Tổng hợp các phương pháp trị sẹo lồi hiệu quả và an toàn nhất hiện nay mà chị em có thể tham khảo và áp dụng. Sẹo lồi hình thành gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ cũng như sắc đẹp. Dù không gây ảnh hưởng quá lớn về mặt sức khoẻ nhưng tình trạng này cũng khiến không ít chị em cảm thấy phiền toái và không đủ tự tin khi giao tiếp. Vậy làm thế nào để điều trị sẹo lồi?
1. Nguyên nhân hình thành sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là một dạng tổn thương lành tính, trong đó các tổ chức xơ phát triển quá mức sau những tổn thương da, làm vùng tổn thương nổi cao trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.
Thông thường, sẹo lồi hay xuất hiện ở những vùng trên xương ức, vai, mặt, dái tai,.. và xuất hiện phổ biến hơn trong nhóm tuổi từ 10 đến 30 tuổi.
Cho đến nay nguyên nhân gây ra sẹo lồi vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có thể chỉ ra một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành sẹo lồi như sau:
- Do cơ địa: Ở một số người, nguy cơ bị sẹo lồi thường cao hơn so với các nhóm khác dù mức độ tổn thương như nhau. Điều này được cho là do xuất phát từ yếu tố cơ địa bẩm sinh. Đối với những trường hợp này, rất khó để phòng ngừa nguy cơ hình thành sẹo nếu trên người có vết thương hở. Đồng thời, các phương pháp trị sẹo lồi cũng khó khăn hơn.
- Điều trị vết thương không đúng cách: Trong một số trường hợp, việc điều trị vết thương không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây ra sẹo lồi. Chẳng hạn, khi có vết thương hở, bạn không loại bỏ hết dị vật trên bề mặt vết thương, băng vết thương quá chặt hoặc quá trùng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu,… Những yếu tố này cũng góp phần khiến sẹo lồi hình thành.
- Do nặn mụn: Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ gây sẹo lồi trên cơ thể. Lý do là vì trong quá trình nặn mụn, vi khuẩn rất dễ xâm nhập và tấn công da. Tình trạng này khiến mô xơ sợi tăng nhiều hơn để đẩy dị vật ra ngoài, từ đó hình thành sẹo.
- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành sẹo. Trong quá trình vết thương đang hồi phục và lên da non, cần tránh ăn một số thực phẩm như rau muống, thịt gà,… để hạn chế nguy cơ bị sẹo lồi.
2. Sẹo lồi có đặc điểm như thế nào?
Về bản chất, sẹo lồi là một dạng vết thương thứ phát và là kết quả của sự tăng sinh quá mức collagen lành tính. Không giống như sẹo đại phì, sẹo lồi sẽ không bao giờ giảm dần theo thời gian nếu không được điều trị đúng cách và thường mang những đặc điểm sau:
- Thường cao hơn bề mặt da và có thể phát triển rộng ra ngoài ranh giới sẹo. Những vết sẹo này không nhỏ đi theo thời gian.
- Bề mặt của sẹo lồi thường nhẵn và có vỏ bọc, có thể chuyển từ màu đỏ sang nâu.
- Vùng sẹo lồi thường nhạy cảm hơn so với các vùng da khác. Đó là lý do khi chạm vào, người bị sẹo thường có cảm giác bị đau, bị căng tức và ngứa, nhất là những khi thay đổi thời tiết.
3. Các phương pháp trị sẹo lồi bằng công nghệ tốt nhất
Sẹo lồi là một dạng tổn thương rất khó điều trị nhưng lại có khả năng tái phát cao. Vì thế, cách chữa sẹo lồi hiệu quả, nhanh chóng nhất hiện nay thường được áp dụng là sử dụng các phương pháp công nghệ với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Dưới đây là các cách trị sẹo lồi bằng công nghệ tốt nhất hiện nay mà chị em có thể tham khảo:
3.1. Phương pháp tiêm corticosteroid nội thương tổn
Đây là cách chữa vết sẹo lồi đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng triamcinolone acetonide để tiêm trực tiếp vào vết sẹo nhằm làm giảm tổng hợp collagen và glycosaminoglycan, ức chế tăng sinh nguyên tế bào sợi, ngăn chặn sự phát triển của sẹo lồi.
Mỗi liệu trình điều trị thường tiêm từ 2 – 3 mũi. Mỗi mũi cách nhau khoảng một tháng.
Cách làm này được đánh giá là tương đối an toàn và cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp tiêm corticosteroid nội thương tổn là có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: teo da, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, thậm chí mất sắc tố ở da không phục hồi được,…
3.2. Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi
Phương pháp điều trị này thường được áp dụng đối với những người sở hữu vùng sẹo lồi to. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, người bị sẹo sẽ phải kết hợp với các các biện pháp khác để tránh tái phát sẹo như tiêm corticosteroid trước hoặc sau phẫu thuật, dán silicon, băng ép, bôi imiquimod…
Tỉ lệ đáp ứng điều trị đối với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi là khoảng từ 50 – 80%.
Sẹo lồi có tự khỏi không? Có tự hết không?
3.3. Sử dụng Laser điều trị sẹo lồi
Phương pháp trị sẹo lồi bằng Laser thường cho hiệu quả điều trị từ 57 – 83%. Trong đó, phổ biến và hiệu quả hơn cả là phương pháp dùng Laser xung nhuộm.
Laser màu xung có tác dụng làm giảm kích thước sẹo, giảm màu đỏ của sẹo do khả năng phá hủy các mạch máu. Đối với sẹo lồi càng được điều trị sớm hoặc được kết hợp với phương pháp tiêm nội thương tổn corticosteroid thì kết quả điều trị sẽ càng khả quan với tỉ lệ hồi phục càng cao.
3.4. Phẫu thuật lạnh loại bỏ sẹo lồi
Phẫu thuật lạnh không phải là phương pháp phẫu thuật thông thường. Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng sử dụng nitơ lỏng (hoặc carbon dioxide và argon) làm lạnh vùng sẹo lồi để phá hủy những tổ chức xơ và collagen, khiến cho vết sẹo lồi xẹp xuống.
Liệu trình thực hiện thường kéo dài từ 3 đến 10 lần. Mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 tuần.
Hiện phương pháp điều trị này cũng đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi tính hiệu quả, an toàn trong điều trị. Đặc biệt là không gây đau đớn cho người bệnh, thời gian thực hiện ngắn (không quá 25 giây), tỉ lệ hồi phục cao.
Sẹo lồi có chữa được không?
3.5. Sử dụng thuốc Verapamil
Sử dụng thuốc Verapamil (2,5 mg/ml) kết hợp với miếng dán silicone cho hiệu quả điều trị sẹo lồi lên đến 90% sau 18 tháng.
Đây là nhóm thuốc thuộc hệ tim mạch và tạo máu, có khả năng giảm sản xuất collagen. Do đó, nó cũng được dùng để điều trị sẹo lồi khá hiệu quả.
3.6. Tiêm Interferon Alfa – 2b
Ngoài các phương pháp trị sẹo lồi như corticosteroid, người bệnh cũng có thể sử dụng interferon alfa – 2b để chữa sẹo lồi. Phương pháp này thậm chí còn mang lại hiệu quả vượt trội hơn nhiều so với corticosteroid nếu dùng kết hợp với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi.
Việc dùng interferon alfa – 2b sau phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi cũng được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là gây đau đớn khi tiêm cũng như chi phí cho điều trị tương đối cao.
3.7. Điều trị sẹo lồi bằng Gel Silicone
Gel silicone gồm những chuỗi dài silicone polymer (polysiloxanes), silicone dioxide và thành phần dễ bay hơi có tác dụng tạo thành một lớp màng bảo vệ siêu mỏng.
Lớp gel này có khả năng giúp cấp nước đầy đủ cho lớp sừng, làm giảm sự sản xuất quá mức nguyên tế bào sợi và collagen, bảo vệ mô sẹo khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn, điều chỉnh sự phát triển của các yếu tố tăng trưởng nguyên tế bào sợi (FGF β) và yếu tố tăng trưởng khối u (TGF β). Từ đó mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị sẹo lồi.
3.8. Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi bằng xạ trị bổ trợ
Phương pháp này giúp xóa sẹo lồi hiệu quả và tỷ lệ tái phát thấp hơn (trung bình 10,5%) so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư tế bào vảy ở da.
Do đó, phương pháp này không được khuyến khích sử dụng nhiều, nhất là với những đối tượng phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi hoặc những sẹo lồi ở vị trí đặc biệt không được phép chiếu xạ (như tuyến giáp).
4. Top cách trị sẹo lồi tại nhà từ thiên nhiên 100%
Điều trị sẹo lồi bằng phương pháp công nghệ rõ ràng mang đến hiệu quả tích cực hơn trong việc điều trị nhưng kèm theo đó chi phí cũng cao hơn đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Do đó, đối với những sẹo lồi mới hình thành, bạn không nhất thiết phải sử dụng các biện pháp can thiệp trên da mà hoàn toàn có thể áp dụng các cách trị sẹo lồi bằng phương pháp dân gian như sau để làm giảm kích thích, giảm đau và viêm, đồng thời cải thiện tình trạng sẹo hiệu quả:
4.1. Trị sẹo lồi bằng nghệ
Một trong các phương pháp trị sẹo lồi dân gian này hẳn đã quá quen thuộc với nhiều người. Không chỉ có khả năng kích thích da sản sinh Eslatin để tái cấu trúc tế bào phần mô sẹo, hợp chất curcumin trong nghệ còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các hắc tố melanin. Nhờ đó các vùng mô sẹo thâm không chỉ được giảm về kích thước mà còn trở nên trắng sáng hơn, từ đó mang lại hiệu quả tích cực trong việc trị sẹo thâm.
Cách trị sẹo với loại nguyên liệu này cụ thể như sau:
- Bước 1: Dùng nghệ tươi rửa sạch, sau đó thái thành từng miếng nhỏ.
- Bước 2: Làm sạch vùng da sẹo. Đắp nghệ trực tiếp lên da và giữ nguyên 1 tiếng, sau đó rửa sạch lại với nước.
Đọc thêm: Cách bôi nghệ tươi chống sẹo #Đơn giản
4.2. Sử dụng giấm táo để chữa sẹo
Giấm táo cũng là một nguyên liệu tự nhiên rất tốt trong việc điều trị sẹo, nuôi dưỡng làn da do chúng có khả năng ngăn chặn các tế bào thúc đẩy sẹo xâm nhập vào vị trí sẹo lồi, làm giảm cả sắc tố và kích thước của sẹo.
Hướng dẫn cách trị sẹo lồi tại nhà với giấm táo như sau:
- Bước 1: Pha loãng giấm táo với nước.
- Bước 2: Làm sạch vùng da sẹo. Dùng bông gòn thoa đều hỗn hợp trên lên vùng da sẹo và giữ nguyên trong vòng 30 phút, sau đó để rửa lại với nước sạch.
4.3. Nha đam có hiệu quả xóa sẹo tốt
Gel nha đam có đặc tính chống viêm và làm dịu da. Hơn nữa loại nguyên liệu này còn chứa đến 12 loại vitamin có tác dụng tái tạo lại tế bào, kích thích tăng sinh Collagen mới đồng thời làm liền sẹo. Do đó, bạn có thể sử dụng nha đam như một phương pháp điều trị sẹo lồi mới hình thành cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Tước vỏ 1 nhánh nha đam, lấy phần gel xắt thành từng miếng nhỏ cho vào chén sạch và cất tủ lạnh.
- Bước 2: Làm sạch vùng da sẹo. Dùng nha đam chà lên mô sẹo lồi khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại.
4.4. Nước ép hành tây điều trị sẹo lồi
Hàm lượng flavonoid dồi dào cùng các đặc tính chống oxy hóa trong loại củ là những nguyên liệu rất tốt trong việc điều trị sẹo lồi.
