Liên kết Peptide là gì? Thuật ngữ này nói đến một hoặc nhiều axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học. Một chuỗi các axit amin liên kết là một polypeptide. Các protein của tế bào được tạo ra từ một hoặc nhiều polypeptide. Cùng chúng tôi tìm hiểu về Peptide trong bài viết này bạn nhé!
1. Liên kết Peptide là gì?
Peptide (hay peptit) là các phân tử sinh học tự nhiên. Thành phần này được tìm thấy trong tất cả các cơ thể sống và đóng một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sinh học. Giống như protein, peptide được hình thành (tổng hợp) tự nhiên từ quá trình phiên mã một trình tự của mã di truyền, DNA.
Phiên mã là quá trình sinh học sao chép một chuỗi gen DNA cụ thể thành một phân tử thông tin, mRNA, sau đó mang mã cho một peptide hoặc protein nhất định. Đọc từ mARN, một chuỗi axit amin được nối với nhau bằng liên kết peptide để tạo thành một phân tử duy nhất.
Có 20 axit amin tự nhiên, chúng có thể được kết hợp thành vô số các phân tử khác nhau.
- Khi một phân tử bao gồm 2-50 axit amin, nó được gọi là peptide.
- Trong khi một chuỗi lớn hơn 50 axit amin thường được gọi là protein.
Cơ thể chúng ta tạo ra peptide, chúng là các chuỗi axit amin – “khối xây dựng” của protein. Nhưng một peptide không có nhiều axit amin như protein. Các peptide được tạo ra trong phòng thí nghiệm có thể tương đồng với một số peptide được tìm thấy trong cơ thể. Một trong số chúng được sử dụng trong các loại thuốc điều trị nhiều bệnh khác nhau, từ bệnh tiểu đường đến bệnh đa xơ cứng.
Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra một số loại có lợi cho làn da, cơ bắp và thậm chí là cân nặng. Đây chính là lý do thành phần này được các nhà sản xuất liên tục đưa vào sản phẩm làm đẹp da như mỹ phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
2. Có những loại Peptide nào?
Peptide bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ giữ một vai trò khác nhau. Dưới đây là 4 loại Peptide chính, cụ thể:
- Signal Peptide: Dạng Peptide này thường tồn tại ở các dạng như: Palmitoyl pentapeptide-4, Palmitoyl tripeptide-5,… dạng Peptide này có tác dụng chính là sản sinh Elastin, Collagen và Protein,… đây đều là các dưỡng chất quan trọng đối với làn da, giúp làm chậm quá trình lão hóa da.
- Enzyme Inhibitor Peptide: Peptide này có tác dụng ức chế các hắc sắc tố, giúp làn da luôn được trắng sáng và tươi trẻ.
- Inhibitor peptide: Dạng Peptide này thường được chiết xuất ở các dạng như: Acetyl hexapeptide-3, Acetyl hexapeptide-8, Lipotec,… Peptide này thường được tìm thấy trong các sản phẩm như thuốc bôi hoặc Botox. Peptide này có tác dụng chính là giúp làm giảm nếp nhăn, giúp da trở nên căng bóng hơn.
- Peptide Carrier: Đây là một dạng Peptide giữ vai trò vận chuyển giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da. Qua đó giúp thúc đẩy quá trình sản xuất Collagen – một dạng Protein quan trọng đối với cơ thể và làn da.
3. Peptide có trong đâu và được tạo ra bằng cách nào?
Qua những chia sẻ chắc hẳn bạn cũng đã một phần nào nắm được liên kết peptide là gì rồi phải không? Tuy nhiên bạn sẽ còn cần phải nắm được hợp chất này có ở tế bào nào trong cơ thể? Cơ chế hoạt động của hợp chất này ra sao?
3.1. Peptide có trong mọi tế bào và mô trong cơ thể
Trong cơ thể con người, peptide được tìm thấy trong mọi tế bào, mô liên kết và thực hiện một loạt các chức năng thiết yếu. Để cân bằng nội môi và duy trì sức khỏe, nồng độ và mức độ hoạt động thích hợp của peptide đóng vai trò quan trọng.
Chức năng mà một peptide thực hiện phụ thuộc vào các loại axit amin tham gia vào chuỗi và trình tự cũng như hình dạng cụ thể của nó. Nó thường hoạt động như hormone, do đó tạo thành “sứ giả sinh học” mang thông tin từ mô này đến mô khác qua máu.
- Hai loại hormone phổ biến là peptide và hormone steriod.
- Hormone peptide được sản xuất trong các tuyến và một số mô khác như dạ dày, ruột và não. Ví dụ: GLP-1, glucagon, nhưng chất điều chỉnh cảm giác thèm ăn như ghrelin.
3.2. Peptide được tạo ra bằng cách nào?
Thành phần này chủ yếu tạo ra hiệu ứng sinh học bằng cách liên kết với các thụ thể trên bề mặt tế bào. Để một peptit phát huy tác dụng, nó cần phải liên kết với thụ thể dành riêng cho nó. Thụ thể này nằm trong màng của các tế bào có liên quan.
Một thụ thể xuyên qua màng tế bào bao gồm miền ngoại bào nơi peptit liên kết và miền nội bào mà qua đó peptit thực hiện chức năng của nó khi liên kết, kích hoạt thụ thể.
Ví dụ: thụ thể GLP-1 nằm trên tế bào beta trong tuyến tụy. Khi kích hoạt thụ thể bằng GLP-1 tự nhiên hoặc một chất tương tự peptide (một phân tử tổng hợp tương tự tác dụng GLP-1 tự nhiên, chẳng hạn như lixisenatide), tế bào được kích thích thông qua một loạt các hiện tượng sinh học để giải phóng insulin.
