Tìm hiểu Mụn trứng cá là gì để biết được cách điều trị, chăm sóc cũng như phòng ngừa mụn trứng cá đúng cách. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết, cách điều trị mụn theo chuyên gia da liễu nhé!
1. Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là mụn gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, bởi không phải ai cũng hiểu chính xác về loại mụn này. Mụn trứng cá là tình trạng bệnh ngoài da cực kỳ phổ biến trên toàn cầu hiện nay. Nó được biết đến là tình trạng viêm da mãn tính, gây ra các đốm đỏ, mụn nhọt trên cơ thể. Một số vị trí thường gặp như mặt, vai, lưng, cổ, ngực, cánh tay.
Mụn trứng cá gồm nhiều loại khác nhau tùy theo đặc điểm và mức độ của từng loại mụn. Có thể kể đến như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, các nốt sần, mụn nhọt, mụn mủ, mụn bọc… Các loại mụn này thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và tái lại nhiều lần.
Theo thống kê, có đến 75% người ở độ tuổi 11 – 30 bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá, đây cũng là điều dễ hiểu bởi đây là lứa tuổi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bí bách da và dẫn đến viêm nhiễm.
Bài viết liên quan: Khám phá dấu hiệu nhận biết các loại mụn trên mặt
2. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Nguyên nhân gây ra da mụn là gì không phải ai cũng biết, bởi lẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho các nang lông trên da bị tắc nghẽn. Và để có thể điều trị dứt điểm tình trạng này thì trước hết, bạn phải nắm rõ được nguyên nhân gây mụn.
2.1. Tăng tiết bã nhờn
Một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá trên da chính là tăng tiết bã nhờn. Theo cơ chế hoạt động của cơ thể thì các nang lông sẽ phải tiết ra bã nhờn để giúp làn da có đủ độ ẩm, không bị khô ráp, đồng thời bảo vệ da.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau tác động gây nên tình trạng rối loạn việc tiết bã nhờn. Khi các nang lông tăng tiết bã nhờn, các chất nhờn kết hợp với bụi bẩn làm cho các phần chân lông bị viêm và gây mụn.
2.2. Sừng hóa lỗ chân lông
Ngoài tìm hiểu của mụn trứng cá là gì thì theo chu trình thì cứ 28 ngày tế bào chết ở da sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy vậy, việc lỗ chân lông bị bít tắc khiến cho các tế bào chết không bị đẩy ra ngoài mà tích tụ ở nang lông. Theo thời gian, các lỗ chân lông bị sừng hóa dẫn đến việc các tế bào chết bên trong bị ứ lại, tích tụ bụi và bã nhờn, gây viêm chân lông và hình thành mụn.
2.3. Vi khuẩn P.Acnes
Loại vi khuẩn này thường ở trên da với số lượng nhỏ và không đủ để gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu bạn vệ sinh da mặt kém hoặc da mặt tiết nhiều dầu sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây mụn.
2.4. Dùng mỹ phẩm kém chất lượng
Việc sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng trong thời gian dài sẽ khiến làn da của bạn bị tổn thương. Điều này, sẽ khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển, làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng sử dụng mỹ phẩm cũng gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
2.5. Chăm sóc da chưa đúng cách
Việc không chăm sóc da đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Đây cũng là lý do mà nhiều bạn chăm sóc da thường xuyên nhưng vẫn bị mụn trứng cá.
Hơn thế, việc chăm sóc da không đúng cách cũng làm da bị mỏng, yếu hơn và càng làm mụn trứng cá hình thành nhiều hơn.
3. Một số loại mụn trứng cá phổ biến mà bạn thường gặp nhất
Theo chia sẻ từ Bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, mụn trứng cá được chia ra thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
- Mụn ẩn: Đây là loại mụn không gây ảnh hưởng nhiều đến da như viêm, nhiễm. Tuy nhiên, lại gây mất thẩm mỹ vì loại mụn này thường mọc khá dày với nhiều nốt sần trên da.
- Mụn đầu đen: Loại mụn này thường có nhân mụn màu đen hoặc màu nâu. Thường thì mụn đầu đen sẽ mọc nhiều ở vùng mũi, trán hoặc cằm.
- Mụn đầu trắng: Loại mụn này có nhân màu trắng, kích thước nhỏ và không gây ra tình trạng viêm, nhiễm. Nhưng lại khiến làn da của bạn trở lên sần sùi, mất thẩm mỹ.
- Mụn mủ: Đây là một dạng mụn viêm, thường có kích thước lớn và sưng lên trên bề mặt da. Loại mụn này thường có nhân mụn màu trắng.
- Mụn bọc: Mụn bọc cũng là một dạng mụn viêm, thường gây ra tình trạng sưng đỏ trên bề mặt da. Ngoài ra, khi chạm vào loại mụn này sẽ có cảm giác đau nhức.
- Mụn nang: Đây là loại mụn nghiêm trọng nhất và thường gây ảnh hưởng nặng nề đối với làn da. Loại mụn này thường có kích thước lớn và bên trong chứa nhiều dịch mủ. Khi chạm vào cũng gây ra cảm giác đau nhức.
4. Cách nhận biết và triệu chứng thường gặp của mụn trứng cá
Bạn đã biết cách nhận biết và mụn trứng cá như thế nào chưa? Nếu chưa thì bạn có thể tham khảo một số triệu chứng và cách nhận biết dưới đây:
4.1. Các triệu chứng thường gặp
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy được mụn trên da trên mặt hoặc lưng, vai, cổ, ngực của người khác. Các loại mụn có thể là mụn viêm hoặc không viêm, nhưng nếu bạn để ý thì sẽ biết ngay đó là mụn trứng cá.
4.2. Các triệu chứng của mụn không viêm
Như trên tìm hiểu về mụn trứng cá là gì thì các loại mụn không viêm thường sẽ không gây ra mụn đỏ và không đau như nhiều người nghĩ. Triệu chứng chỉ đơn giả là vết sưng tấy trên bề mặt hoặc kết cấu da không đồng đều.
Thường thì nó ở dưới dạng mụn thịt, mụn đầu trắng, mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Bạn vẫn sẽ cảm thấy da của mình thô ráp ngay cả khi mụn không trồi lên mà ẩn dưới da.
4.3. Dấu hiệu của mụn viêm
Mụn bị viêm sẽ dẫn đến tính trạng sưng đỏ. Loại mụn bọc này có thể nhẹ, chỉ thỉnh thoảng nổi mụn ở một vài nơi trên da, còn nếu nặng hơn sẽ dẫn đến mụn thâm sau khi đỡ. Bạn sẽ thấy rằng, các nốt mụn này không chỉ sưng tấy mà còn có thể chảy mủ lúc bị và đóng vảy sau khi đỡ. Các loại mụn trứng cá viêm bao gồm mụn đỏ, mụn mủ…
4.4. Các triệu chứng hiếm gặp
Mụn trứng cá dạng nang chính là loại mụn viêm nghiêm trọng nhất. Khi xuất hiện nó chỉ có cảm giác như những cục u mềm, chứa đầy chất lỏng, càng ngày sẽ càng gây đau đớn trên bề mặt da, mất khá nhiều thời gian để chữa lành.
Xem ngay nếu bạn đang bị mụn trứng cá
5. Cách trị mụn trứng cá hiệu quả
Cách điều trị da mụn là gì hiện tại đang nhận được sự quan tâm của nhiều người ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, việc điều trị mụn trứng cá sao cho hiệu quả lâu dài là điều không hề dễ dàng, cần phải tìm ra nguyên nhân, cơ chế hình thành của từng người để có thể đưa ra được phương pháp điều trị mụn là gì?
