Có nên nặn mụn đầu đen không? Sau khi nặn mụn đầu đen nên làm gì?… Đây là thắc mắc của không những ở phái đẹp mà cánh mày râu cũng khó mà giải quyết được. Cùng đi tìm đáp án qua nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến mụn đầu đen hình thành là gì?
Mụn đầu đen là những mụn có phần đầu màu đen, đầu mụn bị hở khiến cho nhân mụn tiếp xúc được với không khí bên ngoài và gây ra phản ứng oxy hoá trên nhân mụn, từ đó dẫn đến hình thành các sắc tố melanin và tạo thành mụn đầu đen.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành mụn đầu đen là do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn khiến cho dầu thừa không thể thoát được ra ngoài bề mặt da, từ đó dẫn đến việc tắc nghẽn và hình thành nhân mụn.
Nhân mụn này lại không được bao bọc bởi các tế bào da ở phần đầu nên nó dễ dàng tiếp xúc với không khí và bị oxy hoá nên chuyển sang màu đen.
Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể được hình thành do một số nguyên nhân dưới đây:
- Do chế độ ăn uống không lành mạnh
- Do không uống đủ nước
- Do thói quen sinh hoạt không khoa học
- Tự ý sử các loại thuốc mà không qua tư vấn
2. Có nên nặn mụn đầu đen không?
Câu trả lời là: KHÔNG NÊN. Có thể thấy rằng, mụn đầu đen xuất hiện không những làm cho da trở nên kém sắc và không được mịn màng mà nó còn khiến cho người bị mụn cảm thấy phiền toái và mất tự tin.
Vì vậy, tâm lý chung của mọi người thường là tìm cách nặn mụn để nhanh chóng làm cho mụn đầu đen bị biến mất. Bởi vì những mụn này thường có nhân nằm sâu dưới da, nếu tự ý nặn mụn đầu đen có thể sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ như sau:
2.1. Nặn mụn đầu đen không điều trị được tận gốc
Nguyên nhân hình thành mụn đầu đen là do các bã nhờn, tế bào chết, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ dưới da gây bít tắc lỗ chân lông. Do đó, việc nặn mụn chỉ có thể loại bỏ được mụn tạm thời chứ không phải là giải pháp trị mụn tận gốc.
Hơn nữa, việc dùng tay nặn mụn còn có thể làm cho lỗ chân lông bị giãn rộng hơn khiến cho da càng trở nên xấu hơn. Vậy có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không? Câu trả lời cũng là không bạn nhé!
Có nên lột mụn đầu đen không? Có tốt không?
2.2. Nặn mụn tăng nguy cơ lây lan dầu và vi khuẩn sang vùng da khác
Có nên nặn mụn đầu đen không? Khi nặn mụn đầu đen, những vi khuẩn ẩn nấp dưới các lỗ chân lông cũng theo ra và có thể dễ dàng lây lan sang các vùng da ở xung quanh.
Điều này sẽ dẫn đến các lỗ chân lông bên cạnh đó bị tắc nghẽn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến gây ra mụn và làm tăng nguy cơ để lại sẹo cho da. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn có nên nặn mụn đầu đen ở má không? thì tốt nhất cũng nên dừng lại.
2.3. Nặn mụn gây kích ứng da
Khi muốn nặn mụn, chắc chắn bạn sẽ phải tác động một lực tạo sự chèn ép trên da để nhân mụn có thể trồi lên. Việc làm lại vô tình khiến cho da có thể bị kích ứng, thậm chí trong một số trường hợp nó còn có thể làm cho vùng da có mụn bị viêm nhiễm và khiến cho mụn nhọt được hình thành.
Khi đó, việc phải điều trị cho nhiều loại mụn trên da sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.
3. Chăm sóc vùng da bị mụn đầu đen thế nào để đạt hiệu quả cao
Ngoài tìm hiểu về có nên nặn mụn đầu đen không thì bạn cũng cần biết để điều trị mụn đầu đen tận gốc và hiệu quả, bạn cần phải thường xuyên chăm sóc vùng da bị mụn đầu đen đúng cách, cụ thể:
- Vệ sinh da nhẹ nhàng: Bạn nên chăm chỉ làm sạch da mặt một cách nhẹ nhàng đối với những vùng da bị mụn. Tốt nhất là mỗi ngày bạn rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp, loại dịu nhẹ từ 1 – 2 lần.
- Tẩy trang tước khi đi ngủ: Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn cũng đừng quên tẩy trang để đảm bảo các lỗ chân lông được sạch sẽ, thông thoáng.
- Sử dụng kem chống nắng: Nên sử dụng một số loại kem chống nắng không chứa dầu để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, không nên bôi kem chống nắng vào ban đêm, để làn da được thư giãn, hồi phục sau một ngày dài.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu: Bạn nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình hình da đang bị mụn của bạn, tránh dùng những sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu.
- Đối với những bạn da bị khô: Nếu da của bạn bị khô, hãy sử dụng một số chất làm mềm da nhưng không chứa chất tạo mùi.
- Sử dụng Toner và kem tẩy tế bào chết phù hợp: Không nên dùng các loại Toner và kem tẩy tế bào chết có tính kiềm mạnh cho vùng da đang bị mụn đầu đen.
- Sử dụng sản phẩm đẩy mụn hiệu quả: Để việc lột mụn đầu đen tại nhà có hiệu quả nhanh chóng hơn, bạn cũng có thể sử dụng một số loại kem trị mụn hoặc các sản phẩm có chứa AHA, Axit Salicylic, Benzoyl Peroxide.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học: Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng hoặc các chất kích thích. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Video về cách nặn mụn đầu đen cứng đầu
4. Các biện pháp ngăn ngừa mụn đầu đen hiệu quả
Sau khi thực hiện điều trị mụn đầu đen bạn cần áp dụng các cách dưới đây để giúp ngăn ngừa mụn quay trở lại.
- Tẩy tế bào chết thường xuyên: Bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết 2 lần / tuần để giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Qua đó, giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành mụn.
- Uống nhiều nước hơn: Uống nhiều nước giúp loại bỏ các độc tố ra bên ngoài cơ thể. Hơn thế, uống nước cũng giúp ngăn ngừa tình trạng tiết dầu nhờn trên da. Do đó, bạn nên uống đầy đủ nước để ngăn ngừa hình thành mụn.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da: Kem dưỡng ẩm giúp cấp ẩm và giữ độ ẩm tự nhiên cho da. Qua đó, giúp ngăn ngừa tình trạng tiết dầu trên da.
- Vệ sinh da đúng cách: Bạn nên vệ sinh da khoảng 2 lần / ngày bằng sữa rửa mặt để giúp loại bỏ bụi bẩn và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
- Loại bỏ lớp trang điểm trước khi đi ngủ: Loại bỏ lớp trang điểm trước khi đi ngủ là bắt buộc. Bởi nếu để lớp trang điểm trên da khi đi ngủ sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
- Sử dụng mặt nạ dưỡng da: Đối với những bạn da dầu thì có thể sử dụng mặt nạ đất sét để giúp da mịn màng hơn và giảm dầu thừa. Còn những bạn da thì có thể sử dụng các loại mặt nạ từ: mật ong, dầu oliu, sữa tươi, bột yến mạch,…
Chắc hẳn đến đây bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: có nên nặn mụn đầu đen không? Hebora mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi, bạn sẽ biết cách để chăm sóc cho da bị mụn đầu đen. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe, đẹp và mịn màng.
Theo Nguyễn Ngọc Duy