Trang chủ Omega 6 là gì? Tổng quan, công dụng, tác dụng phụ

Omega 6 là gì? Tổng quan, công dụng, tác dụng phụ

Chia sẻ:

Omega 6 là gì? Khi được áp dụng cho chất béo trong chế độ ăn uống, Omega đại diện cho một sự khởi đầu lành mạnh. Hai loại chất béo chứa các đa axit không bão hòa Omega 3 và Omega 6 rất tốt cho tim và sức khỏe nói chung.

Chắc hẳn từng nghe nhiều về các loại Omega 3 6 9 nhưng nếu chưa hiểu rõ về thành phần có vai trò quan trọng đối với cơ thể này, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Omega 6 là gì?

Thực phẩm bổ sung Omega 6
Thực phẩm bổ sung Omega 6

Axit béo Omega-6 (còn được gọi là axit béo ω-6 hoặc n -6 axit béo ) là một họ axit béo không bão hòa đa có điểm chung là liên kết đôi carbon-carbon cuối cùng ở vị trí n -6, nghĩa là liên kết thứ sáu, tính từ đầu methyl.

https://wiki.edu.vn/

Tác dụng sinh học của Omega-6 hầu hết được tạo ra trong và sau quá trình hoạt động thể chất với mục đích thúc đẩy tăng trưởng. Hoặc ngăn chặn tổn thương tế bào và thúc đẩy sửa chế tế bào trong quá trình chống viêm bằng cách chuyển đổi thành Omega-6 eicosanoids liên kết với các thụ thể khác nhau được tìm thấy ở các mô cơ thể.

Omega 6 hoạt động như thế nào?

  • Axit béo Omega-6 được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Chúng giúp thực hiện chức năng của tất cả các tế bào. Nếu chúng ta không bổ sung đủ Omega 6, các tế bào sẽ không hoạt động bình thường.
  • Ngược lại, bổ sung quá nhiều axit béo Omega 6 cũng có thể thay đổi cách phản ứng của tế bào và tác động không tốt đến tim cũng như mạch máu.

Tác dụng của Omega 6 là gì?

Tác dụng của Omega 6
Tác dụng của Omega 6 là gì?

Chất béo Omega 6 từ dầu thực vật và các nguồn khác cũng giống như chất béo cùng họ – Omega 3 từ cá có tác dụng tốt cho tim và sức khỏe toàn cơ thể.

Omega 6 có tác dụng gì?

  • Omega 6 làm giảm Cholesterol LDL có hại và tăng HDL (có lợi).
  • Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách cải thiện độ nhạy của cơ thể với Insulin.
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim, giảm nguy cơ đau tim và các biến cố mạch vành khác tới 24%.

Tuy nhiên, loại axit béo này không phổ biến bằng Omega 3. Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta nên cắt giảm lượng chất béo Omega-6 tiêu thụ để cải thiện tỷ lệ giữa Omega-3 và Omega-6 cân đối.

Nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của Omega 6

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trong một cuộc nghiên cứu khoa học kéo dài hai năm, 9 nhà nghiên cứu độc lập trên khắp quốc gia, trong đó có 3 nhân vật đến từ Harvard nói rằng dữ liệu hàng chục nghiên cứu chứng minh tác dụng của Omega 6 đối với tim mạch.

Tiến sĩ Dariush Mazaffarian – trợ lý giáo sư y khoa tại Bệnh viện Harvard-affiliated Brigham and Women’s cũng cho biết: “Axit béo Omega 6 không chỉ an toàn mà còn có lợi cho tim và tuần hoàn”.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể chuyển đổi rất ít axit linolenic thành axit arachidonic (loại gây viêm, đông máu và co thắt), ngay cả khi axit linolenic có nhiều trong chế độ ăn uống. Các đánh giá của AHA chỉ ra rằng bổ sung nhiều axit béo Omega 6 hơn không làm tăng tình trạng viêm. Thay vào đó, nó còn có thể giúp làm giảm tình trạng viêm.

Như vậy, thực tế nghiên cứu chứng minh rằng Omega 6 có tác dụng với tim mạch và sức khỏe theo hướng tích cực.

Tác dụng phụ của Omega 6 là gì?

Tác dụng phụ của Omega 6
Tác dụng phụ của Omega 6 là gì?

Khi bổ sung Omega 6 bằng đường uống, axit béo Omega 6 an toàn với người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi tiêu thụ như một phần của chế độ ăn kiêng với hàm lượng từ 5% đến 10% lượng calo hàng ngày.

Tuy nhiên, axit béo này không phải là thuốc và nếu muốn sử dụng hoàn toàn để thay thế thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Hàm lượng axit béo Omega 6 phù hợp

Các hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất kêu gọi tiêu thụ chất béo không bão hòa như axit béo Omega-6 thay cho chất béo bão hòa. AHA, cùng Viện Y học khuyến nghị nạp vào 5% đến 10% lượng calo hàng ngày của bạn từ chất béo Omega 6.

Đối với một người thường tiêu thụ 2000 calo mỗi ngày thì hàm lượng Omega 6 thích hợp là 11 đến 22 gram.

  • Nước xốt salad làm từ một thìa dầu cây Rum cung cấp cho bạn 9 gram chất béo Omega 6.
  • 28 gram hạt hướng dương cung cấp 9 gram Omega 6.
  • 28 gram quả óc chó cung cấp 11 gram Omega 6.

Cả axit béo Omega 6 và Omega 3 đều có lợi cho sức khỏe. Và việc mất cân bằng giữa 2 thành phần này sẽ không tốt. Vì vậy, đưa cả 2 vào trạng thái cân bằng tốt hơn là tập trung bổ sung 1 chất nhiều hơn.

Cảnh báo những trường hợp cẩn trọng với Omega 6

Cảnh báo khi sử dụng Omega 6 trong các trường hợp này
Cảnh báo khi sử dụng Omega 6 trong các trường hợp này
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú:

Axit béo Omega 6 vẫn an toàn khi được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn kiêng với hàm lượng từ 5 – 10% tổng calo hàng ngày. Nếu cao hơn chúng sẽ không an toàn vì có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc mắc bệnh chàm. Tất nhiên, nếu muốn bổ sung bất cứ thứ gì vào giai đoạn mang thai, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước.

  • Người mắc bệnh phổi gây khó thở (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc COPD – nhóm tình trạng viêm phế quản mãn tính và khí phế thủng):

Omega 6 có thể khiến cho việc thở khó khăn hơn.

  • Người mắc bệnh tiểu đường:

Việc hấp thụ nhiều axit béo Omega 6 quá hàm lượng phù hợp có thể làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao ở những người mắc bệnh tiểu đường.

  • Người có mức chất béo trung tính cao:

Omega 6 có thể làm tăng mức chất béo trung tính.

Qua bài viết, Hebora hy vọng các độc giả yêu quý đã biết Omega 6 là gì cũng như công dụng, hàm lượng và tác dụng phụ của thành phần này để đảm bảo sức khỏe. Hãy thường xuyên truy cập hebora.vn để cập nhật những kiến thức và kinh nghiệm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mới nhất nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.health.harvard.edu/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *