Măng cụt là trái cây giải nhiệt thơm ngon mỗi khi hè về. Nhưng việc ăn măng cụt có nóng không lại khiến nhiều người băn khoăn. Những ai không nên ăn măng cụt? Bài viết dưới đây của Hebora sẽ giúp bạn giải đáp được rất nhiều thắc mắc liên quan đến loại quả đặc biệt này.
- 1. Giá trị dinh dưỡng của măng cụt như thế nào?
- 2. Ăn măng cụt có nóng không?
- 3. Bà bầu ăn măng cụt có nóng không?
- 4. Quả măng cụt có tác dụng gì với cơ thể?
- 5. Cần lưu ý gì khi ăn măng cụt, tránh bị nóng, nổi mụn?
- 6. Măng cụt kỵ với gì?
- 7. Những ai KHÔNG NÊN ăn măng cụt?
- 8. Cách chọn mua và bảo quản măng cụt tươi ngon
1. Giá trị dinh dưỡng của măng cụt như thế nào?
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn được gọi là trúc tử. Nếu xét về giá trị dinh dưỡng thì măng cụt được xếp vào loại đặc biệt bởi vì, trong vỏ của quả măng cụt có chứa đến 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên. Bên cạnh đó, ruột của măng cụt cũng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, trong 100g măng cụt có chứa:
- 73 kcal
- Carbohydrate: 17.91g
- Chất xơ: 1.8g
- Chất béo: 0.58g
- Chất đạm: 0.41g
- Vitamin B1, B2, B3, B5, B6
- Vitamin C: 2.9mg
- Canxi: 12mg
- Sắt, Magie, kali, kẽm
2. Ăn măng cụt có nóng không?
Câu trả lời là KHÔNG. Trong măng cụt có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và một lượng đường tương đối lớn. Điều này đã khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng măng cụt có thể gây nóng cho cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt ở da.
Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán của mọi người. Đến nay, vẫn chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh được măng cụt sẽ gây nóng cho người ăn.
Nhiều người sau khi ăn măng cụt thường thấy da bị mọc mụn hoặc cảm thấy cơ thể có phần bức bối. Điều này có thể là do trong măng cụt có chứa nhiều calo, việc tiêu thụ nhiều loại quá này khiến cho cơ thể phát sinh ra năng lượng và làm người ăn bị mọc mụn hoặc cảm thấy nóng bụng.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều có hiện tượng như thế. Việc này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có người ăn rất nhiều măng cụt cũng vẫn không cảm thấy gì.
XEM THÊM:
- Ăn mít có nóng không? Có bị tăng cân không?
- Những lợi ích từ quả vải – Ăn vải có nóng không?
- Ăn dưa hấu có nóng không – Ăn nhiều dưa hấu có tốt không?
3. Bà bầu ăn măng cụt có nóng không?
Câu trả lời là KHÔNG nếu ăn với lượng hợp lý. Đối với phụ nữ mang thai, ăn măng cụt còn đem lại rất nhiều những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé, có thể kể đến một vài tác dụng như: giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi, cải thiện làn da của mẹ bầu…
Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn không nên ăn quá nhiều măng cụt. Tốt nhất, mỗi tháng chị em phụ nữ có thai chỉ nên bổ sung loại trái cây này vài lần và mỗi lần chỉ ăn vài quả là đủ.
4. Quả măng cụt có tác dụng gì với cơ thể?
Với những thành phần giá trị dinh dưỡng dồi dào như trên, măng cụt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người như:
- Hỗ trợ ổn định đường huyết: Trong măng cụt có chứa chất axit tannic và proanthocyanidin oligomeric có tác dụng hỗ trợ làm ổn định đường huyết rất hiệu quả.
- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: Do trong măng cụt có hàm lượng vitamin C rất dồi dào.
- Bảo vệ sức khỏe của tim mạch: Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong loại quả này có chứa một chất là alpha-mangostin, đây chính là chất giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn. Bên cạnh đó, những chất chống oxy hóa có trong măng cụt cũng hạn chế được nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim rất tốt.
- Giúp giảm cân hiệu quả: Măng cụt có chứa nhiều chất xơ và nước nên nó là loại trái cây thích hợp để hỗ trợ giảm cân.
- Cải thiện làn da: Trong quả măng cụt có chứa nhiều vitamin và các thành phần tốt cho da. Vì vậy, ăn măng cụt đúng cách sẽ giúp cho da của bạn trở nên mịn màng, tươi sáng và trẻ trung hơn.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Trong măng cụt có chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp tạo điều kiện cho hệ thống tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Từ đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi và táo bọn.
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư: Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng trong măng cụt có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa. Các chất này giúp hạn chế các gốc tự do làm tổn thương đến tế bào. Qua đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
- Tăng cường sức đề kháng: Măng cụt cung cấp hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, B1, B2, B9, magie, mangan, chất đạm, chất xơ. Những chất dinh dưỡng này giúp duy trì các chức năng của cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ giảm cân: Theo chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng, ăn mang cụt giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa tăng cân một cách hiệu quả.
5. Cần lưu ý gì khi ăn măng cụt, tránh bị nóng, nổi mụn?
Ăn măng cụt có nóng không? Không có cơ sở để khẳng định điều này là đúng. Thế nhưng do cơ địa hoặc ăn măng cụt không đúng cách nên nhiều người vẫn bị mọc mụn sau khi ăn quả này. Để hạn chế điều đó, bạn hãy lưu ý một số điều dưới đây:
- Không nên ăn quá nhiều măng cụt, bạn chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 1-2 quả.
- Đối với những người có cơ địa nóng hoặc da đang bị mụn thì nên hạn chế ăn măng cụt.
- Thời gian ăn măng cụt tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút, không nên ăn vào lúc bụng đang đói.
- Có thể kết hợp măng cụt với một số loại rau củ và trái cây có tính mát để cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tìm hiểu thực phẩm mát gan giải độc trị mụn #Ngon #Bổ #Rẻ
6. Măng cụt kỵ với gì?
Dưới đây là một số thực phẩm không nên dùng chung với măng cụt:
- Nước uống có gas: Hàm lượng axit có trong mang cụt và đường tinh luyện trong nước có ga sẽ thúc đẩy tạo ra các phản ứng hóa học. Nếu kết hợp với loại nước này, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng bị buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu,…
- Đường cát: Kết hợp măng cụt với đường cát sẽ gây đau bụng, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, choáng váng, khó thở,…
- Sữa đậu nành: Một số chất dinh dưỡng trong măng cụt không thích ứng với các chất có trong sữa đậu nành. Vậy nên, nếu kết hợp ăn măng cụt cùng với uống sữa đậu nành có thể gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn,…
- Các thực phẩm có tính hàn: Một số thực phẩm có tính hàn mà bạn không nên ăn chung với măng cụt như: dưa hấu, lê, mãng cầu xiêm, bắp cải,… Vì khi ăn chung với các thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu và táo bón,…
Ngoài việc tìm hiểu ăn măng cụt có nóng không thì bạn nên ghi nhớ kỹ hai loại thực phẩm kỵ với măng cụt như trên để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
7. Những ai KHÔNG NÊN ăn măng cụt?
- Những người có cơ địa yếu, thường dễ bị dị ứng với các loại trái cây: Trong măng cụt có chứa nhiều axit lactic, nếu ăn măng cụt thường xuyên sẽ khiến cơ thể không thể đào thải được hết axit này ra khỏi cơ thể. Từ đó gây ra hiện tượng buồn nôn hoặc một số dấu hiệu nguy hiểm khác.
- Những người đang điều trị ung thư bằng xạ trị: Có thể gây loãng máu hoặc xuất huyết tiêu hóa. Do đó, không nên ăn trái cây này trước và sau 2 tuần khi thực hiện phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Những người đang có bệnh về đường tiêu hóa, khó tiêu: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn quá nhiều mang cụt có thể gây ra tình trạng tiêu chảy tạm thời. Vậy nên, cần hạn chế ăn mang cụt để tránh làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
- Người bị đa hồng cầu: Đối với bệnh nhân mắc bệnh đa hồng cầu cần tránh sử dụng măng cụt. Vì ăn măng cụt sẽ làm tăng số lượng hồng cầu trong máu và làm cho sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Ăn mang cụt có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, đau nhức khớp và cơ,.. Vậy nên, đối với phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú nên hạn chế ăn măng cụt.
8. Cách chọn mua và bảo quản măng cụt tươi ngon
Để chọn được những quả măng cụt tươi ngon, bạn cần lưu ý:
- Nên chọn những quả có màu tím đậm, cuống quả vẫn còn tươi, cầm tay thấy chắc.
- Nên chọn những quả có kích thước vừa phải vì nó thường có nhiều múi, không hạt và ăn có vị ngon hơn những quả to.
- Nên bảo quản măng cụt trong tủ lạnh để được tươi lâu. Không được để măng cụt ở ngăn đông lạnh.
Cách lựa măng cụt tươi, ngon cực đỉnh:
Như vậy, đến đây chắc hẳn bạn đã biết ăn măng cụt có nóng không? Hy vọng qua những nội dung Hebora vừa chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ hơn về măng cụt và biết cách ăn măng cụt sao cho không bị nóng và mọc mụn.
Theo Nguyễn Ngọc Duy