Bị vết thương hở nên ăn gì để nhanh lành là những thắc không chỉ người bệnh mà người chăm bệnh cũng đang quan tâm. Không chỉ cứ chăm sóc đúng các, mà chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bị thương cũng tác động không nhỏ tới thời gian phục hồi. Vậy cần kiêng ăn gì để vết thương không bị nặng thêm? Tất cả sẽ được Hebora qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Quá trình lành sẹo phụ thuộc vào các yếu tố gì?
Vết thương hở là một chấn thương nào đó đã tác động làm cho lớp da bảo vệ cơ thể bị rách ra để lộ ra những mô ở dưới da. Vì thế, quá trình lành vết thương chảy máu diễn ra nhanh hay chậm, để lại sẹo hay không có sẹo sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
Yếu tố 1 – Dựa vào bản chất của vết thương, mức độ tổn thương
Nếu là những vết thương nhỏ, nông và chảy ít máu thì nó sẽ rất nhanh hồi phục và có thể không để lại sẹo. Còn với những vết thương bị mất nhiều máu, sâu và có kích thước lớn thì thời gian chữa lành sẽ lâu hơn, việc để lại sẹo cũng là điều khó tránh khỏi.
Yếu tố 2 – Cách xử lý vết thương
Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến quá trình lành và tạo sẹo của vết thương. Nếu vết thương chảy nước được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách tránh được nguy cơ nhiễm trùng, nhanh chóng se lại và lên lớp da non.
Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết thương có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, ra dịch màu vàng và mưng mủ. Lúc này cách làm vết thương hở mau khô sẽ tốn rất nhiều công sức và thời gian để nhanh lành.
Yếu tố 3 – Chế độ dinh dưỡng
Mặc dù không được chú trọng nhiều nhưng thực ra đây là yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lành và để lại sẹo của vết thương. Nếu ăn uống không đúng cách trong khoảng thời gian bị thương, bạn có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo thâm sau khi lành.
Ngoài ra, một số người đang bị đái tháo đường, người cao tuổi hoặc những người đang điều trị ung thư,… thường có quá trình phục hồi thương tổn da rất lâu và khó.
2. Bị vết thương hở nên ăn gì cho mau lành?
Khi vết thương bị hở, cơ thể cần rất nhiều chất dinh dưỡng để tái tạo tế bào mới, giúp cho nhanh lành. Thế nhưng, không phải ai cũng biết ăn gì để vết thương chảy nước mau lành? Dưới đây là một số loại rau xanh và trái cây mà người bị thương nên bổ sung trong quá trình chăm sóc vết thương:
2.1. Bị vết thương hở nên ăn trái cây gì?
Những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, B, E sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tái tạo mô mới, giúp vết thương mau lành và làm tăng cường sức đề kháng của cơ thế để có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Chính vì vậy, những loại trái cây có chứa các loại vitamin kể trên được ưu tiên bổ sung trong giai đoạn điều trị vết thương. Một số loại trái cây chứa nhiều chất kể trên là:
- Cam, quýt, bưởi: Đây là những trái cây có chứa rất nhiều hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa nên nó thực sự rất tốt cho quá trình lành vết thương của người bị thương.
- Đu đủ: Đây là loại trái cây có chứa rất nhiều Vitamin và các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ổn định cấu trúc, trật tự Collagen và Elastin dưới lớp biểu bì. Do đó, bổ sung đu đủ mỗi ngày sẽ giúp cho vết thương nhanh lành và hạn chế được việc để lại sẹo.
- Quả nho: Đây là một loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin E và chất chống oxy hóa gấp 20 lần so với các loại quả còn lại. Vì vậy, nếu bạn không biết ăn gì cho nhanh lành vết thương thì quả nho chính là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
- Quả lựu: Trong quả lựu có chứa rất nhiều loại vitamin khác nhau như: vitamin C, vitamin A, vitamin E,… Đây đều là những vitamin rất tốt cho phục hồi tế bào sau khi bị tổn thương. Do đó, sử dụng lựu mỗi ngày sẽ giúp cho vết thương nhanh chóng lành lại và hạn chế để lại sẹo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm rất nhiều các loại trái cây khác để vết thương nhanh lành như: quả dâu tây, quả cà chua, quả đào, quả mơ…
Xem thêm: Vết thương hở ăn gà được không?
2.2. Vết thương bị hở nên ăn rau gì?
Bên cạnh việc giải đáp bị vết thương hở nên ăn gì, thì bạn cần biết trái cây và các thực phẩm giàu protein thì những loại rau có màu xanh đậm như: cải bó xôi, rau mồng tơi, rau lang, súp lơ xanh, đậu cove,… cũng rất tốt cho quá trình lành vết thương của người bị thương. Do đó, bạn nên bổ sung những loại rau này trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Ngoài ra, bạn cũng chú ý không nên ăn rau muống vì loại rau này sẽ làm cho vết thương lâu lành và để lại sẹo lồi.
Ngoài những loại trái cây và rau tốt cho vết thương chảy nước vừa kể trên, bạn cũng cần tích cực bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều đạm như: thịt lợn, tép, cá… để quá trình phục hồi của vùng da bị thương được nhanh hơn.
2.3. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Vitamin K
Vitamin K là khoáng chất đóng vai trò chủ chốt, giúp kích thích sản sinh chất thrombin, chất gây đông máu, đặc biệt là hỗ trợ làm lành vết thương cực tốt. Quả cà chua, dưa chuột, măng tây, súp lơ, bắp cải,… đều là những thực phẩm chứa rất nhiều vitamin K.