Đối với loại nguyên liệu này, chị em có thể thực hiện các phương pháp trị sẹo lồi này như sau:
- Bước 1: Dùng nửa củ hành tây (hành tím) tươi giã nhuyễn hoặc xay nát để chắt lấy nước cốt. Có thể trộn thêm 2 thìa mật ong để tăng hiệu quả điều trị sẹo.
- Bước 2: Vệ sinh sạch vùng da sẹo, thấm bông gòn cho ngấm hỗn hợp rồi đắp lên sẹo. Giữ nguyên trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
4.5. Cách trị sẹo lồi bằng chanh và tỏi
Trong chanh có chứa hàm lượng lớn vitamin C và có tính axit giúp loại bỏ tế bào chết trên da. Khi kết hợp cùng với tỏi sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới và giúp trị sẹo lồi một cách hiệu quả.
- Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa cafe nước cốt chanh và 2 tép tỏi.
- Bước 2: Đem nguyên liệu chuẩn bị đi xay nhuyễn cho đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 3: Làm sạch vùng da bị sẹo lồi rồi dùng khăn để lau khô. Sau đó, thoa đều hỗn hợp lên da.
- Bước 4: Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, rửa lại với nước sạch.
4.6. Sử dụng Baking Soda với mật ong để trị sẹo lồi
Baking Soda và mật ong là nguyên liệu chăm sóc da không còn quá xa lạ với chị em. Hai nguyên liệu này khi kết hợp với nhau có hiệu quả cao trong việc loại bỏ sẹo lồi và nuôi dưỡng làn da.
- Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa Baking Soda và 2 thìa mật ong.
- Bước 2: Trộn đều chúng lại với nhau cho đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 3: Rửa sạch vùng da bị sẹo lồi và lau khô. Sau đó, thoa đều hỗn hợp lên da.
- Bước 4: Đợi sau khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch da bằng nước sạch.
5. Sẹo lồi có hết được không?
Câu trả lời là KHÔNG. Như đã đề cập ở trên, sẹo lồi là một dạng tổn thương thứ phát với đặc điểm nổi bật là không giảm dần theo thời gian. Vì vậy, sẹo lồi sẽ không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Tình trạng sẹo có thể sẽ được cải thiện hoặc chấm dứt nếu có sự can thiệp của các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, quá trình chữa sẹo lồi nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cách chữa cũng như tình trạng sẹo hiện tại của mỗi người.
6. KHÔNG ăn gì để tránh bị sẹo lồi?
Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc hình thành và điều trị sẹo. Vì vậy, để tránh bị sẹo lồi, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
Đặc biệt, trong quá trình điều trị tổn thương, cần kiêng tránh những thực phẩm có tính hàn hoặc có thể khiến vết thương lâu bong vảy, viêm mủ từ bên trong bao gồm:
- Rau muống, hải sản: Đây là loại thực phẩm có khả năng tăng sinh 1 lượng lớn Collagen mới. Do đó, nếu ăn nhiều có thể làm dư thừa collagen và hình thành nên sẹo lồi.
- Thịt gà: Ăn thịt gà có bị sẹo lồi không? Loại thực phẩm này làm vết thương lâu lành hơn, từ đó dễ sinh ra sẹo lồi.
- Thịt bò: Đây là loại thực phẩm có thể làm xáo trộn các mô sợi Collagen tăng sinh trong quá trình làm lành vết thương. Do đó, nên hạn chế ăn loại thực phẩm này trong quá trình hồi phục vết thương.
- Đồ nếp: Do có tính nóng nên các thực phẩm làm từ gạo nếp có thể làm vết thương viêm mủ và sưng nề hơn.
- Trứng: Ăn trứng sẽ làm vết thương lâu lành hơn và làm tăng hắc sắc tố melanin – đây là nguyên nhân chính hình thành sẹo thâm.
Ăn trứng có để lại sẹo không? Có nguy hiểm không?
Trên đây là gợi ý các phương pháp trị sẹo lồi hiệu quả. Mong rằng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết.
Theo Nguyễn Ngọc Duy