4. Vai trò của peptide là gì?
Cơ thể có rất nhiều peptide và mỗi loại lại đóng vai trò khác nhau. Vậy peptide có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu một số tác dụng chính của Peptide ngay dưới đây bạn nhé.
4.1. Peptide có tác dụng chống lão hóa
Collagen peptide giúp tạo ra Collagen và Elastin – các protein được tìm thấy dồi dào trong một làn da khỏe mạnh.
- Một loại peptit kháng khuẩn (AMP) có liên quan đến việc sản xuất melanin – sắc tố da.
- Một peptit khác AMP khác có liên quan đến việc làm trắng da.
Vì vậy, phiên bản tổng hợp của 2 loại trên có thể giải quyết vấn đề sắc tố da, “đốm đồi mồi”.
4.2. Cải thiện hàng rào bảo vệ da
Các peptit kháng khuẩn có thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
4.3. Peptide có công dụng tăng trưởng cơ bắp
Creatine và Collagen petide có tác dụng thúc đẩy sự phát triển cơ bắp hoặc sữa chữa tổn thương.
Một số loại peptit tổng hợp được cho là có liên quan đến sự phát triển cơ bắp. Chúng được gọi là peptide giải phóng hormone tăng trưởng. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được kiểm chứng an toàn và có thể là bất hợp pháp.
4.4. Peptide có thể hỗ trợ trong việc giảm cân
Peptit vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu xem có tác dụng trong giảm cân hay không. Chúng ta cần nhiều nghiên cứu xác thực hơn về trường hợp này trước khi đi đến kết luận.
4.5. Tăng khả năng đàn hồi cho da
Việc bổ sung Peptide giúp tăng quá trình sản xuất Collagen. Từ đó, giúp làn da trở nên khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, Peptide còn giúp tăng khả năng đàn hồi cho da một cách hiệu quả.
5. Bổ sung Peptide bằng cách nào?
Vậy là bạn đã biết được “Peptide là gì”. Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Peptide có trong sản phẩm nào? Và cách để bổ sung Peptide.
5.1. Mỹ phẩm chứa peptide
Peptide trong mỹ phẩm là gì? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng peptide đồng có thể giúp cơ thể sản sinh ra Collagen và Elastin. Chúng cũng hoạt động như chất chống oxy hóa, giúp phục hồi nhanh chóng hơn những tổn thương trên làn da. Các loại peptide khác cũng có thể giúp làn da được được cải thiện. Tuy nhiên chúng sẽ khó phát hiện hơn vì sự thay đổi là rất nhỏ.
Các loại Peptide trong mỹ phẩm như:
- Peptide serum
- Peptide booster
- Kem dưỡng da
- Huyết thanh
- Mặt nạ
5.2. Thực phẩm chức năng
Trong vai trò thực phẩm chức năng, peptide được bán dưới dạng viên, bột, nước kèm với những lời quảng cáo hứa hẹn về khả năng phục hồi cơ bắp, giảm mỡ, làm đẹp.
Một số peptide có sẵn dưới dạng chất bổ sung bao gồm:
- Creatine peptide có tác dụng đối với cơ bắp.
- Collagen peptide tập trung duy trì sức khỏe của da, tóc và móng tay cũng như giảm cân.
Bổ sung peptide với Hebora Collagen Enrich:
- Ipamorelin, được cho là giúp giảm cân và đốt cháy chất béo.
- Follistatin là loại giúp tăng cơ và giảm cân.
- BPC-157 được cho là sản phẩm giúp phục hồi khớp.
5.3. Thực phẩm hàng ngày
Vậy là bạn đã biết được Peptide là gì? Tác dụng của Peptide? Dưới đây là cách bổ sung Peptide tự nhiên qua các thực phẩm, bao gồm:
- Thịt
- Cá và động vật có vỏ
- Đậu và đậu lăng
- Đậu nành
- Yến mạch
- Hạt lanh
- Hạt giống cây gai dầu
- Lúa mì
5.4. Các loại thuốc điều trị
Peptide cũng được sử dụng để tạo ra các loại thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Hơn 100 loại thuốc peptide có sẵn ở Hoa Kỳ. Chúng được sử dụng để điều trị các bệnh như tiểu đường loại 2, đa xơ cứng và huyết áp cao…
Không giống như mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, các loại thuốc này đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng và quản lý chặt chẽ bởi FDA. Ngoài ra, bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ khi quyết định dùng bất cứ loại thuốc nào.
Chia sẻ từ chuyên gia về khái niệm của Peptide và tác dụng của Peptide
6. Bạn cần lưu ý gì trước khi sử dụng Peptide?
Khi bổ sung hợp chất này vào cơ thể bạn cần phải chú ý:
- Tra cứu các thành phần hoạt tính trong chất bổ sung: Việc nắm bắt được các thành phần hoạt tính có trong sản phẩm là rất quan trọng. Điều này giúp tránh gây ra các phản ứng không mong muốn khi sử dụng.
- Đừng sử dụng nhiều hơn hàm lượng đề xuất: Việc sử dụng quá hàm lượng cho phép sẽ không giúp mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hãy đến cơ sở y tế sớm nhất: Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng với sản phẩm chăm sóc da có thành phần peptit.
- Nghiên cứu trang web của công ty cung cấp.
- Chia sẻ với bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào bạn dùng và mục đích dùng chúng.
Hy vọng bài viết đã đưa đến những thông tin quan trọng giúp Quý độc giả hiểu được peptide là gì và những tác dụng của thành phần này đối với sức khỏe, sắc đẹp. Để cập nhật kiến thức làm đẹp và những tin tức mới nhất, hãy nhớ thường xuyên truy cập website Hebora!
Theo Nguyễn Ngọc Duy