2.4. Thực phầm có chứa Vitamin C
Cũng giống như các dưỡng chất khác, thì vitamin C cũng là yếu tố quan trọng trong việc kích thích sản sinh collagen và liên kết tế bào mô trong cơ thể chúng ta. Vitamin C có ảnh hưởng tới sự gia tăng và phát sinh tế bào mới, nếu cơ thể thiếu hụt thì vết thương rất dễ bị rách và vỡ.
2.5. Thực phầm giàu kẽm cho vết thương đang bị hở
Kèm giúp enzyme trong cơ thể thực hiện chức năng bao gồm sản sinh collagen và đẩy nhanh quá trình tái tạo vết thương. Các thực phẩm có thể bổ sung như tôm, ngũ cốc, súp lơ, đậu hà lan,… vì chất kẽm hỗ trợ cực tốt cho quá trình phân chia tế bào của cơ thể.
2.6. Cần bổ sung thực phẩm chứa sắt
Sắt là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp Collagen. Những ai bị thiết sắt thì vết thương cũng sẽ lâu lành hơn do sự lưu thông ngoại biên và oxy hoá. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như súp lơ, rau bina, đậu lăng,…
2.7. Đạm – Giúp tái tạo vết thương chảy nước tốt
Đạm là thực phẩm không thể thiếu trong quá trình làn và liền da đối với vết thương chảy máu. Hãy bổ sung đạm trong thực đơn để vết thương chóng lành hơn như ăn phô mai, đậu, sữa, lạc… Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều nếu không sẽ để lại vết sẹo thâm như thịt bò, gà, trứng gà…
3. Những câu hỏi liên quan đến bị vết thương hở nên ăn gì
3.1. Thời gian ăn kiêng trong bao lâu?
Ít nhất là kiêng trong 5-7 ngày. Để quá trình lành vết thương hở nhanh chóng, bạn cần có một khoảng thời gian ăn kiêng nhất định. Thời gian này lâu hay chậm sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: cơ địa của người bị thương, mức độ nghiêm trọng của vết thương. Thông thường, những vết thương nhẹ thì chỉ cần ăn kiêng vài ngày là được nhưng đối với những vết thương nặng hơn thì cần có thời gian ăn kiêng lâu hơn và có thể phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
3.2. Kiêng khem khắt khe có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Câu trả lời là CÓ. Ăn gì cho mau lành vết thương khâu? Cơ thể của chúng ta cần có đầy đủ các dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Việc kiêng khem khắt khe do đang điều trị vết thương chảy máu có thể khiến cho cơ thể bị thiếu chất, dẫn đến người bị uể oải và mệt mỏi.
Do đó, nếu bắt buộc phải ăn kiêng thì bạn hãy tăng cường bổ sung những nhóm thực phẩm khác để đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
3.3. Sinh mổ ăn gì để nhanh lành vết thương?
Đối với chị em phụ nữ, sinh mổ vết thương bị hở nên ăn gì để nhanh lành vết thương là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà mẹ sau sinh mổ nên ăn để vết mổ mau lành:
- Các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, protein và sắt như: cá, tép, thịt lợn,…
- Các loại rau xanh và trái cây giúp mau lành vết thương, do chứa nhiều vitamin A, B, C, E,… để tăng cường sức đề kháng và giúp vết mổ nhanh lành.
- Sau sinh mổ, bị vết thương hở có uống sữa được không? Câu trả lời là CÓ. Bạn hãy bổ sung thêm nhiều sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Tích cực uống nhiều nước.
Qua đây ngoài giải đáp bị vết thương hở nên ăn gì thì các mẹ bầu cũng lựa chọn được các thực phẩm giúp vết thương mổ đẻ nhanh chóng lành hơn rồi phải không nào?
4. Bị vết thương kiêng ăn gì để không bị sẹo?
Nếu ăn uống không đúng cách, vết thương sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và mưng mủ, làm cho quá trình lành vết thương diễn ra lâu hơn. Dưới đây là một số thực phẩm không nên ăn khi bị vết thương hở:
- Đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao: Đường là chất có tác động đến Collagen nằm trên bề mặt lớp biểu bì. Chính vì vậy, trong giai đoạn đang điều trị vết thương, nếu sử dụng đường sẽ làm quá trình này phục hồi bị chậm lại và vết thương sẽ lâu lành hơn.
- Sữa đã tách kem: đây là thực phẩm làm chậm quá trình liền sẹo của vết thương.
- Thịt bò: Sẽ làm cho sẹo bị thâm sau khi vết thương được chữa lành.
- Thịt hun khói: thực phẩm này sẽ làm cho sẹo bị lồi, sần và cứng hơn.
- Trứng: ăn trứng sẽ làm hình thành sẹo lồi ở vết thương.
- Rau muống: tương tự như trứng, ăn rau muống cũng sẽ để lại sẹo lồi.
- Thịt gà: làm cho vết thương bị ngứa và lâu lành.
- Đồ tanh, đồ hải sản: gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bị thương
- Các món ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng,…: nhóm thực phẩm này sẽ làm cho vết thương dễ bị sưng tấy hoặc mưng mủ và để lại sẹo lồi.
Có thể thấy rằng chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lành của vết thương chảy máu. Hy vọng qua những thông tin chuyên mục Nuôi Dưỡng Làn Da vừa chia sẻ, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Bị vết thương hở nên ăn gì? Nếu cần hỗ trợ giải đáp thêm điều gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ bạn nhé!
Theo Nguyễn Ngọc Duy