Khi thực hiện cách nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà đúng cách, bạn hoàn toàn có thể lấy hết nhân mụn, giúp làn da trở nên tươi sáng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Hebora tìm hiểu phương pháp nặn mụn đúng cách từ chuyên gia làm đẹp nhé.
1. Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không?
Việc nặn mụn hay không còn phụ thuộc vào tính chất của mụn như thế nào:
- Câu trả lời là NÊN nặn khi nhân mụn đã chín, có phần đầu mụn đen trồi lên trên bề mặt da.
- Đáp án là KHÔNG NÊN nặn với mụn mới hình thành, còn non. Nếu nặn có thể sẽ gây ra những tổn thương cho da khiến da dễ bị viêm nhiễm.
Bạn cần nhớ rằng mụn đầu đen thuộc dạng không thể tự mất, nếu không có bất cứ tác động nào. Nếu để lâu mụn đầu đen này sẽ tích tụ dần trở thành các đốm mụn đen, sạm màu rất khó chữa trị.
Nhưng khi thực hiện các phương pháp nặn mụn tại nhà cần phải chú ý thực hiện đúng cách và khoa học để vùng da không bị tổn thương, sưng viêm.
2. Cách nặn mụn đầu đen ở mũi đúng cách
Việc tự ý nặn mụn, không có quy trình rõ ràng là thói quen xấu, không làm sạch được mụn mà còn gây thêm tổn thương cho da. Dưới đây sẽ là phần hướng dẫn chi tiết cách nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà đúng cách:
- Bước 1: Rửa mặt và tay thật sạch.
- Bước 2: Xông mặt bằng nước ấm để da mềm và lỗ chân lông giãn nở.
- Bước 3: Tiệt trùng, sát khuẩn dụng cụ nặn mụn.
- Bước 4: Xác định vùng mụn tiến hành ấn xuống nốt mụn thẳng theo từng vị trí mụn ở giữa mũi hay 2 bên cánh mũi.
- Bước 5: Dùng hai đầu ngón tay cái tạo lực để ép nhân mụn lên sau đó dùng khăn giấy hoặc bông lau sạch vùng da vừa nặn mụn. Chỉ thực hiện đối với các mụn đã chín, mụn mới hình thành không nên nặn. Tiếp tục thực hiện cho đến khi loại bỏ được hết mụn trên mũi.
- Bước 6: Sau khi hoàn toàn thì rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt và sử dụng các toner, serum, kem dưỡng để giúp da sạch sâu và cung cấp dưỡng chất để da hồi phục, tránh thâm sẹo.
- Lưu ý: Khi nặn mụn, nếu không thể lấy được hết nhân thì bạn hãy bỏ qua nó và thực hiện sau. Tránh việc nặn nhiều lần, tạo quá nhiều áp lực khiến da trầy xước, chảy máu.
3. Trước khi nặn mụn đầu đen trên mũi cần lưu ý gì?
Nhiều người khi nặn mụn đã mắc một số sai lầm, khiến da thêm viêm nhiễm, tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Do đó, trước khi thực hiện cách nặn mụn đầu đen ở mũi bằng tay cần phải chú ý các vấn đề như sau:
- Cần rửa sạch tay và mặt: Bạn cần thực hiện rửa tay và mặt sạch sẽ trước khi bắt đầu nặn mụn. Bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để hạn chế vi khuẩn gây mụn.
- Nên thực hiện xông mặt bằng nước ấm: để giúp da mềm, các lỗ chân lông giãn nở giúp quá trình lấy nhân mụn được dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Khử trùng dụng cụ hỗ trợ nặn mụn: Trước tiên cũng cần phải khử trùng chúng bằng các dung dịch sát khuẩn như cồn,…
- Tần suất nặn mụn: Không nên nặn mụn thường xuyên chỉ cần thực hiện 1 lần/tuần kết hợp với chăm sóc và dưỡng da cẩn thận.
- Nên nặn mụn vào buổi tối: Khi chúng ta có những tác động vật lý lên da để lấy nhân mụn da cũng sẽ phần nào bị tổn thương. Vì vậy nên tiến hành nặn mụn vào buổi tối để sau đó da sẽ có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục vào sáng hôm sau.
4. Nặn mụn đầu đen ở mũi xong nên làm gì?
Khi thực hiện cách nặn mụn tại nhà vấn đề chăm sóc và bảo vệ sau khi nặn vô cùng quan trọng. Bởi nếu không biết cách phục hồi da sau khi nặn mụn sẽ gây ra những tổn thương và tác động xấu đến da. Dưới đây là những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện nặn mụn:
- Sử dụng các sản phẩm lành tính: Sau khi nặn nên sử dụng các sản phẩm làm dịu, chống viêm, chống sưng để giúp da có thể nhanh chóng phục hồi, không gây khó chịu.
- Không được chạm tay lên mặt: Tuyệt đối không được đưa tay lên sờ, chạm vào vùng da mới nặn mụn, vì trên tay có rất nhiều vi khuẩn tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Không nên sử dụng các sản phẩm không tốt cho da: Không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt hay sử dụng các loại mỹ phẩm có chất tẩy mạnh, mà cần 1 khoảng thời gian để các vết thương ổn định. Trước khi rửa bằng sữa rửa mặt nên vệ sinh da bằng nước muối sinh lý.
- Không được trang điểm: Sau khi nặn mụn tuyệt đối không được trang điểm. Bởi các lớp trang điểm có thể sẽ đi sâu vào da gây viêm nhiễm và tiếp tục làm bít tắc lỗ chân lông.
- Trường hợp nào cần gặp bác sĩ: Trong trường hợp sau khi nặn mụn da không có dấu hiệu hồi phục và xuất hiện các dấu hiệu như sưng tấy, kích ứng phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và hỗ trợ xử lý kịp thời.
5. Cách ngăn ngừa mụn đầu đen ở mũi hiệu quả
Vậy là bạn đã biết chi tiết cách nặn mụn đầu đen ở mũi ở phần trước. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn cần phải có ý thức và chủ động chăm sóc và ngăn ngừa các nguy cơ gây mụn đầu đen.
Với từng loại da cụ thể sẽ có các biện pháp phòng ngừa khác nhau cụ thể như sau:
5.1. Cách phòng chống mụn ở mũi với da nhạy cảm, da khô
- Da thường xuất hiện tình trạng bong tróc, nhiều tế bào chết. Do đó cần thực hiện tẩy da chết thường xuyên để hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
- Nên kết hợp sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm để giữ ẩm giúp da luôn được mịn màng.
- Thực hiện Skincare hàng ngày đúng quy trình để vừa làm sạch sâu lại có thể nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho da.
Hướng dẫn chi tiết cách lấy mụn đầu đen ở mũi bằng vaseline #Hiệu quả
5.2. Da dầu thì ngăn ngừa mụn đầu đen trên mũi thế nào?
Da dầu là da có nguy cơ xuất hiện mụn đầu đen nhiều nhất cách chăm sóc da cũng chủ yếu tập trung vào hạn chế tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
Chính vì vậy, Hebora khuyên bạn hãy thường xuyên sử dụng các loại mặt nạ đất sét, tẩy tế bào chết và các sản phẩm có chứa Salicylic hoặc Benzoyl Peroxide… Chúng có khả năng hấp thụ lượng dầu, nhờn trên da, hạn chế tình trạng lỗ chân lông tắc nghẽn.
Video hướng dẫn cách nặn mụn đầu đen bằng cây nặn mụn
6. Một số lưu ý khi nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà
Dưới đây là một số lưu ý khi nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà, mà bạn cần biết để tránh làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn:
- Nên sử dụng các sản phẩm giúp gom cồi mụn: Trước khi nặn mụn đầu đen khoảng 1 ngày, bạn nên sử dụng các hoạt chất đẩy mụn như: BHA, Retinoid,… để giúp dễ dàng lấy nhân mụn và không gây kích ứng da.
- Không được dùng lực quá mạnh: Nếu mụn chưa chín hoặc nhân mụn còn nằm sâu dưới da. Việc bạn dùng lực mạnh cũng không giúp lấy được nhân mụn, mà còn gây tổn thương đến da.
- Xây dựng chế độ chăm sóc da phù hợp: Mụn đầu đen ở mũi rất khó khăn trong việc điều trị và có nguy cơ quay trở lại cao. Vậy nên, bạn nên xây dựng chế độ chăm sóc da đúng cách để giúp hạn chế mụn đầu đen và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Nội dung bài viết trên đây đã hướng dẫn khá đầy đủ và chi tiết cách nặn mụn đầu đen ở mũi cũng như cách phòng ngừa tình trạng mụn xuất hiện. Hy vọng rằng bạn sẽ thực hiện loại bỏ mụn thành công với chia sẻ trên nhanh chóng lấy lại được làn da đều màu, sáng mịn.
Theo Nguyễn Ngọc Duy