Thêm vào đó, điều cơ bản là mỗi người cần thực hiện để có một làn da khỏe mạnh, sạch mụn chính là vệ sinh ra thường xuyên và đúng cách. Hàng ngày, bạn nên xây dựng bữa ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước. Thêm vào đó, bạn cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu cùng việc hạn chế sử dụng các chất kích thích. Điều quan trọng hơn là bạn không nên tự lấy nhân mụn với bàn tay khi chưa được rửa sạch.
Bạn cần theo dõi thường xuyên tình trạng da của mình, nếu tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng và ngày càng nặng thì bạn cần phải đi khám bác sĩ để khám và điều trị sớm bằng các loại thuốc đặc trị.
Tìm hiểu các phương pháp trị mụn tại nhà #Hiệu quả nhất
6. Cách phòng tránh mụn trứng cá
Theo Hebora “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đây chắc chắn là điều mà ai cũng biết về mụn trứng cá là gì, và câu nói đó luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Với mụn trứng cá cũng vậy, để mụn trứng cá không “trỗi dậy” và để lại vết thâm thì tốt nhất bạn nên tìm cách phòng tránh, điều này có nghĩa là bạn nên có chế độ chăm sóc da và ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý:
- Hạn chế sử dụng các chất gây mụn: Bạn cần tránh dùng các loại thuốc uống, thuốc thoa có chứa chất Corticoides, một loại chất gây ra mụn trên da.
- Vệ sinh da sạch sẽ: Hàng ngày, bạn rửa mặt và tẩy trang thật sạch sau khi sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc các chất dầu khoáng dễ gây ra mụn.
- Không sờ tay lên má: Tuyệt đối không được sờ tay lên mặt hay nặn mụn để da mặt ko bị nhiễm trùng và để lại sẹo sau khi bị mụn.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh: Luôn để cơ thể được thư giãn, thoải mái, tránh tình trạng stress, thức đêm, làm việc quá sức, ăn uống nhiều tinh bột, sữa đường… các yếu tố này đều là những nguyên nhân gây ra mụn.
- Cần phát hiện sớm tình trạng mụn: Nếu xuất hiện mụn, bạn nên điều trị sớm để tránh biến chứng xảy ra.
- Chống nắng cho da: Bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng mỗi khi ra ngoài và tránh để da tiếp xúc trực tiếp với nắng.
- Vệ sinh chăn gối: Chăn gối thường xuyên tiếp xúc với da mặt. Vậy nên, bạn cần vệ sinh chăn gói, thường xuyên để giúp hạn chế vi khuẩn tiếp xúc với da mặt.
7. Mụn trứng cá có tự hết không?
Chắc chắn rằng, đây là câu hỏi được rất nhiều người băn khoăn khi không may gặp phải. Với câu hỏi, mụn trứng cá có hết không, thì câu trả lời là không. Theo đó, để giảm tình trạng mụn, bạn cần phải biết cách chăm sóc da đúng, với một số trường hợp nặng hơn thì cần kết hợp thêm cả thuốc đặc trị.
Trong trường hợp mụn nhẹ, mụn ẩn, mụn không bị viêm thì sau một thời gian, các nốt mụn có thể tự khô và nhân bị đẩy lên nếu bạn chăm sóc da đúng cách. Còn nếu bạn không giữ vệ sinh da mặt thì tình trạng mụn có thể nặng hơn.
Với người bị mụn viêm thì tình trạng này đã có yếu tố vi khuẩn nên cần phải can thiệp bằng thuốc đặc trị để loại bỏ dần nhân mụn. Các loại mụn ẩn cũng cần những hoạt chất có tác dụng làm sạch sâu nang lông. giúp loại bỏ bụi bẩn, giúp lỗ chân lông thông thoáng.
Tham khảo: Cách trị thâm sau khi nặn mụn
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc mụn trứng cá là gì, cách nhận biết và điều trị theo ý kiến của các chuyên gia. Bạn hãy nhớ rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bởi vậy bạn cần chăm sóc da thật tốt để mụn trứng cá không xuất hiện trên da.
Theo Nguyễn Ngọc Duy