Dùng giấm táo để bảo vệ vùng da bị tổn thương

Giấm táo có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, giúp hạn chế nhiễm trùng vết thương, đồng thời hỗ trợ vết thương hở nhanh khô hơn. Do đó, bạn có thể pha loãng giấm táo để thấm lên vết thương cũng sẽ rất tốt.

Vết thương hở nên bôi thuốc gì- Giấm táo
Vết thương hở nên bôi thuốc gì- Giấm táo

4.3. Dầu tràm giúp làm dịu vết thương hiệu quả

Tinh dầu tràm có tác dụng giảm viêm và giảm đau rất hiệu quả. Khi bị thương, bạn có thể thoa trực tiếp dầu tràm lên vết thương vì loại tinh dầu này rất lành tính và không gây rát da.

4.4. Sử dụng nghệ tươi làm lành sẹo

Trong nghệ tươi có chứa thành phần Curcumin. Đây là một chất có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm, chống oxy hóa và chống nhiễm trùng.

Cách bôi nghệ tươi vào vết thương khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng dao cắt lát mỏng nghệ tươi để đắp lên vết thương hoặc cũng có thể giã nhuyễn nghệ ra để tiện sử dụng.

5. Những điều cần tránh khi chăm sóc vết thương hở

Ngoài việc quan tâm đến bôi thuốc gì cho vết thương hở mau lành thì bạn cũng cần tránh một số điều khi chăm sóc vết thương hở, cụ thể:

  • Không nên để tay chạm trực tiếp vào vết thương hở vì điều đó có thể làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng da đang bị tổn thương hơn.
  • Nếu muốn chăm sóc vết thương, bạn hãy rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc dùng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo tay được sạch. Bạn cũng có thể dùng gang tay y tế để tay không phải tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
  • Khi bị thương, bạn nên mặc quần áo rộng và thoáng để vết thương không bị cọ xát với quần áo. Điều này sẽ giúp vết thương hở được khô, thoáng và nhanh lành hơn.
  • Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều những loại thuốc kháng sinh dùng để bôi trực tiếp lên vết thương hở hoặc uống để điều trị. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, thậm chí là rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Cách nhanh lành vết thương trên mặt là gì? Một số thực phẩm sẽ khiến cho vết thương hở bị chảy dịch vàng và mưng mủ hoặc để lại sẹo thâm khi vết thương đã lành. Do đó, nếu đang bị thương thì tốt nhất bạn không nên ăn một số thực phẩm sau: rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ nếp,..

Có thể thấy rằng, việc chăm sóc vết thương hở là rất quan trọng. Nếu chăm sóc không đúng cách có thể làm cho tình trạng của vết thương trở nên trầm trọng hơn. Hy vọng qua nội dung bài viết này của Hebora, bạn sẽ biết vết thương hở nên bôi thuốc gì để mau lành để áp dụng hiệu quả.

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *